5.
Mẹ chồng lấy ít địch nhiều, bà ầm ĩ với bọn họ một trận, cuối cùng lại tức giận đến mức đỉnh đầu bốc khói nghi ngút.
Tông Trúc đi rồi, ổ chăn cũng trở nên lạnh lẽo hơn hẳn.
Thời tiết dần trở nên ấm áp, và ta cũng thường xuyên ra ngoài hơn.
Tức phụ (con dâu) mới đi đến đâu cũng bị người ta giễu cợt, có người gọi ta là Tú tài nương tử, nhưng đó chỉ là ngầm chế giễu chúng ta mà thôi.
Không ai tin rằng Tông Trúc có thể xóa bỏ vận xui và vượt qua kỳ thi Tú tài này cả.
Ngoại trừ ta và mẹ chồng, tất cả bọn đều đang chờ đợi để xem trò cười của chàng ấy.
Một lần đi chợ, ta tình cờ gặp mẫu thân ta.
Bà khiển trách ta: "Nghe nói ngươi khoe khoang khắp nơi rằng người trượng phu đen đủi của ngươi có thể thi đỗ Tú tài, tin tức này cũng đã lan truyền đến thôn của chúng ta rồi đấy".
"Sau này, loại chuyện xấu hổ như vậy ít làm lại đi, nhìn bộ dạng nó gầy gò như vậy, làm gì có Tú tài nào có phúc tướng như nó, ngươi cũng sớm từ bỏ hi vọng le lói này đi cho đỡ xấu hổ".
Bà chưa từng mong ta có cuộc sống tốt đẹp hay sao.
Một lúc sau, mẹ chồng mua bát đĩa đến tìm ta.
Mẫu thân ta giả vờ cười nói: "Bà xem con bé này tăng cân vù vù, có phải ở nhà bà con bé lười biếng lắm đúng không? Con bé làm việc gì cũng nhanh, bà thông gia (thân gia mẫu) cứ việc sai khiến con bé làm là được ngay ấy mà".
Mẹ chồng ta oán giận mắng: “Là ta dưỡng béo con bé đó, lúc gả tới đây gầy trơ cả xương, ta nhìn mà xót xa. Cô nương nhà người ta tròn trịa xinh đẹp thì tức phụ nhà ta cũng phải như thế, huống hồ nhà của ta cũng không thiếu vài phần ăn này".
"Bà nói đúng không, bà thông gia?".
Mẫu thân sắc mặt trắng xanh, nghiến răng nghiến lợi nói: "Đó là đương nhiên, chờ khi tế tử (con rể) thi xong, sau này còn có thể giúp gia đình bà làm ruộng!".
Lần gặp mặt này diễn ra không mấy vui vẻ, đến lúc tan rã lại càng u ám hơn.
Chờ đợi lâu như vậy, mỗi ngày ta đều tính toán thời gian đến ngày có kết quả, nhưng hôm qua hẳn là ta đã bỏ lỡ bảng thông báo rồi.
Ta cũng không biết kết quả sẽ ra sao.
Mẹ chồng nàng dâu vốn là đang lo lắng, không ngờ bên ngoài truyền đến âm thanh hò hét của trẻ con: "Quý ngũ trở về rồi, Quý ngũ trở về rồi".
Sao lại nhanh như vậy chứ?
Ta và mẹ chồng nhìn nhau, trong lòng lại chùng xuống.
Ở trong thôn thường không có việc gì lớn nên khi nghe thấy tiếng hò hét của trẻ con, từ nam nhân đến các bà nương đều ra khỏi nhà nhìn xem có gì náo nhiệt.
Ta cùng mẹ chồng chạy một mạch ra cửa thôn và nhìn thấy dáng vẻ phong trần mệt mỏi của Quý Tông Trúc.
Ta bước nhanh về phía trước và nhìn chàng ấy từ trên xuống dưới một phen, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, chàng ấy đã gầy hẳn một vòng lớn, người thì trông mệt mỏi không có sức sống.
Thẩm béo che miệng cười nói: "Trở về nhanh như vậy, chẳng lẽ là vẫn chưa kịp thi nữa sao?".
Mắt ta đỏ hoe: “An toàn trở về là tốt rồi”.
Mẹ chồng sốt ruột, dưới ánh mắt dò xét của mọi người bà vẫn hỏi: “Thế nào, con thi được không?”.
6.
Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào người chàng ấy.
Thẩm béo cười đến mức thân thể mập mạp run lên: "Hôm qua mới có yết bảng (kết quả), hôm nay nó lại về rồi. Sao có thể nhanh như vậy được, lần này chỉ sợ còn chưa thi xong".
"Nhìn gầy gò như thế, chẳng lẽ lại sinh bệnh nặng rồi sao?".
Vẻ mặt của bọn họ đều là ngầm tán thành với lời nói của bà ta.
Ánh sáng trong mắt mẹ chồng vụt tắt.
Ta cũng không để ý lắm, nắm lấy tay Tông Trúc, thấp giọng nói: “Không sao đâu, chúng ta lần sau lại thi tiếp đi, chàng mới hai mươi thôi mà”.
Chàng cụp mắt dịu dàng nhìn ta: “Ta thi đỗ rồi”.
Dạ?
Chàng mỉm cười nhìn mọi người xung quanh: "Đã làm phiền các hương thân lo lắng cho tại hạ, tại hạ đã vượt qua kì thi lần này rồi".
Trong lúc nhất thời, bầu không khí chợt lặng ngắt như tờ.
Ngay cả gió xuân (xuân phong) se lạnh cũng ngừng lay động.
Thẩm béo cau mày: “Thực sự là đỗ rồi sao, ngươi không gạt bọn ta đó chứ?”.
Lời vừa dứt, cửa thôn đã có người hô to: "Quý Tú tài, Quý Tú tài".
Một người trông như người hầu vội vàng chạy tới, trong tay ôm một gói đồ: "Quý Tú tài nóng lòng trở về nhà, lại để quên gói đồ trong xe ngựa rồi này".
Lý Chính hiểu biết sâu rộng, đã nhận ra người này là tùy tùng bên cạnh Huyện úy (quan lớn).
Hai bên hành lễ xong, người hầu nói: "Quý Tú tài, năm ngày nữa lão gia nhà ta mời ngài qua phủ uống rượu, mong ngài không quên".
Hóa ra chàng ấy có thể trở về nhanh như vậy là vì đi nhờ xe.
Ngay cả Huyện úy lão gia cũng mời chàng ấy dùng bữa, vậy rõ ràng Tú tài này đúng là thật rồi.
Mẹ chồng mừng rỡ vô cùng, luôn miệng tạ ơn trời đất phù hộ cho tổ tiên trăm đời, rồi cứ rưng rưng nước mắt.
Ta vội vàng lấy từ trong tay áo ra mấy đồng xu đưa cho người hầu đó: “Phiền đại ca phải đi một chuyến, trong thôn này hơi lầy lội, đại ca dùng cái này lau lại giày giúp ta nhé".
Người hầu bất ngờ liếc trộm ta một cái, khước từ vài lần mới nhận lấy.
Ngay khi người đó vừa đi, ánh mắt của mọi người nhìn Tông Trúc lập tức thay đổi.
Ban đầu, thẩm béo đang đứng đối diện với Tông Trúc, nhưng bây giờ mọi người đều tập trung xung quanh chàng ấy, người thì gọi Tú tài, người thì gọi lão gia, chen chúc xô đẩy nhau rồi đẩy bà ta sang hẳn một bên.
Bà ta lẩm bẩm: "Thật đúng là đυ.ng phải vận xui rồi...".
Lời còn chưa nói hết, Lý Chính đã quát vào mặt bà ta: "Câm miệng, một bà nương ngu xuẩn, Tú tài hai mươi tuổi, cả huyện cũng chỉ có thể đếm trên một bàn tay mà thôi".
Trương Tú tài - tế tử tương lai của bà ta, người mà thẩm béo luôn tự hào trước đây, ba mươi tuổi hắn ta mới thi đỗ, năm trước vừa mới mất vợ, nhưng đứa nhỏ cũng đã mười một tuổi rồi.
Mặc dù vậy, đó vẫn là một loại bánh ngọt thơm ngon.
So với Tông Trúc thì chàng chỉ là một bát thịt lợn kho tàu đầy dầu mỡ mà thôi.
Ta bị tiếng Tú tài nương tử kia làm cho cả người đều trong trạng thái thôi miên.
Khó khăn lắm mới tiễn được bọn họ về nhà, sau khi Tông Trúc uống một chén lớn trà nóng thì lại nhìn về phía ta: “Kiều Kiều, hình như nàng có tâm sự gì đúng không?".
7.
"Thϊếp... thϊếp sợ không đảm đương nổi cái danh Tú tài nương tử này".
Ta chỉ là một hương dã phụ nhân (phụ nữ thôn quê), tướng mạo tầm thường, cũng chẳng có tài năng hay tiền bạc gì cả.
Tông Trúc còn chưa cất lời, mẹ chồng đã nhướng mày: "Con không làm được thì ai làm? Ngay cả công chúa cũng không thể so được với con, con là ngôi sao may mắn đuổi hết tai họa ra xa chúng ta đấy".
Bà răn dạy Tông Trúc: "Con tuyệt đối không được chỉ vì nghĩ mình đỗ Tú tài mà sinh ra tâm tư khác, ta sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra".
Quý Tông Trúc cười nhẹ: "Nương, con sẽ không làm như thế".
“Tao khang chi thê bất khả hạ đường (*)”. Chàng mỉm cười nhìn ta: “Huống chi Kiều Kiều của ta nhìn đâu đâu cũng hoàn hảo hết".
(*): Khi sang giàu thì không thể bỏ người vợ cùng chịu cảnh nghèo hèn cùng mình.
Người này vừa đỗ Tú tài thì miệng cũng trở nên ngọt ngào tựa như được bôi thêm mật ở trên đó vậy.
Ta lập tức cảm thấy nhẹ nhõm, mẹ chồng bắt đầu hỏi chi tiết về Viện thí (kì thi).
Đúng như ta dự đoán, Chu Lý cũng tham gia kỳ thi lần này và lại tặng cho Tông Trúc một loại mực tốt khác.
Nghe nói loại mực này là của kinh thành, màu sắc tươi sáng không dễ lem, các quan to, quý nhân đều rất thích dùng.
Tông Trúc lấy khối mực từ trong bọc ra: "Ta đã nghe lời khuyên của hai người nên vẫn chưa dùng nó".
Mẹ chồng ta và Tông Trúc không ngửi được mùi gì, nhưng ta từ nhỏ đã có chiếc mũi nhạy cảm, ta ngửi thấy mùi thơm nhàn nhạt của hoa.
"Hai người chờ một chút, để con gọi Thúy Hoa qua đây".
Thúy Hoa là tiểu tức phụ (nàng dâu) nhà bên cạnh.
Nàng ấy rất nhanh đã đến, ta lập tức đưa cho nàng ấy nghiên mực để ngửi thử, nàng tức khắc hắt xì liên tục, nước mắt nước mũi chảy tèm lem trên mặt.
Nàng ấy tức giận nói: "Hừ, ngũ nương tử cô, phu quân cô thi đỗ Tú tài, cho nên đem mực này trộn với hương hoa để giễu cợt ta sao!".
Quả nhiên đúng là như vậy.
Chu Lý chắc chắn đã biết được từ đâu đó rằng vị quan chủ khảo ở Châu Lí kia cũng gặp vấn đề tương tự như Thúy Hoa, vì vậy hắn ta đã đưa cho Tông Trúc khối mực có chứa hương hoa trong đó.
Quan chủ khảo vừa chạm vào tờ giấy thi thì nước mắt mũi đều chảy ra, làm sao có thể xem hết được.
Cho dù chàng ấy có một bụng tài hoa, thì chàng ấy cũng chỉ có thể bị cho vào bảng thi trượt mà thôi.
Lòng dạ người này thực sự quá mức thâm độc.
Mẹ chồng giận sôi m.áu (thất khiếu bốc khói), lúc này ngoài cửa lại truyền đến giọng nói của một nam tử trẻ tuổi: "Quý huynh, Quý huynh, huynh có ở nhà không?".
Đó đúng là Chu Lý.
8.
Mẹ chồng nghe là hắn ta, tức giận đi vào bếp (trù phòng) lấy một con dao.
Tông Trúc giữ lấy bà, nói: "Mẫu thân, con sẽ lo liệu".
Bóng tối tầng tầng lớp lớp dần hiện lên, tựa như những con sóng nhỏ lăn tăn vào bờ.
Dưới ánh sáng ảm đạm trong viện, Chu Lý đứng dưới tàng cây lựu, mặt mày hớn hở cười nói: “Quý huynh không chờ ta đã vội trở về rồi, chúc mừng Quý huynh đã đỗ Tú tài, lần này ta lại thất bại nữa rồi".
Tông Trúc đứng trong sảnh, ngũ quan thanh tú của chàng ấy hiện ra sáng rõ dưới ánh nến.
Chàng trầm giọng nói: "Chu huynh, vào đây rồi hẵng nói".
Lòng ta vô cùng tức giận, bèn rót một chén trà lạnh tanh để cách đêm cho Chu Lý.
Tông Trúc cũng không nhiều lời, chỉ lấy khối mực ra và đặt lên bàn.
Tay Chu Lý run lên, nước trà lạnh bắn lên tung tóe: "Thì ra là thế".
Trong mắt Tông Trúc hiện lên vẻ đau lòng: “Ta coi ngươi như huynh đệ, tại sao ngươi lại phải làm như vậy với ta?”.
Chu Lý xấu hổ cười: "Chúng ta thuở nhỏ đã cùng là môn hạ (học trò) của cùng một vị tiên sinh, ngươi trí tuệ hơn người, nhưng ta lại vụng về ngu dốt. Cha ta lúc nào cũng nói nếu ta có một nửa của Quý gia ngươi là tốt lắm rồi".
“Mỗi ngày ta đều đọc sách, cũng chưa bao giờ chểnh mảng, nhưng vì sao ta lại không thể!”. Hắn kích động đứng lên, hai mắt đỏ bừng: “Nếu chúng ta là huynh đệ tốt, vậy nhất định phải cùng tiến cùng lùi chứ”.
Tông Trúc đẩy khối mực qua: "Ta sớm đã nói với ngươi, thiên tư (tài năng) của ngươi không phải ở việc đọc sách, trời sinh ngươi là một thương nhân!".
"Mực trả lại cho ngươi, ta cùng ngươi từ nay về sau ân đoạn nghĩa tuyệt!".
Quai hàm Chu Lý căng chặt: "Quý Tông Trúc, ngươi ra vẻ thanh cao để làm gì chứ...".
Mẹ chồng rốt cuộc không nhịn được nữa, bà cầm con dao lao ra, quát: “Cút ra ngoài, bằng không ta băm ngươi ra cho chó ăn”.
Đại Hắc trong sân tựa như hiểu ra, liên tục sủa không ngừng.
Vẻ mặt Chu Lý hoàn toàn suy sụp, lảo đảo bước ra ngoài.
Ta rất phẫn nộ: “Hắn ta quá được lợi, hắn ta đã làm lãng phí rất nhiều năm của phu quân ta rồi”.