Nghe chú tiểu nhỏ tới thông báo rằng Chiêu Thánh hoàng hậu đã hồi cung, Huệ Quang đại sư cho người dọn thư án ra vườn cau phía sau. Mở cuộn giấy bồi trải ra mặt bàn, ngài đưa tay vuốt phẳng nếp gấp rồi lấy thanh chặn giấy đè lên bốn góc rồi mới mài mực. Nhìn người con gái yểu điệu trong tranh mà sững sờ thật lâu, cô gái ánh mắt dịu dàng có dáng người thướt tha đang giặt vải bên sông. Càng nhìn càng thấy như mười mươi trước mặt vậy. Ánh mắt dần mờ đi lại nhìn rõ ràng nàng đang cười duyên với ngài.
Huệ Quang đại sư được tài bồi từ ngày còn là hoàng tử Sảm, binh thư không thu dùng nhưng được một thân văn hoa lắm. Tranh của Sảm vẽ thường được Thái phó khen ngợi hết lời trước mặt vua Cao Tông. Người con gái trong tranh không ai khác chính là Trần hoàng hậu Trần Thị Dung. Ngài đã từng vẽ nàng thật nhiều thật nhiều, nàng tựa lưng bên gốc hoa lê già trong viện khi mới vào cung làm Thái tử phi, nàng ngồi chải tóc khi đã là Nguyên phi, nàng ngồi bên lương đình khóc khi bị hàng xuống Ngự nữ, nàng chân trần nhảy múa trong vườn thượng uyển chỉ vì muốn làm ngài vui dù rằng lúc đó nàng đã làm Hoàng hậu… thật nhiều và thật nhiều bức nữa. Còn bức tranh đang vẽ dang dở đây là lần đầu tiên ngài gặp người con gái làng chài đang ngồi bên sông giặt lụa. Đã lâu lắm rồi khiến ngài không còn nhớ ra khi nào tình ý cắm rễ sâu, ngài chỉ nhớ được nàng vốn nên là người bên cạnh ngài cho tới lúc chết.
Ngài còn nhớ được ngày niên thiếu, vua cha Cao Tông chưa kịp an táng nhập thổ vi an, chàng đã sai người ngày đêm ra doi thúc ngựa đến đón nàng nhập cung. Mẫu hậu đánh mắng ngài vì tội bất hiếu, triều thần dị nghị ngài trọng sắc bỏ hiếu đúng bộ hôn quân. Ngài bỏ mặc hết thảy ngoài tai chỉ vì có được nàng. Mặc dù mẫu hậu và triều thần thân tín nhiều lần cảnh tỉnh ngài về âm mưu của Tự Khánh và nàng hòng thao túng được ngài, sai khiến thiên hạ. Thậm chí mưu đồ đoạt ngôi, thay đổi triều đại. Huệ Tông vẫn u mê, tự thôi miên mình rằng nàng vẫn yêu ngài, mọi âm mưu của họ Trần kia không mảy may dính líu tới nàng và nàng thì vẫn ngây thơ thuần khiết tới vậy.
Ngài yêu thương Trần thị như trân bảo, cho dù gặp hiểm nguy cũng không nỡ người yêu chịu khổ. Ngày kia, ngài vô tình biết Hoàng thái hậu muốn bỏ độc Trần Thị bèn ngăn lại. Mỗi bữa ăn Huệ Tông thường chia cho nàng một nửa thức ăn của mình để tránh bất trắc. Ngài biết làm như mới có thể ngăn lại Hoàng thái hậu, chỉ vì lòng này và thân này sớm hòa với nàng kia làm một. Cho dù khi nhận ra người nắm tay kéo đi nửa đời lại là người kéo mình xuống bùn lầy nhơ nhuốc, Lý Huệ Tông vẫn không oán không hối. Sớm biết chén cháo nàng nấu cho ngài chính là cháo của thần Mạnh Bà nhưng ngài vẫn thản nhiên ăn hết. Tình yêu mà ngài cho là cảm động trời đất quỷ thần, nhưng vẫn không cảm động được nàng.
Lý Huệ Tông tỉnh lại từ cơn u mê điên dại, ngài nghe Đại nội thị bên người là Lý Đức kể rành mạch tháng ngày tăm tối đó. Buồn cười là một vị vua nhưng ngài cũng sẽ phát bệnh cuồng mà xem mình như Thiên tướng giáng trần, một tay cầm kiếm gỗ một tay cầm cờ múa loạn, trên búi tóc cắm cỏ đuôi chó. Ngày ngày say say tỉnh tỉnh, nhìn không ra người hay ma. Cho tới một ngày kia, ngài tỉnh lại thì bắt gặp ánh mắt trong suốt sạch sẽ của con gái nhỏ. Bao nhiêu sức lực khiến ngài lao lên ôm lấy con mà khóc, bất lực khóc nức nở. Giây phút ấy ngài mới nhận ra điều quan trọng nhất. Không phải tình yêu lâu bền cùng trời đất, không phải tự tôn cao quý của bậc đế vương, có lẽ quan trọng nhất đã không phải người kia. Còn lại sau tất cả chỉ là thiên hạ nhỏ bé trong lòng ngài lúc này mà thôi.
Dần dần trong hoàng thất lưu truyền câu chuyện nọ. Khi xưa vua Thái Tổ mới lên ngôi đã tới chùa Phù Đổng du ngoạn, trên cột chùa khắc dòng "Nhất bát công đức thủy, tùy duyên hóa thế gian, quang quang trùng chúc chiếu, một ảnh nhật đăng san". Sau đến đời Huệ Tông khi sinh ra được đặt tên là Sảm (旵) trên là nhật dưới là sơn, mặt trời dần xuống núi như triều đại ngài trị vì cũng tới lúc suy tàn vậy. Từ đó mà trở thành chuyện cười cho thiên hạ. Thật không khéo ngài và cái tên của ngài bị toan tính rồi lợi dụng truyền đi trong dân gian khiến dân chúng hoang mang. Lý Huệ Tông nhận ra phe kia đã bắt đầu động tay chân, mà việc cấp bách trước mắt phải xóa sạch tin đồn ấy.
Một hôm Nội thị Phán phủ Phùng Tá Chu xin yết kiến vua, vừa quỳ lạy Thái Thượng hoàng mà nước mắt tung hoành trên gương mặt chẳng mấy trẻ trung của ông ta, một bên than khóc:
- Trời phụ triều ta gặp phải tai ương, bọn Nguyễn Nộn ngày càng hung hăng hống hách. Nữ đế trong buổi chầu sáng nay không tỏ rõ thái độ nên đánh hay nên hàng, dân chúng các miền bị giặc cỏ nhiễu loạn không yên. Trần hoàng hậu tuy nhϊếp chính nhưng cũng là phận đàn bà. Quan gia… người nói xem nên làm thế nào đây - tay còn ôm lấy đùi của Thái Thượng hoàng mà khóc.
Thái Thượng hoàng Lý Huệ Tông ngẩn người giây lát rồi mới nói với Phùng Tá Chu:
- Phùng khanh không cần nóng lòng, chẳng phải còn bọn Phụ quốc Thái úy Trần Thừa, Tả phụ Nguyễn Chánh Lại, Tả ty Lang trung Trần Chí Hoành đấy sao?
Phùng Tá Chu gạt nước mắt nhìn lên:
- Thái Thượng hoàng xét cho chúng bề tôi, cho dù có lòng nhưng lực còn chưa đủ. Dù sao cũng chỉ là phận bề tôi, lấy đâu ra lá gan tự quyết định mọi việc? Nữ đế không thể quyết định điều gì nên một bước khó đi. Còn mong Thái Thượng hoàng sớm tìm ra biện pháp.
Thái Thượng hoàng xoa xoa thái dương, đợi cho Phùng Tá Chu nói tiếp:
- Vốn để nữ đế nắm quyền là một bước sai thì theo sau là ngàn cái sai. Thái Thượng hoàng thử nghĩ xem, nhà Hán bị Lữ hậu ngang ngược độc tài mà diệt vong, Đường triều còn không phải do Võ thị một tay che trời lại tàn độc dâʍ ɭσạи hậu cung. Việc ấy trời đất khó dung từ, dân gian thóa mạ thử hỏi có vẻ vang gì. Trăm ngàn lần không nên đi trên vết xe đổ ấy được, xét vậy triều đình ta sớm nên thay đổi người hiền.
Thái Thượng hoàng Lý Huệ Tông bắt đầu do dự, nếu như có kế sách tốt thì ngài đã không đi tới bước đường này. Vận nước suy vi sớm chiều được định sẵn, không phải ngài không nghĩ tới chuyện nhường ngôi cho con cháu trong hoàng tộc. Thất Hoàng tử Lý Long Tường là chú của ngài cũng có một đứa con trai anh dũng thiện chiến, tuổi trẻ tài cao nghe nói rất được lòng người trên. Trước mắt binh mỏng lực yếu diệt giặc trăm tên mà tự tổn hại một ngàn, điều này mất nhiều hơn được. Sự thật rành rành trước mắt mà há lại tự dồn vào thế đường cùng hay sao? Nay cơ đồ hơn hai trăm năm bại bởi chi tộc của Thái Thượng hoàng Lý Huệ Tông nên ngài không muốn con cháu chi khác bị cuốn vào vòng âm mưu tranh đoạt ngôi báu, để rồi mai đây trăm tuổi thì mặt mũi nào thấy tổ tông? Thái Thượng hoàng nâng Phùng Tá Chu dạy rồi nói:
- Khanh có kế sách nào tốt hơn sao?
Lúc này Phùng Tá Chu mới lén lau đi giọt mồ hôi bên tóc mai, hôm nay ông ta liều mạng tới đánh cuộc thật ra cũng mang lòng sợ hãi lắm. Ông ta tới đánh cuộc vị Thái Thượng hoàng này có phải là người tâm cơ thâm sâu khó lường hay chỉ mà một Thái Thượng hoàng hèn yếu bị đám người Trần Thủ Độ xoay quanh. Như đã nhìn ra vị này cũng chỉ
là con rối mà năm xưa Trần Tự khánh dùng một chiêu mỹ nhân kế có thể dễ dàng thuần phục. Ông ta mang lòng hứng thú muốn xem con rối ấy còn nhảy nhót trên sân khấu được mấy hồi nữa đây. Chỉ thấy được ông ta đổi sắc mặt nghiêm nghị lại nói:
- Hồi bẩm Thái Thượng hoàng, nữ đế sớm chiều phải gả người. Nếu chẳng may gặp phải kẻ mưu đồ dã tâm lớn thì phải làm thế nào đây? Chi bằng từ con em quan lại nhìn ra tài tuấn phối ngẫu se tơ chẳng phải hợp ý trời. Lại nói người kia là do chính Thái Thượng hoàng chỉ định thì thử hỏi còn dám mang hai lòng phản trắc? Sau này hoàng trưởng tử hoàng trưởng nữ ra đời đương nhiên họ Lý sẽ kế thừa giang sơn mà Thái Tổ để lại.
Thái Thượng hoàng đưa tay vuốt râu, ra vẻ sâu xa mà hỏi:
- Vậy chọn ai hợp mắt đây?
Phùng Tá Chu trong lòng đắc ý nhộn nhạo, hai tay xoa xoa vào nhau chọn lời một lần rồi mới nói:
- Con trai thứ hai của Phụ quốc Thái úy Trần Thừa cũng là anh em con cô con cậu của nữ đế. Thần nghe nói năm ngoái đưa vào cung hầu hạ nữ đế đọc sách nhưng tình cảm thắm thiết. Thái Thượng hoàng còn nhớ rõ đã gặp qua thằng nhóc kia chứ ạ? Mặt mũi khôi ngô được lòng nữ đế lắm, thằng nhóc này lại thông minh sáng dạ nếu có tâm bồi dưỡng nhất định đạt một phen nghiệp lớn.
Nghe Phùng Tá Chu nói tới đây thì lẽ nào Thái Thượng Hoàng còn chưa hiểu rõ đây? Rõ ràng là mưu đồ của bọn Trần Thừa và Trần Thủ Độ bày ra, liên hôn hai nhà Lý - Trần để thuận lý lẽ mà cướp ngôi. Thôi thôi, đã đến hôm nay thì mọi sự đều theo ý nàng đi thôi. Cùng lắm thì sau khi ngài trăm tuổi bị dân chúng thóa mạ, bị tổ tông khai trừ trách phạt thì ngài cũng cam nguyện. Ai nói cả đời này ngài cam nguyện chịu thua trong tay nàng. Ngài phất tay áo giọng mỏi mệt:
- Theo ý khanh đi, nơi nữ đế ta sẽ có sắp đặt.
Phùng Tá Chu đạt được đến mục đích liền biết tốt mà thu lại, ông ta lặng lẽ cúi lạy rồi đi ra cửa, trong mắt hiện lên vui sướиɠ.
Than ôi công thần họ Lý như Thường Kiệt, Lê Phụng Hiếu, Tô Hiến Thành, Đạo Thành, Kính Tu, Tử Tư giúp sức phò trợ. Đời vua Lý Huệ Tông cầu tài khó lắm thay, hay phường giá áo túi cơm cũng làm nên chút công to mà được ban chức tước bổng lộc. Tìm đâu ra hai người Lý, Tô. Để rồi hôm nay chứng kiến vương triều thay tên đổi chủ mà lòng đau như cắt, phải bất lực thừa nhận sự yếu đuối nhu nhược của mình không dám đi tới một bước kia. Cục diện rối tung trước mắt bỏ lại cho triều đình mới giải quyết, bọn Nguyễn Nộn ở Bắc Giang và bọn Đoàn Thượng xứ Hồng Châu còn chưa dẹp trừ. Dù để lại cho Chiêu Hoàng đế cũng chưa chắc dẹp yên, chi bằng buông tay ngôi báu tránh cho đổ máu không cần thiết mới là phải đạo.
Huệ Quang đại sư lắc đầu thở dài, không can tâm tình nguyện lại có thể làm thế nào đây, chí ít nhà tan nhưng nước vẫn còn. Ngài thản nhiên cúi xuống vẽ tranh nhưng bất giác vết mực từ đầu bút lông rơi xuống giấy bồi tự bao giờ, để lại vết đen loang lổ lan trên mặt tranh khiến Huệ Quang đại sư ngơ ngẩn hồi lâu mới nhắm mắt xé bỏ. Ngài nghĩ sẽ không vẽ tranh nữa, không bao giờ vẽ nữa. Mộng triền miên ắt có lúc thanh tỉnh, giật mình tỉnh giấc rồi mới ngỡ tất cả chỉ là mộng ảo không nghĩa lý mà thôi, cớ gì còn cần người ta lưu luyến mãi không buông đây?
** Trong truyền thuyết Việt Nam, Mẫu Đệ Tứ Địa Phủ cai quản địa phủ phong cho một nữ hồn là thần Mạnh Bà nấu cháo lú cho nguyên hồn ăn xong sẽ không nhớ được tiền kiếp mà vui vẻ đi đầu thai.