Thích Khách Vô Danh

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Converter: Michael (TTV) Số chương: Hơn 104c + vài ngoại truyện. Edit: Tiêu nhi + Lệ Lâm. Vài lời của người edit (Lệ Lâm ạ): Nếu mn chỉ đọc phần giới thiệu chắc không hiểu gì đâu, cho nên LL nói qua 1 …
Xem Thêm

Chương 38
Ăn cơm xong. Mạc Hi nằm dựa vào tháp mỹ nhân làm bằng gỗ lim gắn vân thạch, tay phải cầm một quyển sách đọc. Vì cảm thấy nóng, liền đem tay áo xắn lên hai vòng. Lộ ra một phần da vì bị ngâm nước thuốc lâu mà ửng đỏ nhăn lại. Đường Hoan thấy cảnh này cũng tự lấy một cuốn sách lật xem.

chương thứ nhất—— Tào Mạt:

Tào Mạt là đại tướng của nước Lỗ, chiến đấu với nước Tề, liên tục bại ba lần. Lỗ Trang Công khϊếp sợ, muốn đem Toại ấp tặng cho nước Tề cầu hòa, nhưng vẫn giữ Tào Mạt làm đại tướng.

Tề Hoàn Công cùng Lỗ Trang Công ở Tế Tự thiên đàn của Kha ấp lập lời thề, Tào Mạt dùng chủy thủ uy hϊếp Tề Hoàn Công, người bên cạnh Hoàn Công sợ ném chuột vỡ đồ, chỉ có thể hỏi hắn muốn như thế nào. Tào Mạt nói: "Nước Tề mạnh mà nước Lỗ yếu, nhưng nước Tề các ngươi xâm lược nước Lỗ là việc quá đáng. Nay tường thành nước Lỗ nếu sụp đổ cũng sẽ đè đến biên cảnh nước Tề. Ngài hãy liệu mà làm đi." Tề Hoàn Công vì thế nhận lời đem những nơi xâm chiếm được của nước Lỗ trả lại cho nước Lỗ. Tào Mạt thấy Tề Hoàn Công nói như vậy, liền hạ chủy thủ trong tay, đi xuống thiên đàn, quay mặt về hướng bắc đứng ở vị trí quần thần nên đứng, giống như không có chuyện gì xảy ra, cũng không có ai. Tề Hoàn Công giận dữ, muốn lật lọng. Quản Trọng nói: "Không thể. Không thể vì nhất thời tham cái lợi nhỏ. Làm như thế sẽ khiến người mất hết uy tín trong chư hầu, mất đi sự tín nhiệm và ủng hộ của người trong thiên hạ, còn không bằng trả lại cho hắn." Vì thế Tề Hoàn Công đem thành trì xâm chiếm của nước Lỗ trả lại cho nước Lỗ, thành trì Tào Mạt ba lượt đại chiến bị mất đều lấy về được.

Mạc Hi không khỏi bực mình. Lấy tư lợi của mình đẩy quốc gia vào hiểm địa, làm chuyện ti bỉ mà hưởng tiếng tăm. Xưa nay lừa đời lấy tiếng, người này là đệ nhất!

Tào Mạt vốn là đại tướng nước Lỗ, công việc của bản thân không làm tốt, ba lần bại trận. Một tướng quân như ngươi vừa không thể chết trận sa trường lại không thể khắc địch chế thắng, trong thời điểm cầu hòa không làm việc đàng hoàng lại muốn làm ám sát, có thể nói ham sống háo danh ti bỉ vô sỉ. Thằng nhãi này khi hai nước kết minh đột nhiên nhảy ra, giả vờ hiên ngang lẫm liệt, tựa hồ rất có tư thế cùng Tề Hoàn Công đồng quy vu tận (cùng chết), nhưng trong đầu hắn tựa như gương sáng, lần này hoàn toàn không chút nguy hiểm.

Tề Hoàn Công thân là vua một nước, đứng đầu ngàn thặng (thặng là cỗ xe, thời xưa đánh nhau bằng xe, nên nước có ngàn thặng là rất giàu có), mạng người ta rất quý giá, có thể cùng nhân vật tôm tép như hắn đồng quy vu tận sao, cho nên quá nửa sẽ đáp ứng yêu cầu của hắn. Hơn nữa vì Tề Hoàn Công là nhân vật công chúng a, không thể lật lọng thất tín. Cho nên một chiêu này nhìn như nguy hiểm, kỳ thật là nắm chắc. Vị nhân huynh này có thủ đoạn như vậy, nổi danh thiên hạ, tự cho là có thể rửa sạch nỗi nhục lúc trước (đánh thua nước Tề ba trận), nhưng kỳ thật cũng là hành động hại nước. Vạn nhất Tề Hoàn Công không thể nhịn cái nhục nhất thời, nổi giận, đại quân ngóc đầu trở lại, Lỗ Trang Công còn không gấp đến độ giơ chân? Tình thế lúc ấy vốn là Tề mạnh Lỗ yếu, quân Tề vì rửa sạch nỗi nhục của vua mình, danh chính ngôn thuận, tướng sĩ phẫn nộ quên mình, chắc chắn mạnh không thể đỡ, nước Lỗ cho dù không mất cũng sắp. Cho nên hành động lần này của Tào Mạt thật sự là tự ra vẻ thông minh, quá liều lĩnh, Tư Mã Thiên* cũng không biết nhận bao nhiêu tiền trà nước của hắn, còn thay hắn dương danh liệt truyện...

Thật không thể làm, không thể làm vậy. Mạc Hi xem thấy không thú vị, liền đem sách quăng một bên.

Vừa nhấc mắt thoáng thấy Đường Hoan cũng đang đọc sách, dưới vầng sáng nhàn nhạt của ánh đèn, tên nhóc này phải nói là tuấn mỹ khó tả.

Mạc Hi liếc nhìn cuốn sách, lại nhìn Đường Hoan một cái, không khỏi nhớ tới câu thơ "Lục y phủng nghiễn thôi đề quyển, hồng tụ thêm hương bạn độc thư", thầm nghĩ: nếu yêu nghiệt trước mắt này lam tụ thêm hương sẽ là hương diễm mỹ sự đến mức nào a.

Từ khi đến đây, Mạc Hi mới biết, cổ nhân nói thêm hương không phải cắm hương cây như cắm đũa vào chén cơm không chút mỹ cảm giống lúc đầu nàng nghĩ, mà là trải qua quá trình "hợp hương" chế thành các loại hương hoàn, hương cầu, hương bánh.

Đường Hoan cảm thấy Mạc Hi đang nhìn hắn, liền ngẩng đầu lên, hòa nhã nói: "Khó chịu à?"

Mạc Hi lắc đầu. Sau khi châm kim xong thật ra một chút cũng không đau. Hôm nay mới ngày đầu tiên, khô nóng trong cơ thể cũng không rõ ràng.

Đường Hoan thấy Mạc Hi không chuyển mắt nhìn hắn, cuối cùng không chịu nổi, đem ánh mắt dời vào sách. Mạc Hi lại một chút ý thu liễm cũng không có. Hiếm khi, Đường Hoan phát hiện mười hàng chữ ngắn ngủi, hắn đọc đi đọc lại bốn lần còn chưa hiểu. Trong lòng thầm than, bất đắc dĩ buông sách, hỏi: "Cô nương muốn thế nào?" Nàng là người cơ trí bách biến như vậy, nhất định lại có chủ ý quỷ quái gì đây.

"Đêm dài nhàm chán. Chúng ta đoán câu đố đi. Bất luận đoán đúng hay sai, huynh đều thay ta làm một việc nhỏ có liên quan với đáp án, được không?" Mạc Hi tính toán người tài như Đường Hoan, hơn phân nửa là có thể đoán được, nhưng nếu thằng nhãi này ra vẻ không biết, chẳng phải không thú vị sao, dứt khoát ra điều khoản bá vương trước, nếu như hắn không đồng ý sẽ nhường thêm bước nữa.

Đường Hoan bật cười nói: "Cô nương bá đạo như thế, bất luận Hoan đoán đúng hay không, cô nương đều bất bại." Hắn thấy Mạc Hi nhất thời có chút bất mãn, liền không trêu đùa nữa, sảng khoái nói "Cô nương mời ra đề."

"Xích Bích trầm mai thủy bất lưu, đồ lưu danh tính tái không chu. Huyền điền nhất cự bi phong lãnh, vô hạn anh hồn tại nội du." Mạc Hi lang lảnh ngâm. Đây là của Tào công (Tào Tuyết Cần – tác giả Hồng lâu mộng) trong . Hồng học gia (người nghiên cứu về truyện Hồng lâu mộng) đối với câu đố này có nhiều đáp án, người nói là lư hương, người nói là băng, lại nói là nồi. Mạc Hi đương nhiên lấy đáp án lư hương để hỏi.

Đường Hoan ngưng thần suy nghĩ:

Xích Bích trầm mai thủy bất lưu: Trận chiến Xích Bích đã định ra nền móng tam quốc chia ba thiên hạ. "Hương đỉnh" trước miếu đều là "tam túc lưỡng nhĩ" (hương đỉnh có ba chân với hai tai để cầm nắm), tức "tam túc đỉnh" (đỉnh ba chân). Đốt giấy, đèn cầy lâu ngày, vách lò của tam túc hương sẽ bị đốt "hồng", biến thành "xích bích" (ở đây là vách bị đốt đỏ, trong câu thơ là nói về trận Xích Bích). "Xích bích" này bị bụi lò "trầm mai" (chôn vùi), vừa không có sông vừa "xích bích", đương nhiên sẽ không có nước chảy (thủy bất lưu).

Đồ lưu danh tính tái không chu: lấy phần lò của "tam túc" hương đỉnh so với thuyền rỗng (không chu), đương nhiên không chở được người hoặc vật. Điển cố lịch sử "tam túc đỉnh lập" nhà nhà đều biết, lưu truyền hậu thế. Nhưng mà, "tam túc" hương đỉnh dù sao cũng không phải , cũng không phải "trận Xích Bích", thế nên viết: "Đồ lưu danh tính tái không chu".

Huyền điền nhất cự bi phong lãnh: lấy Tần Thủy Hoàng "đốt sách" ví với khách hành hương dâng hương "hoá vàng mã" (đốt giấy tiền vàng bạc). Dâng hương hoá vàng đa phần là vì thương tiếc vong linh, đây là "bi phong lãnh" (gió lạnh khóc thương).

Vô hạn anh hồn tại nội du: đốt thuyền giấy đèn cầy, hồn phách người chết có thể nhận được "giấy tiền". Minh giới (âm phủ) tăng nhiều cháo thiếu (hồn ma nhiều nhưng tiền giấy đốt thì ít), khiến vô số anh linh cướp đoạt, người thường không thể biết được.

Đường Hoan đáp: "Là lư hương?"

Mạc Hi gật gật đầu, thầm nghĩ: tên nhóc này quả nhiên đoán trúng, may mà dùng điều khoản bá vương.

Đường Hoan chỉ cảm thấy Mạc Hi giờ phút này hai mắt như có bảo quang lưu động, linh động phi thường, dĩ nhiên đoán được nàng muốn mình làm gì, không khỏi trong lòng nhảy dựng. Trên mặt lại không chút thay đổi nói: "Giải đố phải có qua có lại mới thú vị. Cô nương cũng xin đoán một đề, bất luận đoán trúng hay không. Hoan cũng có một chuyện muốn nhờ."

"Huynh nói trước xem."

"Không vội. Cô nương là muốn ta đốt hương?" Biết tính tình không thấy thỏ sẽ không vươn móng ưng (chưa biết rõ điều kiện sẽ không nhận lời) của nàng, nhất thời cũng không miễn cưỡng.

Mạc Hi vừa gật gật đầu, vừa tràn đầy hứng thú nhìn hắn.

"Không biết cô nương muốn dùng loại lư hương nào, đốt hương gì?"

Mạc Hi hiếu kỳ nói: "Đường Môn có rất nhiều lư hương sao? Ta không rành lắm."

Đường Hoan nói: "Trong Thanh Huy Các thật ra không có, nhưng nơi khác tất nhiên là có. Cô nương chờ một chút, đợi ta đi an bài."

Lát sau, Loan Tố liền dẫn một đám thị nữ tay nâng các loại lư hương nối đuôi nhau vào.

Quả nhiên các loại hình dạng cùng chất liệu đều có, Mạc Hi nhìn không chớp mắt. Có hình thú: kỳ lân, toan nghê, sư tử, tiên hạc vân vân. Loại lư hương hình thú này đốt hương ở bụng, từng làn khói nhẹ bay từ miệng chim thú ra, thú vị vô cùng. Còn có loại lư hương hai tầng kết cấu tinh xảo, phía dưới dùng kim loại mạ bạc làm thành vòng tròn nâng đỡ. Hoặc lư hương có thân lò hình cánh sen, mang theo bên người, dùng để lễ Phật. Chất liệu lại vô cùng đa dạng, có lư bằng sứ, đồng, ngọc, men hoa, cảnh thái lam cùng kháp ti tháp lang, trong sứ Thanh Hoa lại có sứ ngũ thải cùng sứ đấu thải.

Đường Hoan thấy Mạc Hi nhìn xem tràn đầy hứng thú, giới thiệu: "Lư hương đại khái có thể chia làm bốn loại: loại thứ nhất để đặt trên án; loại thứ hai cầm trên tay; loại thứ ba dùng khi ngồi thiền, là lư hương có móc; loại thứ tư là lư hương khi quán đính, người ta dùng trong tịnh thân."

Mạc Hi nhìn cái lư hương có nắp cùng thân nối với nhau bởi một sợi xích mạ vàng. Thân lò có miệng đứng, bụng phồng, phía dưới có vòng chân. Nửa phần trên bụng có khắc hoa văn như ý quanh thân, ngay giữa khắc vân văn. Phần trang trí rũ xuống ở vòng chân có liên văn. Trên lư hương có một đôi tay cầm làm thành hoa văn cây kim ngân. Nắp lư như hình bậc thang, núm trên nắp giống nụ sen. Thân nắp chạm rỗng, để hương vào. Cơ quan trong thân có hoa văn dạng lưu kim, tổng thể ung dung lộng lẫy.

Nàng lại cầm một cái hương huân bằng men nâu lên thưởng thức. Hương huân này chia trên dưới thành hai phần, nhưng chia mà mở, phần trên tạo thành bởi ba tầng mai năm cánh chớm nở, mỗi cánh hoa đều có khắc gân hoa, rõ ràng tỉ mỉ, chạm khắc tinh tế. Trên nắp có trnag trí một con chim nhỏ tuyệt mỹ, duyên dáng yêu kiều, nhìn ra phương xa, nửa dưới hình cầu rỗng. Có thể nói tạo hình sinh động, mộc mạc tự nhiên.

Còn lại các loại như lư hương tráng men Kháp Ti hoa văn thụy thú (những con thú mang điềm lành như kỳ lân, toan nghê, phụng hoàng, hạc…) hình bát, lư hương bạch ngọc du hoàn, lư hương lưu kim đồng khảm đá quý, lư hương màu phấn đế xanh lục mạ vàng chạm rỗng hình hoa lá, lư hương ngọc bích kiểu bốn ống rỗng, lư hương men Cảnh Thái Lam hoa văn cát tường nắp liền, lư hương vạn diệp lục hoa có viết chữ, to to nhỏ nhỏ tất cả hơn hai mươi cái. Có thể nói là rực rỡ muôn màu, Mạc Hi không khỏi hết sức tán thưởng.

Ánh mắt đảo qua một vòng, nàng chỉ chỉ một cái lư hương tam đỉnh men xanh lá có hai tai nối liền, nói: "Vậy nó đi." Lư này chất sứ tinh tế, màu men thanh nhuận tự nhiên, ánh sáng xuyên qua đều, như son như ngọc, thanh nhã tú dật. Quả thật là "Khéo như chạm kim, tinh hơn ngọc mài".

Loan Tố đã dâng lên tất cả những đồ dùng để thêm hương, đốt hương: hương sạn (xẻng xúc hương), hương bát (que để khiêu hương), hương trứ (đũa gắp hương), hương hạp (hộp hương), đứng hầu một bên. Mạc Hi thế mới biết khi dâng hương ngoại trừ chuẩn bị "lô bình tam sự" trong hồng lâu viết: lư hương, trứ bình cùng hộp hương còn có những thứ này.

Có thể thấy, "hồng tụ thêm hương" không chỉ gắp từng viên hương bỏ vào lư hương đơn giản như vậy.

Đường Hoan lấy ra một ít hương hoàn, Loan Tố liền nói: "Tứ thiếu, hay để Loan Tố làm cho."

Đường Hoan nói: "Không sao."

Chỉ thấy hắn trước tiên lấy một mảnh than nhỏ đặc chế nung đỏ, đặt trong lư hương, sau đó dùng tro hương phủ lên cục than, chôn đi. Lại trên tro hương đâm vài lỗ, để không khí vào, phòng ngừa lửa tắt. Sau đó trên tro hương để một mảnh sứ nhỏ, đá vân mẫu, kim tiền, ngân diệp, cát vụn các loại chất có tính "cách lửa", lại lấy miếng hương hoàn đặt lên, nhờ lửa than dưới tro hương nướng, làm cho mùi thơm của hương có thể từ từ tỏa ra.

Mạc Hi giờ mới biết, thì ra "đốt hương" không phải đem trực tiếp đốt hương hoàn, hương bánh; mà là để hương hoàn, hương bánh mượn lửa than từ từ nướng ra mùi thơm.

Quả nghe Đường Hoan nói: "Đốt hương phải tận lực giảm bớt khói, cho mùi thơm quanh quẩn kéo dài. Bởi vậy, mấu chốt nhất là than trong lò phải cháy từ từ, lửa nhỏ mà lâu không tắt. Hương một khi "đốt" lên, còn cần không ngừng quan sát, nếu không, 'Hương khói cháy mạnh, mùi thơm nồng đậm, chốc lát tắt mất'."

Mạc Hi ngạc nhiên nói: "Chỉ là cục than hoặc hương bánh bị chôn trong tro, nhìn không thấy, làm sao phán đoán được?"

Chỉ thấy Đường Hoan mỉm cười, đặt tay trên mặt tro, nói: "Dùng tay thử độ nóng."

Mạc Hi gật gật đầu, thì ra phán đoán lửa của hương bánh dưới tro mạnh hay yếu cần dựa vào xúc cảm (cảm giác từ tay). Quả nhiên, lam tụ thêm hương cũng thật không dễ dàng, thấy Đường Hoan lấy tay thử hương, không khỏi cười hì bật ngâm: "Kỉ độ thí hương tiêm thủ noãn, nhất hồi thường tửu giáng thần quang." (Mấy độ thử hương tay mềm ấm, một lần nếm rượu đỏ sắc môi)

Đường Hoan nghe xong, chỉ cảm thấy hương này vừa dấy lên, trong phòng đã thêm khô hanh, trên tai mơ hồ cảm thấy nóng lên.

Chú thích:

Lam tụ thêm hương: Dịch theo nghĩa đen là tay áo màu lam thêm hương vào lư. Người ta thường nói hồng tụ thêm hương là chỉ mỹ nữ, ở đây dùng lam tụ là chỉ mỹ nam.

*Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, làm quan đời nhà Hán, là tác giả bộ Sử ký; với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Sử ký là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đặc biệt bộ sử này còn là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2.000 năm từ Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học Trung Hoa. Bộ Sử ký của ông sau này trở thành "khuôn mẫu chính thức" cho tài liệu lịch sử Trung Hoa. Phong cách này còn ảnh hưởng đến cách viết sử của các nước láng giềng như Triều Tiên.

** Tần Thủy Hoàng ‘đốt sách’: Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên, thừa tướng của ông là Lý Tư đã đề nghị Tần Thủy Hoàng dập tắt tự do ngôn luận để thống nhất các chính kiến và tư tưởng bằng cách đốt hết tất cả các sách và các nhà nho giáo có tư tưởng khác với mình. Tần Thủy Hoàng tin vào triết học của Pháp gia và muốn tiêu diệt những triết học khác như Bách Gia Chư Tử hay Nho giáo. Lý Tư đã đề nghị đốt sạch tất cả những thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách của chính phủ trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (nhà cố vấn vua) đều bị đốt cháy. Tất cả những người dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những sách dạy về y dược, bói toán, và nông nghiệp không bị đốt cháy.

Cảnh thái lam là tên gọi sản phẩm mỹ nghệ dùng men tráng lên đồng hoặc thiếc... niên hiệu Cảnh Thái đời Minh Đại Tông, hàng được chế tạo tại Bắc Kinh.

Kháp ti pháp lang: Pháp lang làm theo kiểu ngăn chia ô hộc, cách chế tác giống cảnh thái lam, nhưng trên phôi đồng thường có hoa văn được tạo ra từ tơ vàng hoặc sợi đồng, sau đó phủ men màu, tráng men, nung rồi mài nhẵn, đánh bóng...

Sứ Thanh Hoa: là một loại sứ vẽ hoa văn xanh trên phôi gốm và phủ men bóng bên ngoài, sau đó mới đem nung. Quy trình ngược hoàn toàn với gốm sứ thông thường.

Thêm Bình Luận