Ông Trọng mấy hôm nay vẫn còn tịnh dưỡng nghỉ ngơi. Mai đã hạn chế tuyệt đối không cho ông bàn đến bất cứ chuyện gì. Một phần cũng vì Nguyên chưa về lại.
Buổi chiều hôm nay, Quang tan việc về nhà. Anh đi từ ngoài vào trong, đứng từ dưới sân nhìn lên: căn phòng của anh trai mình hôm nay đã sáng đèn. Anh hít thật sâu, thận trọng bước vào.
- Chị 2!
- Ừm. Anh 3 em về mấy hôm nay,
em đi công tác mấy hôm không về nhà. Nó đang ở trên đó! Lên hỏi thăm nó đi.
- Dạ! Em biết rồi chị 2!
Thật sự, từ khoảng thời gian lùm xùm hôm đó đến giờ Quang chưa từng gặp Dân. Giờ cũng không biết phải đối diện với anh 2 mình thế nào. Quang bước từ từ về phòng, thay đồ rửa mặt, cất cặp … Anh cũng không vội vã …
Cốc cốc cốc!!!
Dân nghe tiếng gõ cửa. Anh lên tiếng đáp:
- Vào đi!
Quang bước vào trong, 2 đôi mắt nhìn thẳng vào nhau. Dân nhìn thấy Quang liền lờ đi chỗ khác:
- Về rồi à?
- Em về rồi đây! Anh về khi nào?
- Anh đang mệt. Có gì để khi khác nói chuyện!
- Anh biết em có chuyện muốn nói. Chắc anh đã biết em muốn nói chuyện gì đúng không? Vậy em không cần nói nữa … Anh giữ sức khỏe!
Giọng Quang trầm trầm, từ tốn khuyên nhủ anh 3 của mình. Anh vừa định lui, nhưng rồi như còn muốn nói điều gì, anh quay lại:
- Anh 3! Em biết anh biết mình phải làm điều gì mà. Phải không?
Dân nghe em mình nói vài lời như vậy, anh chỉ thở dài, quay mặt phía trong đáp lại bằng sự im lặng. Quang đứng tần ngần hồi lâu trước cửa phòng rồi bước về phòng mình.
- --
Buổi chiều hôm đó, trước giờ cơm, chị Mai tập trung mọi người lại: cả Quang, cả Dân và tất cả người giúp việc lại. Chị cố gắng giữ bình tĩnh, nói từng tiếng rõ ràng:
- Hôm nay, tôi muốn báo cho mọi người 1 tin. Nhưng tôi nghĩ, trong số chúng ta đã đoán được tôi sắp nói chuyện gì rồi.
Người làm thì cứ nhao nhao lên nhìn nhau xì xầm:
- Tại sao cậu Dân vừa mới về lại nhà lại có nhiều chuyện vậy? Chuyện gì vậy?
Mai nghe thấy như vậy nên lên tiếng ngay:
- Mọi người đừng thắc mắc nữa. Tôi không muốn mất thì giờ của mọi người. Sẵn đây tôi nói thật luôn! Là ai là người ủ mưu tráo đổi thuốc của ông thì tự động xin nghỉ việc đi. Đừng để tôi phát hiện ra ai.
Mọi người vừa nghe câu này đều xanh tái cả mặt mày:
- Có chuyện này nữa sao??
- Phải! Và tôi cũng biết mục đích của người làm chuyện này luôn đó. Chuyện này tôi đã không để ba tôi biết, xin mọi người cũng giữ bí mật giúp tôi. Hiện tôi đã đoán được ai làm chuyện này rồi, chỉ là hôm nay cảnh cáo trước mọi người là đừng tái phạm hay để ba tôi biết chuyện này. Nếu không đừng có tránh tôi phanh phui ra ánh sáng.
Mọi con mắt lúc này đổ dồn về 1 người mà ai cũng nghĩ đó chính là người muốn hãm hại ông, nhưng rồi họ lại né tránh ánh mắt của người ấy khi bị nhìn lại. Quang thở dài, anh ngồi im 1 lúc rồi quyết định đứng lên xin lỗi:
- Bác sĩ là do em gọi, em liên hệ. Thật tình là ngày hôm đó em chưa có hẹn lịch cho chị gặp bác sĩ kịp vì em nghĩ ba vẫn sử dụng đúng thuốc và sức khỏe ba vẫn tốt. Hơn nữa em có lịch công tác …
Quang vừa phân trần đến đây thì Dân đập bàn 1 phát rõ to rồi bảo:
- Đủ rồi! Chị 2 đã nói bỏ qua thì không cần giải thích. Thôi muộn rồi, mọi người ăn cơm đi. Tôi không ăn!
Mai nhìn Dân khó chịu:
- Em sao vậy? Cơm nước đã bỏ mấy hôm rồi, định tuyệt thực đến chết à?
- Em không đói. Khi nào đói sẽ ăn. Chị và mọi người ăn đi.
Nói rồi Dân lại tiếp tục bỏ lên lầu, anh bước chầm chậm lên cầu thang. Lúc về phòng có đi ngang qua phòng của ông Trọng. Anh khe khẽ mở cửa, đứng ngoài hé mắt nhìn vào trong. Ông Trọng vẫn nằm đó, đôi mắt ông nhắm hờ, hơi thở nhẹ có vẻ yếu ớt. Đứng nhìn ông hồi lâu rồi rồi anh lại lẳng lặng khép cửa như cũ và bỏ về phòng.
- -
Anh trở về phòng, lục lọi trong tủ quần áo để tìm vật gì đó. 1 lát sau tìm được 1 chiếc vớ màu nâu, trong đó có chiếc điện thoại di động nhỏ, anh nt cho Phát 1 tin nhắn:
- Anh cần ra ngoài!
Chưa đầy 5 phút sau, điện thoại lại rung lên:
- Em rõ rồi!
- -
Buổi tối này cũng như thường lệ, chỉ có chị Mai và Quang ngồi ăn cơm, xong bửa Quang cũng xin phép chị lên phòng nghỉ ngơi:
- Ừm. Em đi nghỉ đi, cũng khuya rồi.
Bửa cơm hôm nay có vẻ nặng nề hơn mọi khi, Mai không nói gì nhiều, Quang cũng chỉ nói 2-3 câu vu vơ gì đó rồi thôi.
Trời vừa sáng thì điện thoại lại réo lên. Mai lòm còm ngồi dậy thì nhận được tin nhắn nội bộ công ty có chuyện gấp, Mai lại phải tất tả chạy vào. Lúc đi ngang nhà bếp không quên nói với dì bếp:
- Dân nó hay lười ăn sáng, dì mang lên phòng nó giúp con nhé!
- Dạ tui biết rồi cô Mai!
- À! Canh chừng nó giúp ba tôi. Khó khăn lắm ổng mới lôi nó về đây được.
- Dạ! Cái này tui biết mà cô!
- Ừm! Thôi tôi đi đây!
Mai đi đến phòng Quang, như mọi khi vẫn gọi Quang dậy khi có chuyện gấp như hôm qua chẳng hề có vấn đề gì:
- Quang ơi! Dậy em! Có việc rồi! Chị vào công ty trước nhé!
Mai và Quang vừa ra khỏi nhà, dì bếp cũng vừa bưng lên cho Dân bửa sáng.
- Cậu ơi! Cậu dậy ăn sáng, tôi bưng lên rồi!
Dân nói ra giọng ngái ngủ:
- Bưng vào để trên bàn đi!
Dì bếp bưng đồ ăn vào để trên bàn, lúc dì bưng vào nhìn về phía giường vẫn thấy Huy Dân nằm ngủ li bì, có vẻ không thiết ăn uống. Dì nhìn ngán ngẩm rồi lại bước ra, đóng cửa lại, không quên dặn:
- Cậu tranh thủ kẻo nguội nha cậu!
Huy Dân cũng không đáp lời. Cánh cửa phòng vừa khép lại thì Huy Dân mới bật dậy, anh nhè nhẹ bước chân đi ra khỏi phòng. Nhưng lại chợt nhớ, bên phía cánh cửa rào không biết làm sao để đi ra ngoài khi không có chìa khóa đây.
Cũng cùng lúc đó, ở phía ngoài có người bước vào. Là người đàn bà lớn tuổi hay đến thăm ông Trọng, lúc trước là người làm của nhà này nhưng vì Mai không đồng ý khi thấy ông Trọng với bà ta cứ tâm sự với nhau ngoài vườn. Nên mỗi khi đợi Mai đi vắng rồi thì bà ta mới vào thăm ông Trọng. Và có 1 điều mà ai trong căn nhà này cũng biết, trừ Mai, đó là bà ta có hẳn chìa khóa cổng riêng của căn nhà vì ông Trọng cho phép như thế. Bao năm qua vẫn thế!
( ở những tập trước sẽ có thấy nhân vật này)
Vừa lúc này, Dân đứng nép ở ngoài gốc vườn đợi bà ta đi vào rồi mới đi ra. Trong lúc đứng trong bụi rậm nhìn ra, dù ít khi về nhà nhưng Dân cũng nhớ man mác bà người làm này. Khi nhìn thấy bả có chìa khóa cổng rào riêng cho bản thân bà ta, Dân cũng không ngạc nhiên cho lắm vì lúc còn ở nhà Dân cũng đoán biết được ba mình xem bà ta như 1 người bạn tri kỷ.
Nhưng có 1 điều kỳ lạ là sau khi bà này đi vào, bà ta lại không khóa cửa. Cũng không phải vì bà ta quên, vì ba ta có rút chìa khóa ra khỏi ổ. Chỉ là bà không bóp ổ khóa lại mà thôi. Dân đứng từ xa theo dõi động tĩnh, nhìn hành động này chợt nhận ra: hình như bà ta đã thấy Dân lấp ló ở đây.
- Tại sao lại để cửa như vậy?? Bà ta là ai?? Tại sao lại biết mình muốn ra ngoài mà giúp??
Đứng tần ngần khó hiểu mãi cũng không được, cơ hội này vụt qua sẽ chẳng còn cơ hội nào để ra ngoài. Thôi thì bước ra trước đã, mọi việc tính sau.
Huy Dân ra ngoài, luồng tay vào bóp ổ khóa như chưa từng mở ra. Ở phía trong người đàn bà nhìn theo bóng cậu khuất dạng rồi mới vào trong nhà. Bà mới bước vào trong thì dì bếp đã gọi với lên phòng ông Trọng:
- Ông Trọng à! Bà Hoằng tới thăm ông đây!!!
Ông Trọng vừa nghe liền mừng rỡ ngồi dậy, bà Hoằng đỡ ông rồi nói:
- Cậu vừa ra ngoài đó ông!
- Ừa. Tôi biết rồi!
- Tại sao ông không nói thẳng luôn, để cậu ấy phải đi đi về về lén lút như vậy?
- Để tự nó tìm hiểu câu trả lời cho cuộc đời nó. Như vậy sẽ tốt cho nó hơn.
Bà Hoằng thở dài rồi vỗ vỗ vào tay ông Trọng trấn an. Ông lúc này mới nói:
- Suốt bao nhiêu năm qua, tôi để cho nó lang bạt bên ngoài. Nếu không có bà theo nó đỡ cho nó … Tôi không biết thân già tôi thấp thỏm lo âu rồi đau tim chết đi không biết khi nào.
- Ông đừng nói vậy! Thật ra qua lại làm ăn này kia đều là cậu Dân với trợ lý của tôi. Tôi nào có nhúng tay vào.
Ông Trọng gật gật rồi nói:
- Ừm. Tôi cũng tin bà, bà nói cô Diên gì đó. Cũng được tính. Thôi cũng để cho nó tự vận động cuộc sống nó. Tội nghiệp thằng con tôi!
- Ừm. Mà ông nè! Tôi nói nhé, bao năm nay, dù tôi cũng nghe trợ lý kể rất nhiều về cậu Dân. Chuyện riêng của cậu, nên để cậu giải quyết. Nhưng còn chuyện của ông? Ông nên nói với cậu ấy, để cậu ấy lại hiểu lầm ông.
Ông Trọng nghe đến đây, đôi mắt ông buồn hẳn, cứ nhìn ra cửa sổ lờ đờ mệt mõi. Ông nói từng tiếng thều thào:
- Có gì mà kể chứ bà. Là tôi có lỗi với mẹ nó thật!
- Ông cũng đừng tự trách mình. Giờ có đau buồn thì mọi chuyện cũng đã như vậy rồi.
Ông Trọng không nói gì nữa chỉ giơ ánh nhìn mệt mõi thả vào không trung trước mặt.
- --
Nguyên vừa đáp máy bay xuống, tự dưng linh cảm cô cảm thấy có điều gì đó bất an. Thay vì bắt taxi về nhà chồng, cô lại bắt đầu có ý định thay đổi địa điểm:
- Khoan đã bác tài. Đổi địa chỉ nha! Đến địa chỉ này trước giùm tôi!
Bác tài xế nhìn địa chỉ trong chiếc điện thoại mà Nguyên vừa đưa cho bác. Bác gật gật:
- Ok! Phòng khám này nằm trong hẽm quá. Không biết hẽm lớn hay nhỏ, xe vào lọt không hả cô?
- Không được thì tôi đi bộ vào!
- Dạ ok! Vậy thì đi!
- -
Cũng cùng ngày hôm đó, chị Trang nói với Diên:
- Diên ơi! Hôm nay họ hẹn chị tới lấy lương hôm bửa chị làm dc gần 1 tuần đó. Mà chị ám ảnh quá. Lát trước khi đi làm em ghé phòng khám lấy dùm chị rồi đi không? Thiệt chị em mình đang túng quá mà bỏ cũng uổng.
- Dạ ok! Không sao! Em tới lấy được mà!
- Ừa! Chị đưa em giấy chứng minh đây, tới lấy giúp chị nhé!
- Ok chị!
Nói rồi, Diên sẵn bắt được chiếc xe ôm đi về phía phòng khám trước. Vừa đến đầu hẽm của phòng khám mới chợt nhớ phải nhắn tin cho trợ lý bà Hoằng xin đi trễ 30 phút. Đang đứng soạn tin nhắn ở đầu hẽm chưa bước vào phòng khám, chợt Diên thấy có 1 chiếc xe taxi đổ xuống.
Bất giác, Diên cảm thấy ngài ngại:
- Ôi chết, có người tới! Thôi nắp vô trong chứ để người ta hiểu lầm nói mình tới đây phá thai nữa thì toang. Không được, đang thị phi quá rồi!
Suy nghĩ sao Diên làm vậy, nép liền vào 1 góc tường gần đó. Vừa định nhìn xuống điện thoại để gõ tiếp phần tin nhắn còn thiếu để gửi đi thì chợt nhận ra bóng hình quen thuộc từ trong chiếc xe taxi bước ra:
- Ô! Ai đây??? Nguyên sao??? Cô ta tới đây làm gì chứ???
Vừa nhìn thấy “ cố nhân”, Diên đã cảm thấy sắp có chuyện gì đó rồi. Lại chợt nhớ đến bộ mặt giả nhân giả nghĩa giả tình giả ái ngồi khóc trước ống kính để vừa đội bản thân mình lên, đạp người khác xuống của cô ta. Diên thực sự không khỏi tò mò:
- Cô ả tới đây để làm gì???
Định bụng, để vào nghe ngóng tình hình, nên Diên mới moi trong balo mình ra 1 cái khẩu trang và 1 cái nón, che kín mặt mày, vờ ngại ngùng mang tiếng để bước vào phòng khám:
- À chào chị!
Diên bước đến bên quầy lễ tân, cô tiếp tân vừa nhìn thấy Diên mặt mày kín bưng như đi ăn trộm cũng không nói gì, chắc mọi khách đến đây đều như thế nên cô ta cũng quen, vừa thấy đã niềm nở đón như khách ruột:
- Dạ em chào chị! Chị có lịch hẹn chưa ạ?
Diên lúc này mới khe khẽ:
- Không có! Tôi tới đây lấy lương dùm chị Trang … Mà tôi ngại vào mấy chỗ này quá … Sợ mang tiếng đó mà.
Cô tiếp tân nghe vậy mới bắt đầu tỏ vẻ bực bội:
- Làm gì mang tiếng?? Ai làm gì mang tiếng??? Làm như tỏ vẻ cao sang lắm chắc!
Diên nhìn bộ dạng chanh chua của cô tiếp tân hệt như cái thói của mấy nhỏ y tá mà chị Trang đã kể với cô. Diên lầm bầm trong đầu:
- Quả thật hệt như chị Trang nói!
Thấy vậy, nên Diên vờ như cũng thấu hiểu nghề của bọn họ, giọng giả vờ tâm tình:
- Không phải! là tôi biết là mấy chị vào đây làm, vì người ta yêu cầu mới làm thôi. Tại tôi có chồng rồi, tôi cũng phá 1 lần tôi cũng hiểu mà, chồng tôi với tôi cũng cãi nhau về vụ đó xém ly dị. Giờ ổng thấy tôi bước vào đây nữa, chắc ổng xé xác tôi ra quá.
Vừa nghe vậy, cô tiếp tân mới dịu xuống bảo:
- À … thì ra là vậy … chị cũng giống với chị gái mới vào kia hả??
Cảm giác như đang được trời giúp, Diên nghe đến đây, sắp hiểu ra được chuyện gì rồi. Cũng không ngờ tự dưng bịa ra 1 câu chuyện như thế lại khớp với cái nhân vật vừa bước vào. Nhưng lại muốn rõ ràng, Diên lại giả bộ tiếp. Nhìn bộ dạng cô tiếp tân này không có gì kín tiếng, giả vờ hỏi 2-3 câu chắc sẽ biết được hết lý do:
- Chị gái nào?
- Cái chị bước vô trước chị mấy bước đó. Phá chi cho đã, giờ sợ nhà chồng biết,rồi bây giờ cứ 2-3 tháng tới đe dọa hâm he bọn tôi mà công bố tin tức ra là biết tay bả. Người gì kì cục, người ta phải thế thì phá, chứ thứ gì như bả. Nhà chồng ủng hộ mà cũng đi phá … Đúng là không đáng mặt làm mẹ mà.
Diên ngó ngó liếc liếc phía trong, hình ảnh Nguyên hiện mờ mờ ẩn ẩn sao lớp kính chống nhìn trộm đang nói chuyện trong phòng bác sĩ. Rồi để tránh nghi ngờ, Diên lại nói:
- Ừm ừm… thôi kêu thu ngân tính tiền lẹ lẹ cho tui đi. Để tui đi mau!
- Ừm! Tôi biết rồi … Mệt ghê hà!