Quyển 2 - Chương 2-2: The Fall Of Danang – Đà Nẵng sụp đổ (2)
Cả
4 con người đủ 2 thứ tóc, kẻ đầu bạc lẫn đứa đầu xanh dù núp sau cánh cửa kiêng cố nhưng thấy tay cảnh sát điên loạn đang cào cấu ngoài kia cũng không khỏi thất kinh hồn vía mà đứng như trời trồng.
Chú Hưng dù là bản lĩnh đàn ông và trụ cột gia đình nhưng trong tình thế hoảng loạn nên tức thời không biết phải phản ứng như thế nào. Cô vợ lúc này cũng hoảng sợ tột độ chỉ chực chờ muốn khóc còn 2 đứa bé thì nép mình vào Ba Mẹ.
-Anh!!! không biết vì sợ quá hay thấy chồng mình chết đứng mà cô vợ bấu vào tay chú Hưng 1 cái rõ đau.
Bất ngờ sực tỉnh vì cái bấu, chú Hưng bây giờ mới động não, thấy con rab nguy hiểm bội phần nên phải đổi phó với nó trước, thò tay vào lưng quần rút khẩu súng điện chú nhắm vào con rab bên ngoài nhưng khó nỗi nó cách 1 cánh cửa đầy song sắt nên không biết phải bắn thế nào, chú cứ nhắm tới nhắm lui mà chưa thể bóp cò.
Mụ đàn bà trong nhà khi nãy còn la hét, giờ phần thấy chú Hưng có vật gì như súng phần thấy con rab hung hãn, cứ to mồm có khi nó vào xơi cả mình nên im thin thít. Tay cảnh sát ngoài kia đã hoàn toàn điên loạn, cứ dùng tay cào cấu vào song sắt cố mà với lấy 4 con người kia như ma đói, mỗi lúc 1 điên lên mà cất tiếng la hét làm dãi nhớt văng khắp nơi.
Chú Hưng nãy giờ còn nép mình chần chừ chưa bắn, nay thấy nó đang tru tréo thế kia nếu không mau ra tay bọn chúng sẽ kéo đến càng đông liền tiến tới vén tấm sắt che chỗ lỗ khóa định thò súng ra ngoài mà bắn, ai ngờ vừa vén lên con rab đã thấy nên thò tay vào mà ngúng ngoẩy toan với lấy chú, chớp thời cơ chú nép qua 1 bên rồi kê súng vào sát bả vai nó mà bóp cò. 1 tiếng tạch nhanh gọn phát ra, khẩu súng chớp điện xanh lè còn con rab lập tức giật giật mấy cái rồi xụi lơ ngả ngửa ra ngoài.
Con bé không hiểu loại súng kia là gì tưởng Ba mình bắn chết người nên ngoác mồm định hét lên nhưng may thay cô vợ kịp bịt lại. Chú Hưng quay lại nhìn cả nhà ý bảo đã ổn nhưng mụ kia lại bắt đầu la lối:
-Giời ơi là giời! lại còn bắn chết người ta, ông bà biến đi mau đi, giời ạ chuyện chi đây không biết, muốn gϊếŧ cả tôi ah?
Đầu óc đang rối mù, cả gia đình xém nữa bị dồn vào chỗ chết cũng do con mụ này, giờ con rab ngoài kia đã lăn quay chú Hưng cũng không thèm nhẫn nhịn nữa:
-Nè! chị còn hét nữa là những đứa khác nó vào nó gϊếŧ cả tôi lẫn chị đấy chị có tin không? hả? vừa nói chú vừa nói vừa lắp viên đạn khác vào súng rồi vẩy vẩy, nói uy hϊếp cũng không phải nhưng nếu mụ đàn bà kia không biết phải quấy thì chắc
chắn cũng không nương tay.
Bà kia thấy cũng có lý lại lo sợ chú Hưng điên lên phá cửa mà bắn mình nên
im thin thít mà đi vào trong. 4 người bây giờ đã lấy lại bình tĩnh,
không còn bị quấy phá nên ngồi phịch xuống sân nhưng cảnh tưởng kinh hoàng vẫn còn đó, muốn thở cũng không dám thở mạnh.
Chú Hưng sau 1 hồi trấn tĩnh thì nghé đầu ra ngoài nghe ngóng,
đường phố phút chốc đã trống trơn chỉ còn toàn xe cộ vứt la liệt, đây đó đầy dấu máu me còn xa xa vẫn vang lên tiếng súng. Con rab kia tuy bị bắn gục nhưng súng điện chỉ gây bất tỉnh mấy chục phút, chẳng lâu nữa nó sẽ tỉnh lại nên cứ chờ đợi ở đây không phải cách, chưa kể con mụ kia chắc chắn sẽ lại ra đuổi đi. Chú Hưng thấy có mấy chiếc oto bỏ lại giữa đường không biết là đi được hay không
nhưng dù sao ra thử xem sao vẫn tốt hơn là ở đây.
Chú vừa trèo lên cổng cô vợ đã níu áo lại tỏ ý can ngăn nhưng đàn ông vốn dĩ quyết đoán, có tính toán thì cũng xa hơn hai – ba bước nên mặc kệ mà trèo qua rồi rón rén mò lại chỗ mấy chiếc xe, chú vào 1 chiếc xe 7 chỗ mở toan cửa nhưng tài xế đã kịp rút chìa khóa, chú nhanh chóng chui ra rồi kiểm tra thêm mấy chiếc nữa thì thấy 1 chiếc taxi Mai Linh, tuy chìa không còn trong ổ nhưng xe taxi luôn có 2-3 tài thay nhau chạy vì vậy luôn có chìa sơ cua.
Lục trong hộc bên nghế lái thì đúng thế thật chú tra chìa rồi khởi động, máy xe liền nổ ì ì. Không thể nhẫn nại lâu hơn chú quay về căn nhà kia gọi Vợ con ra, khi đỡ được 3 người ra ngoài chú mới thấy sau lưng tay cảnh sát có cái còng số 8 nên xích luôn tay hắn vào song cửa, khi chú định làm vậy thực ra cũng là sợ con rab tỉnh dậy đi cắn người, nào ngờ khi vào xe xong nhìn lại mới thấy nếu mà xích hắn ngay cổng thì mụ đàn bà lắm mồm kia muốn ra ngoài e cũng khó, nhưng chuyện đã rồi, quay lại chắc không được nên kệ luôn mà de xe bỏ đi.
Ở trên đường dù còn la liệt xe cộ nhưng đã vắng bóng người, muốn luồn lách xe ra cũng không khó, đánh lái tới lui cả gia đình đã ra khỏi đoạn kẹt xe khi nãy. Chú Hưng bây giờ không biết phải đưa gia đình đi đâu, phía trước đã kẹt, phía trong thành phố thì chắc hẳn cũng chẳng an toàn thôi thì cứ về nhà trước rồi tính.
Chú nhấn ga thật nhanh cho xe lao qua mấy con phố trống trải, đi thêm 1 đoạn nữa thì cảnh tượng kinh hoàng lúc này mới hiện ra.Trên đường và dọc 2 bên phố cả người lẫn rab chạy tứ tán, kẻ đuổi người bắt, không biết ai là người ai là rab. Nhà cửa 2 bên đường căn thì đóng chặt cửa căn thì bị đập phá máu me vương vãi, cũng không thể không kể đến những kẻ hôi của, tay lăm lăm gậy gộc còn nách thì kẹp mấy thứ đồ mới cướp được.
Chú Hưng bấm chốt khóa cửa mặc kệ những người đó mà cho xe phóng đi, bỗng nhiên bất thình lình ở đâu 1 tay thanh niên mặt mày bặm trợn từ bên đường cầm gậy nhảy ra tính chặn đầu xe. Giữa cơn loạn lạc, linh tính mách bảo nên chú Hưng cứ giữ nguyên tốc độ rồi nhấn còi tỏ ý không nhượng bộ nhưng tay thanh niên cũng không vừa, hắn giơ cây gậy lên định ném về phía chiếc xe và hắn ném thật.
Cây gậy bay vài vòng lên không trung thành 1 hình parabol
rồi rơi cái bốp lên nóc xe làm rơi cả cái bảng TAXI, thấy chiếc xe vẫn hùng hục lao đến chẳng có cách nào khác hắn phải nhảy qua 1 bên. Chú Hưng thở phào nhẹ nhõm tiếp tục lái xe rồi cua qua 1 góc đường, chưa được bao xa thì thấy đã bị tắc bởi chiếc xe tải chắn ngang đành lui xe về, đang quay lại nhìn đằng sau để de xe thì ở đâu 1 cô gái trẻ nhảy vồ lên nắp capo vẻ mặt đầy đau đớn còn người thì lấm lem đầy máu, khỏi nói cũng biết cô ta đang cầu cứu.
Bị bất ngờ 4 người trong xe giật cả mình, con bé Út chỉ kịp hét lên 1 tiếng: Ba!
Chú Hưng quay lại chưa biết là người hay rab nhưng giật mình đạp ga hết cỡ lui về sau, cô gái kia mất chỗ dựa nên ngã quỵ xuống đất chỉ kịp với tay kêu cứu. Cả gia đình chưa biết phải làm sao thì từ gầm chiếc xe tải 1 ông ở đâu chui ra còn vận nguyên bộ đồ sơ vin, miệng mồm đầy máu nắm chân cô ta mà kéo đi không thương tiếc.
Chuyện như đã rồi, có muốn cứu vãn cũng không kịp chiếc xe lại rời đi nhưng tình hình mỗi lúc 1 tệ, đâu đâu cũng có rab đâu đâu cũng đầy người chạy loạn, họ mất phương hướng và không còn chỗ nấp, không biết đâu là nơi an toàn, chưa kể đến người người 2 mắt đỏ ngầu phóng xe đi kiếm người thân, cám cảnh bị thương vô cùng. Chú Hưng dù ở trong xe nhưng thấy cảnh tượng trước mắt không dám để cho gia đình nguy hiểm đành đảo lái qua hướng khác, chạy đi chạy lại vài lượt những vẫn chưa tìm thấy đường ra an toàn.
Lúc này trời đã gần trưa, cái nắng chói chang dội xuống làm cho cả thành phố ngột ngạt vô cùng, 4 người ngồi trong taxi cũng phải chịu chung số phận vì xăng không còn nhiều nên không thể mở máy lạnh. Chú Hưng biết chắc chạy lòng vòng thế này không phải cách nhưng biết đi đâu về đâu bây giờ, nếu biết như vậy ở yên trong nhà có khi lại là thượng sách nhưng đã trễ rồi.
Xe cứ ì ì chạy qua bao nhiêu con đường hỗn loạn không rõ, rồi bỗng nhiên chú Hưng đánh lái vào 1 ngõ nhỏ hình như dừng lại để tìm cách. Lúc này 2 đứa nhỏ mới dám mở miệng hỏi Ba chuyện gì đang xảy ra nhưng chú cũng chẳng buồn mà trả lời, chỉ có cô Vợ đang cố gắn trấn tĩnh chúng nó lại.
-Chừ mình đi mô đây anh? Cô ấy hỏi
-Đi mô cũng chết! Chú thở hắt ra rồi đáp.
-Anh làm răng để tìm cách, 2 đứa nó sợ hết hồn rồi tề.
-Em cũng phải từ từ, anh đang suy nghĩ đây.
Bầu không khí trong xe bỗng nhiên căng thẳng tột độ, cả 3 con người còn lại đang trông chờ vào chú nhưng có vẻ chú cũng không biết phải làm sao, chỉ nghe được vài tiếng thở dài thường thượt.
Không gian đang im ắng thì từ từ xa xa vọng lại vài tiếng la hét gì đó không rõ nhưng có vẻ là của 1 đoàn người, có cả tiếng nẹt bô xe rồi kim loại loảng choảng vang lên, chú bật cửa đi ra rồi nép mình ở đầu nhẻm quan sát thì thấy 1 toán người đủ già trẻ lớn bé, dao rựa lăm lăm, mặt mày đằng đằng sát khí đang đi nghênh ngang trên đường có vẻ như đi đánh nhau.
Chú Hưng dù chỉ thấy toán người kia loáng thoáng từ xa nhưng đoán chắc là lành ít dữ nhiều liền quay về xe để bỏ đi, vì lui ra không được nên chú cứ cho xe chạy thẳng vào sâu trong hẻm ai ngờ đầu kia là đường cụt,xe đâm thẳng vào 1 công trình đang xây dựng gian dở, đất đá bê tông cốt thép từng đống từng chồng không thể đi tiếp được,
Ở đầu đường, tiếng huyên náo mỗi lúc 1 to, muốn quay ra cũng đã muộn nên chú hối vợ con ra khỏi xe tạm lánh đã rồi tính. Thực ra đây là 1 cái lô cốt chắn ở giữa ngã 3 nơi con Hẻm giao với đường lớn, ở giữa người ra đang đào bới lắp đặp 1 đống ống cống để thoát nước, nhìn quanh cả 4 người như đã bị quây vào l*иg sắt nên thấy đoạn cống mới lắp khô ráo chú liền dẫn mọi người nhảy xuống hố rồi chui vào trong.
Trong lòng cái cống vuông này diện tích cũng không lớn lắm, độ cao chừng một mét rưỡi nên muốn đi phải khum người xuống, đây là đoạn cống mới nên không có nước, tuy đầy bụi bặm và xi măng nhưng cũng gọi là sạch sẽ. Cả 4 con người ngồi thành hàng dọc im thin thít lắng nghe động tĩnh bên ngoài nhưng không có gì ngoài mấy tiếng thở đều đặng, vì dưới lòng đất nên nhiệt độ không cao, không khí có gì đó lạnh lạnh lại thêm đầu kia tối như hũ nút, mới vào còn không để ý nhưng ngồi càng lâu lại càng muốn rợn tóc gáy.
Vài phút trôi qua coi bộ sự tình đã ổn, chú Hưng bảo mọi người nghỉ ngơi rồi dựa vào lòng cống suy nghĩ 1 hồi thấy trốn ở đây có khi lại an toàn nhất, đây là đoạn cống chưa sử dụng nên tương đối sạch lại chạy dưới lòng đường lớn nên muốn chui ra ở đâu cũng tiện, chi bằng cứ ở dưới đây nghe ngóng xem sao. Nghĩ là làm chú ra ngoài hố kéo mấy tấm tôn xuống che miệng cống rồi chèn thêm mấy thanh sắt phi thật chắc xong bảo vợ con cứ chậm rãi mà đi về phía trước, không quên cầm theo 1 thanh thép phòng thân.
Đây là cống thoát nước hướng ra bờ sông, nằm ở lề đường nơi có nhiều công trình khách sạn và dự án đang thi công nên thỉnh thoảng lại có 1 lỗ lớn để đấu vào đường thoát nước của các khách sạn này, vì khách sạn xây chưa xong nên nên lỗ này vẫn thông lên mặt đất, diện tích không lớn nên người chui không được tuy nhiên lại đem lại 1 ít ánh sáng và không khí. Bên kia của lòng cống lại thông với mặt đường bằng các ô chắn song để ngăn rác
trôi xuống, nếu kê mắt vào có thể thấy được động tĩnh phía trên, đi được vài chục mét lòng cống lại có nắp thông lên trên lề đường tuy nhiên đã bị đậy bằng các tấm bê tông.
4 người cứ lầm lũi khom khom đi trong lòng cống tăm tối, coi bộ đã đi được 1 đoạn xa, ai nấy đều đã mỏi cả lưng và chân chú Hưng mới lựa 1 đoạn có ánh sáng rồi bảo mọi người ngồi xuống. Cũng may khi rời xe tình thế
chưa hỗn loạn lắm nên lương thực trên xe mọi người đều gom đủ để trong balo đeo sau lưng. 2 đứa nhỏ có vẻ đã đói, không đợi Ba nhắc liền mở
ra coi có gì ăn, vì gia đình chú cũng thuốc dạng khá giả, đồ ăn đồ uống trong tủ lạnh lúc nào cũng chất đầy nên mấy đứa lấy ra toàn đồ hộp ngoại nhập và nước trái cây. Ai nấy đều đói lả đặc biệt là sáng nay chú đi vội đã kịp ăn gì đâu, nhưng chưa biết còn ở lại đây bao lâu nên mỗi người chỉ ăn 1 khẩu phần nhỏ và hớp chút nước cầm hơi.
Cả nhà sau khi ăn uống lại sức vẫn ngồi nghỉ thêm 1 chút nữa về sỡ dĩ trong ống cống này có 1 đường tới và 1 đường lui, muốn đi đâu khác cũng không được nên không việc gì phải vội. Chú Hưng đứng lên nghé mắt ra ngoài mặt đường để quan sát thì thấy cũng khá tĩnh lặng, thỉnh thoảng chỉ có vài tiếng xe máy phóng vụt qua không rõ là đi về đâu.Không bao lâu nữa là trời tối, mọi người lại di chuyển chậm chạp về phía trước cốt là để lánh xa chốn đại nạn và tìm xem phía trước kia thông ra đâu, nếu may mắn biết đâu lại ra được ngoại vi thành phố là chỗ an toàn.
10 rồi 20 phút trôi qua, 4 người họ cứ đi mãi
trong đường cống nhưng không lâu lại phải dừng 1 chút vì cúi người làm lưng khá mỏi, thằng bé thông minh nên nghĩ ra 1 cái là đeo ba lô ra phía trước cho đỡ ai ngờ chỉ làm nặng lực kéo xuống nên càng mỏi hơn. Trời đã về chiều, không muốn đợi đến tối nên chú lại hối mấy đứa nhỏ đi tiếp, mới đi được mấy bước chú chợt thấy ở xa xa cuối đường hầm có 1 đốm sáng mờ ảo, giục cả nhà nhanh chân còn phần mình nhanh chóng lao về phía trước, đốm sáng đó mỗi lúc 1 rõ là ánh sáng ban ngày, nơi đó chính ra cửa ra của đường cống.Cả gia đình chạy mỗi lúc 1 gần, vì đã quen trong tối nên nheo mắt mấy lần vẫn không nhìn thấy bên ngoài kia là gì chỉ thấy lờ mờ mấy cái chắn song.
Chú Hưng chạy trước rồi bất ngờ chững lại vì cảnh tượng trước mắt, thì ra đoạn cống này chạy thẳng ra sông Hàn, phía trước cơ hồ toàn nước là nước vì nó thông thẳng ra lòng sông, ở cửa cống còn có hàng loạt chắn song ngắn rác nên muốn ra cũng không được. Cả gia đình tới nơi cũng không ai nói với ai 1 lời nào ngồi phịch xuống mà hít thở lấy chút khí trời. Giờ đã đến cuối đường nên coi bộ cả nhà phải qua đêm ở đây.
Ở trong này có thể quan sát ra ngoài, đoạn cống này hóa ra lại cách chân cầu Rồng không xa, có thể nhìn rõ phía trên cầu, trong ánh tờ mờ của chiều tà đây đó vẫn có người chạy qua chạy lại cũng không thiếu cảnh những con rab ngáo nghê đuổi bắt người,
thỉnh thoảng lại có tiếng súng nổ và vài cột khói bốc lên cao, thành phố vẫn loạn lạc vô cùng.
Cả 4 người họ cứ hết nằm rồi ngồi trong đường cống tối tăm, duy chỉ có chú Hưng phải lui về xa chừng chục mét nơi đầu kia để canh chừng xem có ai mò tới dù cả buổi lang thang trong đây chú không thấy chỗ nào có thể chui vào được trừ khi có người nạy nắp cống lên.
Đến đêm khi mọi người đang yên giấc, cũng chẳng rõ mấy giờ thì thấy con bé Út chạy lại lay chú dậy, thì ra giữa đêm thủy triều lên nên nước ngoài sông bắt đầu dâng từ từ vào trong cống, phút chốc đã ngập đến mắt cá chân. 2 đứa nhỏ thấy nước dâng lên thì khá hoảng loạn, nhất nhất bảo Ba dẫn chạy ngược về phía kia nếu không thì chết ngợp trong này mất.
Chú Hưng thấy vậy không vội dẫn mọi người bỏ đi mà kiếm 1 cái nắp cống rồi đẩy thử xem sao, chú thấy cũng không có khó khăn gì mấy nên dặn mọi người bình tĩnh vì bên ngoài rất nguy hiểm, nước chưa dâng quá cao thì chưa cần thoát ra ngoài.
Cả mấy người họ cứ đứng dựa lưng vào thành cống cả đêm như vậy đến sáng khi nước rút ra mới ngả lưng xuống ngủ đến trưa. Rút kinh nghiệm tối qua, hôm nay chú Hưng chui ra đầu kia cống lấy 1 cái xe rùa
rồi kéo về 1 đống vải bạt, dây thép và gạch, liến thoắng 1 hồi đã bịt được hai phần ba cái cống kia để nước khỏi tràng vào. Họ cứ nấp trong đấy được 3 ngày, mấy lần định chui ra nhưng lại thấy bóng dáng mấy con rab trên đường nên chưa dám. Lương
thực dần dần cũng cạn, nước thì từ hết từ lâu nên đã phải uống nước sông.
Đến sáng ngày thứ 4 khi họ đang còn ngủ thì hàng loạt tiếng nổ lớn vang lên, nghe chừng là tiếng súng nhưng nổ rất to và ào ạt có vẻ như là đại liên rồi còn có cả tiếng máy bay, vì trong lòng cống không quan sát được gì nhiều nên họ cứ âm thầm mà chờ đợi nhưng ánh mắt ai nấy đều lóe lên 1 tia hy vọng.
Đến tầm chiều thì họ thấy ầm ầm nhiều xe thiết giáp và vận tải của quân đội ùn ùn chạy lên cầuRồng
từ phía bờ biển rồi chốt chặn lại, ở đằng sau có rất nhiều bộ đội nai nịt súng ống gọn gàn chạy theo, hàng rào thép gai rồi bao cát lẫn lô cốt mau chóng được dựng lên, trong phút chốc cầu Rồng đã trở thành 1 lô cốt khủng lồ với hằng hà sa số lính tráng chốt chặn tưởng như 1 con ruồi cũng không lọt.
Sau khi họ dựng xong lô cốt thì có tiếng may bay trực thăng rất gần lao vào thành phố, tưởng như bay sát cả nóc nhà, mấy chiếc máy bay này rải đầy truyền đơn xuống, chú Hưng mạo hiểm chui ra lấy được 1 tờ trên lòng đường, thông điệp trong truyền đơn kêu gọi mọi người bình tĩnh đi về phía cầu để vào khu an toàn, mọi di chuyển đều phải im lặng tuyệt đối, nếu gặp ngừoi phát bệnh phải tránh thật xa. Khỏi nói cũng biết chú mau chóng dẫn mọi người chui ra ở 1 cái nắp cống gần chân cầu rồi chạy thẳng lên. Ai nấy dơ bẩn lấm la lấm lét, mấy anh bộ đội thấy người dưới đất chui lên chưa biết là thứ gì đều nhất loạt lên đạn chĩa súng làm 4 người họ hoảng cả hồn.
Chú Hưng cất vài tiếng kêu cứu thì được 2 người chạy lại cẩn trọng đưa lên cầu,có vẻ như họ là nhóm đầu tiên được cứu vào trong, ngoảnh đầu quay lại thấy trong thành phố cũng có vài nhóm người đang đổ về.Khi tiếp nhận thường dân thì việc đầu tiên họ làm là dùng dây dù thắt chặt tay lại,
ban đầu mấy đứa nhỏ còn sợ nhưng được mấy chú bộ đội giải thích nên cũng chịu nghe theo. Tiếp đó họ tròng lên đầu mỗi người 1 dụng cụ đặc biệt làm sơ sài bằng dây dù và vải như 1 tấm băng, tấm băng này tròng từ trên đầu xuống dưới cằm rồi thắt chặt lại như người bị chấn thương sọ não, sau khi bị cột chặt thì quai hàm bị gắn
vào hộp sọ không thể mở miệng ra được, chỉ có thể nói ậm ừ trong họng, hóa ra bằng cách này thì người sau khi vào trong khu cách ly, dù có lên cơn muốn
tấn công ai cũng không được vì đã bị cột tay, khóa miệng.
4 người họ di chuyển dọc 1 bên thành cầu còn ở giữa cầu là bộ đội đứng dày đặc, cách 1 đoạn lại có 1
người cầm 1 cây thép, phía đầu chìa ra 1 chĩa hình chứ T, chú Hưng để ý thấy lan can trên cầu đã bị dở bỏ, không khó để hiểu rằng ai mà lên cơn sẽ lập tức bị bộ đội dùng cây
thép kia đẩy thẳng xuống sông.
-“Không lưu Đà Nẵng yêu cầu máy bay hướng Nam độ cao 4.200 mét khai báo trước khi bay vào không phận!”
Giọng nói rè rè trên radio cắt ngang câu chuyện chú Hưng đang kể cho tôi, chú cũng giật mình mà vội báo cáo cho trạm không lưu. Hóa ra vì mãi nghe chuyện nên máy bay đã gần tới nơi khi nào không biết, tôi vội vàng hỏi thêm về tình tiết khi vào được bên trong chú lại cười khà khà:
-Mầy cứ vào rồi biết ra răng, lo chi!
-Mấy phút nữa hạ cánh chú! tôi hỏi.
-5 phút nữa, đang hạ độ cao đây.
Tôi cũng không dám chậm trễ nên ra sau khoan gọi 2 thằng kia dậy chuẩn bị hạ cánh. Tôi dù ngồi sau nhưng ráng rướng người ra phía trước mà nhìn, chỉ thấy 1 khoản đen mờ mịt nhưng cảm nhận máy bay đã hạ độ cao rất thấp vì từ đây tôi nhìn thấy tầng mây
đang ở tít trên cao, bất ngờ ở khoản đen tăm tối trước mắt 2 hàng điện vàng ở đâu sáng lên rọi rõ 1 đường băng hạ cánh. Chuyện này tôi cũng không lạ gì, thông thường máy bay lớn phải hạ cánh ban đêm vì tiếng động cơ máy bay k rất lớn, ban ngày rab có thể thấy từ cách vài chục km mà đuổi theo nên phải hạ cánh ban đêm. Chiếc máy bay chở hàng lặc lè đáp xuống, tiếng lốp chạm với đường băng nghe chói cả tai, máy bay cứ thế chạy cho hết đà trong phi đạo 1 hồi rồi dừng hẳn.
Chú Hưng và chú Trưởng vội vàng tắt động cơ và mấy thứ máy móc, đợi 1 lúc có người
gõ côm cốp vào thành máy bay, chú cho mở luôn cửa khoản hàng lớn phía sau đuôi. Tôi và thằng Hoàng khiên thằng Vinh xuống, chắc bên quân nhu gọi trước báo có thương bình nên 1 chiếc xe bệnh viện cũng đã đợi sẵn. Vì tôi với thằng Hoàng mang lệnh bảo vệ lô hàng nên không thể theo xe thằng Vinh được, sau khi khiên nó ra tôi chỉ kịp dặn tay y tá trên xe sơ sơ về bệnh tình của nó rồi quay lại máy bay. Xe cứu thương đi chung đoàn nên cũng không thể chạy trước đành đậu đó đợi bốc xếp xong xuôi rồi đi luôn.
Trong sân bay vắng lặn như tờ, chỉ có vài chiếc xe đợi sẵn như xe tải, xe nâng, xe cứu thương và 2 chiếc xe 7 chỗ. Đèn từ đường băng đã tắt từ bao giờ nên gần 2 chục người đang làm việc trong ánh sáng đèn pin lấp loáng. Tôi quay về máy bay, ai nấy đều bận rộn kẻ tháo hàng, người điều khiển xe nâng rồi chất hàng lên xe, có 2 thằng lính bảo vệ chúng tôi với Phi công là rảnh rỗi:
-2 thằng mày có về lại Biên Hòa luôn không? Chú Trưởng hỏi
-Dạ không chú, lệnh nghi phải giao hết lô đạn pháo này an toàn mới về được. Thế 2 chú về luôn trong đêm nay à?
-Ừ, ở Biên Hòa thiếu máy bay, đậu lâu không được, đợi họ chất hàng xong là bay về luôn. Tôi nhìn quanh thấy trên sân bay thấy có 1 số thùng hàng nhỏ được chở ra để sẵn.
-Họ gửi cái gì vào thế chú.
-Toàn cá khô ấy mà, chú Hưng cười.
-Thế còn chú không vào thăm vợ con hay sao. Tôi hỏi chú Hưng
-Khi khác, bay ra bay vào suốt ấy mà, chú đáp.
-Dạ, vậy cảm ơn 2 chú cho đi nhờ, hôm khác biết đâu lại phải quá giang đi về lại.
-Lắm chuyện, thế thôi nhé, coi ra ký tá bàn giao hàng hóa kìa. Chú giục tôi
Tôi cầm cuốn sổ chạy ra sau thấy họ đang bốc hàng đống thùng gỗ nặng trình trịch xuống, trên thùng đầy chữ trung quốc nhưng có nghi 105mm chắc
là đạn pháo, tôi dở sổ ra thấy nghi lai lịch lô hàng, hóa ra là đạn của ta thu được từ Trung Quốc ở ngoại ô Sài Gòn khi chúng bỏ chạy.
Tôi ngó nghiên thấy toàn lính lác bốc dở và vài tay cảnh vệ ôm súng, chẳng thấy thằng cha sĩ quan nào cả, lại hỏi thì 1 tay người bắc chỉ vào trong xe oto. Chiếc Fortuner màu đen đậu im lìm ở 1 góc, cửa kính đen nên tôi chả thấy gì, tôi lại gõ công cốc vào kính thì người trong xe mới kéo kính xuống, thì ra là cô sĩ quan tên Vy.
Để nói về nhân vật này thì vô hồi kỳ trận không hết, chỉ biết cô ta là sĩ quan quản lý an ninh của khu an toàn, lúc trước khi ra Đà Nẵng tuyển quân tôi đã gặp 1 lần nhưng lúc đó Đà Nẵng không dư người nên tôi chẳng lấy được ai, phần nữa cô Vy này tính tình cẩn trọng, không điều thêm quân cho cô ta thì thôi chứ đừng hòng mà lấy được người của cô ấy. Vy có vẻ lớn hơn tôi 1 chút nhưng lại gọi tôi là Anh mới lạ, dáng cô ta cao nhưng hơi đậm người lại còn đeo kính, nếu nhìn sơ qua không ai nghĩ là quân nhân, tính tình cô ấy thẳng thắng nhưng không đến nỗi làm người khác khó chịu, riêng về công việc thì rất có khả năng nên tuổi đời còn trẻ, lại là nữ giới mà đã leo lên đến chức này.
-Này! đồng chí cho tôi bàn giao lô hàng cái!
-Ơ hay! đã xuống hàng xong đâu, Ơ mà chàng sĩ quan tuyển quân ngày nào sao lại phải đi làm cảnh vệ vậy? Tôi cũng không biết cô ấy hỏi đùa hay thật.
-Ah, có thằng em bị thương, đưa nó ra đây tiện thể đi theo thôi, mà sao hôm nay đích danh trưởng ban an ninh khu lại phải ra tận sân bay thế này? tôi hỏi lại
-Trời, anh tưởng trưởng ban an ninh là chỉ tay 5 ngón chắc. Cô nàng đáp rồi mở cửa xe bước xuống, hóa ra là nãy giờ đang xem xét tài liệu gì đó.
-Anh vẫn còn giận tôi
chuyện lần trước hay sao vậy?
-Hả? làm gì có,
mới đi đánh nhau về hơi mệt chút thôi. Tôi cười rồi giơ cánh tay ra để cô ta có thể nhìn từ đầu đến cuối xem tôi lấm lét tới cỡ nào
-Vậy thì tốt, có việc sắp phải nhờ anh đấy.
-Việc của liên quân thì tôi không ngại gì, đừng để tôi làm với mấy ông chính trị viên bên mình là được.
-Anh yên tâm, như vậy xem như đã nhận lời rồi nhé.
-Cô coi sao chữa trị cho thằng em tôi đangnằm trong xe kia là được. tôi trả treo.
-Chuyện nhỏ, cô nàng nháy mắt.
Cả 2 mãi nói chuyện, hàng đã chất xong lên xe khi nào không hay, 1 chiếc xe bồn chở dầu ở đâu chạy ra tiếp dầu cho máy bay. Chúng tôi nán lại 1 lúc đợi máy bay cất cánh rồi mới lên xe rời đi. Tôi có ra Đà Nẵng cách đây mấy tháng nhưng cũng chỉ nghé qua vài tiếng rồi đi ngay vì lúc đó họ báo là thiếu quân, tôi thấy có vẻ cũng chẳng muốn hợp tác gì nên thôi. Lúc đó tiếp tôi chỉ có cô Vy đây và vài tay chính trị viên cùng sĩ quan ở ngay sân bay này, thấy tôi còn trẻ nên mấy tay kia cứ nói năng linh tinh gì về việc liên quân can thiệp quá nhiều và nên phân chia khu vực quản lý này nọ, tôi nghe chẳng lọt được chút nào nên kệ, từ đó đâm nghét.
Đoàn xe trước khi rời sân bay thì phân chia thành đội hình rõ ràng, 1 chiếc thiết giáp ở ngoài cổng chạy trước xong
tới xe 7 chỗ của tôi và Vy, tiếp đó là 2 xe tải hàng, cuối cùng là xe cứu thương và 1 chiếc 7 chỗ chở cảnh vệ khóa đuôi. Từ sân bay chạy vào khu an toàn không xa nhưng có vẻ họ chuẩn bị rất cẩn thận, xạ thụ đại liên trên nóc xe thiết giáp đi 1 đoạn lại dùng đèn lazer chiếu lên 1 vài tòa nhà cao tầng, vài giây sau 1 ánh đèn khác lại rọi xuống có vẻ như là mật lệnh an toàn để đi qua, còn trên kia đích thị là chốt gác. Đoạn đường từ trong thành phố về cầu Rồng đi qua nhiều ngã tư nhưng tất cả đều đã được phong kín bằng xe cộ và nhiều thứ linh tinh cao như nhà 2 tầng, trên gắn đầy thép gai nên rab muốn trèo qua cũng khó.
Đi 1 hồi chúng tôi cũg đến chân cầu, giống với mô tả của chú Hưng, ở đây lô cốt dày đặc, từ đầu này đến đầu kia có cả chục ụ súng máy, có điều họ đã lắp lại lan can cầu và thay bằng 1 dãy hàng rào thép gai khá cao. Trên cầu ngoài lô cốt ra còn có vô số cửa bằng lưới B40, xe chạy qua nhanh quá nên tôi đếm không kịp nhưng không dưới chục cái. Cái cách phòng thủ này tôi từng thấy ở Khu An Toàn 48, nếu rab tấn công từ ngoài vào thì lực lượng bên trong cứ từ từ lui qua từng lớp cửa rồi bắn hạ chúng, đơn giản lại hiệu quả.
Xe chạy qua cầu
về phía biển rồi ngược lên hướng Bắc, địa hình thành phố Đà Nẵng đúng là thiên thời địa lợi nên mới lập được khu an toàn, thành phố này vốn dĩ được chia đôi ra bởi sông Hàn, phía biển có các quận như Mỹ An, An Hải và
núi Sơn Trà. Cả cái khu này là 1 bán đảo nhô ra giữa biển nên chỉ cần cắt các cầu và đường ở phía nam là có thể cô lập hoàn toàn được với nội đô bên trong.
Tôi mãi suy nghĩ thì xe tới khi nào không hay, hóa ra là đã tới chân núi Sơn Trà, nơi đây mới đích thị là cổng khu an toàn. Không khác với Khu 48 là mấy, đầy tường gạch, chốt gác rồi thép gai, xe cũng phải chạy qua 1 đường chui bằng thép gai mấy chục mét mới tới cổng, sau khi cổng mở ra lại phải vào mấy lần sân, trong sân có nhà cho lực lượng bảo vệ và 4 chốt gác 4 góc, mãi qua mấy lần cửa mới vào tới nơi.
Bên trong nhà cửa phố xá cơ bản vẫn như trước nhưng trời đã về đêm cũng chẳng có mấy người ở ngoài đường. Chúng tôi xuống xe, Vinh được đưa vào khu bệnh xá gần đó, tôi giao thằng Hoàng đi theo còn mình nhờ cô Vy kia bố trí chỗ ăn ở tạm thời.
Tôi được họ dẫn đến 1 khu láng trại làm bằng tôn, bên trong là 1 dãy giường 2 tầng cho lính ngủ, cũng chẳng có gì để chê, tôi quăng ba lô nắm luôn xuống chẳng thèm chào hỏi mấy người ở trong.