“Hành lang thật dài, ánh đèn lờ mờ. Ngẩng đầu một chút, liền thấy nơi cuối hành lang có người đang đợi tôi. Thì
ra cậu không đi.” ——
Khánh Bồi
Thời gian tươi đẹp luôn trôi qua đặc biệt nhanh. Tháng chín, Lý Trạch Niên bắt đầu lục tục mang theo một vài thứ chuyển về phòng ký túc, mà tôi xuất phát từ tư tâm nên cũng không trả lại căn phòng dưới lầu. Một năm sắp tới này, Lý Trạch Niên có không ít tiết học, hơn nữa lúc trước cậu ấy cũng tìm một công việc thực tập ở phòng trưng bày hội hoạ, tháng mười bắt đầu đi làm. Tôi bảo cậu ấy giữ những thứ cần thiết ở đây, khi cần có thể
quay về lấy bất cứ lúc nào, có thể bớt được mệt nhọc phải chạy tới chạy lui hai nơi.
Chạng vạng của một ngày trước khai giảng, tôi thấy chiếc giường bên kia vẫn còn trống không, hỏi Trần Gia Hạo: “Ngày mai đi báo danh, sao lần này cậu ấy trễ vậy?”
Cậu ấm nửa nằm trên chiếc giường đối diện, hết sức tập trung chơi game, “…Hửm?”
“Tôi nói Giang Trọng Ngạn đâu rồi, cậu ấy có gửi tin nhắn cho cậu không?”
“Không có,” nói xong, Trần Gia Hạo giống như bừng tỉnh khỏi trò chơi trong điện thoại, xoay đầu nhìn tôi, “Không phải,…cậu ấy không cần quay về trường nữa, về làm chi?”
Tôi không hiểu, sững sờ cả buổi, bối rối mở miệng hỏi: “…Là sao?”
“Không phải hệ của các cậu có hạng mục trao đổi sinh viên với Hương Cảng gì đấy sao?”
Tôi nghĩ, vẻ mặt kinh ngạc của mình nhất định rất khó coi, cho nên Trần Gia Hạo bị chọc cho ngồi ngay ngắn lại hỏi tôi: “Không phải chứ, trước khi đến kỳ báo danh chẳng phải cậu ấy đã nói qua rồi sao, cậu không biết?”
Cố gắng nhớ lại tất cả lời nói của Trần Gia Hạo, nhưng cũng chỉ có thể nhớ được một vài đoạn. Hình như…có chuyện như vậy, buổi tối một ngày nào đó, ba người trong phòng nói chuyện trên trời dưới đất, Giang Trọng Ngạn có nói đến chuyện trao đổi sinh viên với Hương Cảng. Nhưng, hôm đó tôi không cẩn thận nghe vào trong bụng. Lúc đó chính mình thân thiết với Lý Trạch Niên, ba ngày chạy qua chạy lại lầu số 25, bây giờ muốn ngồi dậy
cũng cảm thấy có chút vong hình(1).
Nếu Giang Trọng Ngạn thật sự tham gia vào hạng mục trao đổi sinh viên kia, vậy tháng mười cậu ấy sẽ đi Hương Cảng. Chính xác là không cần về trường nữa, ít nhất là một năm nay.
Giường cậu ấy đột ngột trống không, trên bàn học chỉ có một ít sách giáo khoa và sách giải trí không mang theo. Tôi chợt nhớ vào tuần cuối cùng, lúc cậu ấy đóng gói đồ đạc đã để lại khối rubik bình thường mình hay chơi cho tôi.
“Này, tớ lười mang nó về, để lại cho cậu chơi đấy.”
Lúc đó tôi nói: “Không cần, tớ cũng sẽ không… cho dù có cho tìm được trình tự cho tớ xem, tớ cũng không nhất định sẽ chơi được.”
“Không sao mà, trong thời gian nghỉ cậu thấy chán thì có thể chơi bất cứ lúc nào, không biết cứ gọi cho tớ, tiền học phí chỉ cần trả 85% thôi.”
Tôi đoán lúc đó cậu ấy để lại rồi nói như vậy, có phải là vì muốn chờ điện thoại của tôi hay không, nhưng khối rubik này đã bị tôi nhốt trong ngăn kéo ít nhất là suốt cả mùa hè, chưa từng chạm qua.
Về chuyện phải đi trao đổi, tôi không thể nào trách móc cậu ấy đến cả một chữ cũng không nói, cũng không thể có bất cứ lập trường gì. Bởi vì từ sớm đã không thể nào giả vờ như không hiểu mà gọi cho cậu ấy, hỏi cậu ấy vì sao không nói cho tôi biết, vẫn chưa coi nhau là bạn? Chính vì hiểu rất rõ cá tính của cậu ấy, mới sợ có một ngày hỏi ra, cậu ấy thật sự sẽ nói cho tôi biết: Ngay từ đầu chưa từng coi tôi là bạn. Giống như vào lễ độc thân năm đó,
cậu ấy nói với tôi: “Khánh Bồi, tớ rất thích cậu, có muốn thử một chút với tớ không?” Tuy rằng khi đó, ánh mắt dưới cặp kính gọng đen của cậu ấy cong cong, viện cớ nối dối cho qua. Nhưng tôi biết rõ cậu ấy đang thử thăm dò, hơn nữa, còn đang chờ đợi một câu trả lời từ tôi, mà tôi chỉ có thể giả vờ không hiểu gì mà thôi.
Thiếu Giang Trọng Ngạn, phòng ký túc quạnh quẽ đi không ít.
Mỗi ngày Trần Gia Hạo hơn phân nửa thời gian đều ở chung với bạn gái, cả tuần cũng có bốn năm ngày không trở về. Trước đây Giang Trọng Ngạn luôn nói nhiều hơn tôi, ngay cả cằn nhằn cũng nói rất lâu. Những lúc trời nhiều nắng, cậu ấy luôn cõng ánh sáng ngoài ban công trên lưng, gác chéo chân, vừa chơi rubik vừa nói chuyện với tôi. Khi đó tôi cười cậu ấy dài dòng, bây giờ lại thật sự cảm thấy có chút cô đơn.
Chờ đến tháng mười, tôi gửi một tin nhắn cho cậu ấy, hỏi chính xác ngày cậu ấy lên đường. Tôi nhận được tin trả lời rất nhanh, trong tin nhắn cậu ấy nói không còn mấy ngày nữa, gần đây đang dành khoảng thời gian rảnh rỗi cuối cùng này để đi chơi khắp nơi, vừa mới đi Khẩn Đinh vài ngày. Gió và cát, ngọn hải đăng mũi Nga Loan, cậu ấy đã mấy lần rủ tôi cùng đến xem, đáng tiếc là vẫn không có cơ hội.
So với Khẩn Đinh, hai mùa Xuân Thu trong năm ở đây ngắn hơn, giống như vừa mới bắt đầu, nhưng nháy mắt một cái, Hạ Đông liền vội vã tới.
Lý Trạch Niên vừa tới phòng trưng bày hội hoạ không lâu, tất cả đều quan trọng ở lúc bắt đầu, cậu ấy trở nên không nghe lời không buông tha với những chuyện vụn vặt này. Tôi quá rõ cậu ấy —— với những chuyện mình thích, đặc biệt cố chấp, đặc biệt nghiêm túc.
Nhiều người bạn của cậu ấy cũng có một trái tim yêu nghệ thuật như thế, nhưng sau khi bước chân vào xã hội lại quay đầu. Duy chỉ có cậu ấy, mang theo một bản lý lịch tốt đẹp hơn những người khác một phần, lại từ chối những ‘cơ hội hoàng kim’ cầu còn không được, dốc lòng cống hiến cho hội hoạ. Cậu ấy luôn là người rời khỏi phòng trưng bày trễ nhất, có đôi khi sau tám giờ hơn mới ra khỏi phòng trưng bày, còn phải ngồi nửa giờ trên tàu điện để quay về ký túc xá.
Nhìn trời dần sang Đông, tôi không nhìn nổi cậu ấy cứ thế này, cho dù có khuyên cậu ấy nếu sáng hôm sau không có tiết, tan làm lập tức quay về nhà, tốt xấu gì cũng không cần vội vàng đi đường xa như vậy, ở nhà ấm áp hơn rất nhiều. Nhưng năm nay cậu ấy làm Phó chủ tịch, phải xử lý không ít công tác sinh viên, nên đa số cậu ấy thường chỉ cười cười, nói không có gì phải lo lắng, rồi lại thằng tuột từ tai trái sang tai phải.
Với những việc này, cậu ấy luôn nghiêm túc, hơn nữa còn có nguyên tắc riêng để làm việc. Trong lòng tôi hiểu rõ, nên cũng không can thiệp nhiều. Nhưng thật sự tức giận là phát hiện một lần sau khi tan làm, cậu ấy không chỉ gạt tôi lén ngồi thật lâu trên xe trở về, còn ở phòng vẽ ngồi vẽ tranh suốt cả đêm, sáng hôm sau lại giả vờ như không có chuyện gì mà đi học.
Khi đó, tôi thoáng cái tức giận, thậm chí còn không nghĩ ra tại sao bản thân lại tức giận như vậy, đến tột cùng là giận bởi cậu ấy lừa tôi hay giận vì cậu ấy không chú ý đến bản thân mình.
Tôi biết Trạch Niên có một tiết vào buổi sáng, mà hôm nay cậu ấy cũng không phải tới phòng trưng bày. Theo thường lệ, chiều cậu ấy sẽ đến tìm tôi, nhưng tôi đã gọi điện thoại cho cậu ấy rất lâu, nhưng từ đầu đến cuối vẫn là tắt máy.
Lúc sắp đến giờ cơm tối, cuối cùng không kiên nhẫn được nữa nên định tới trường cậu ấy tìm môt vòng. Kết quả là đến cả phòng ký túc tìm cũng không biết tung tích của cậu ấy. Tôi gấp đến độ ngay cả gió lạnh thổi từng cơn thật mạnh vào mặt cũng không đoái hoài. Nghĩ phải tỉnh táo lại suy nghĩ một chút, thế nhưng người đầu tiên nhảy ra trong đầu lại là Dương Sinh.
…Cậu ấy, có khi nào đi tìm Sinh Sinh hay không?
Nhất thời, tôi bị chính cái suy nghĩ của mình đánh bại, có chút bất đắc dĩ ngồi xuống bậc thang dưới lầu.
Cuối tháng mười một đầu tháng mười hai, mùa Đông vẫn chưa tới bao lâu, không khí lạnh lẽo cũng không còn ngượng ngùng nữa. Nhìn số ít đám đông vội vã đi qua, trong lòng cũng có chút không còn cách nào ——
Hoá ra, cậu ấy là người bất cứ khi nào cũng có thể biến mất như thế.
Hoá ra, nếu cậu ấy phải về nơi của người nào đó, tôi ngay cả một cách cũng không có.
Lúc lên lầu, tôi chỉ cúi đầu mà đi, tay cắm vào túi dường như không ấm lên được chút nào.
Lặng lẽ đếm số bậc thang của ký túc, hoá ra mỗi tầng chỉ có chín bậc.
Lúc đi nhanh đến lầu bốn, mới nghĩ đến chuyện tìm chìa khoá.
Hành lang thật dài, ánh đèn lờ mờ. Ngẩng đầu một chút, liền thấy trước cánh cửa cuối cùng có một người đang chờ.
Tôi có hơi cười không nổi, nhìn cậu ấy có chút lạnh, thong thả bước chờ tôi, cảm thấy trong lòng có chút chua xót.
Lý Trạch Niên, thì ra cậu không đi.
——
CHÚ THÍCH
(1)
Vong hình – 忘形 – ý chỉ xa rời thế giới, quên mất hình dáng của mình, ý còn chỉ quá vui đến mức mà mất đi dáng vẻ bình thường. Cũng chỉ sự sinh hoạt không hơn thua tính toàn giữa bạn bè. Ở đây ý là nói Khánh Bồi mệt đến ngồi dậy cũng không nổi.