*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.“Người kia biết rõ cậu ấy rất tốt, cũng biết mình không tốt, nhưng dù có
như thế cũng không vì vậy mà ngừng tổn thương cậu ấy. ‘Nếu như thời gian có hạn, không bằng để cho cậu mãi nhớ tôi.’ “ ——Khánh Bồi
Tàu điện chạy qua một đoạn đường hầm tối đen, không khí đối lưu trong khoang tàu có hơi lạnh. Dưới ngọn đèn sáng sủa, Lý Trạch Niên tìm hai tấm vé vào cửa từ trong ba-lô, “Coi như là mình tạ lễ đêm hôm trước!”
Cổ điển và duy mĩ —— triển lãm hội hoạ châu Âu thế kỷ 19.
Tôi nhìn phần giới thiệu sơ lược trên vé, hỏi: “À, là triển lãm tranh?” Đối với kẻ ít kiến thức nghệ thuật, cứ tưởng
là triển lãm nghệ thuật bình thường.
“Ừm, nghe nói lần này có 100 bức tranh, không ít tác phẩm đặc biệt được mang đến từ các bảo tàng lớn ở châu Âu, cho nên rất khó có vé đấy.”
Tôi không hiểu rõ chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, hay trào lưu Tiền Raphael(1) là gì, nhưng thấy Lý Trạch Niên vô cùng hào hứng, tôi cũng sẵn sàng tin rằng, những thứ này chắc chắn rất thú vị.
Tôi ngồi bên cạnh nhìn cậu bỏ vé vào ngăn bên ngoài ba-lô. Cậu ấy chú ý đến ánh mắt của tôi, sau đó nhìn tôi, hỏi tôi sao vậy.
Tôi thích người như vậy —— lúc tôi nhìn cậu ấy, cậu ấy sẽ không dời ánh mắt đi.
Tôi nghĩ, nếu như không phải người kia, dù có là ai đưa cậu ấy đến bệnh viện đi nữa thì đối với Trạch Niên mà nói cũng không khác nhau. Nhưng quan trọng là, tôi lại xuất hiện giữa hai người bọn họ giống như cầu nối, có thể truyền tải thông tin mới nhất liên quan tới hai bên cho cậu, tôi hiểu rõ ý nghĩa của cuộc hẹn lần này, cho dù đó không phải là toàn bộ mục đích của cậu ấy, nhưng nếu có thể nghe một vài lời về người kia cũng coi như là tốt.
Từ nhỏ đến lớn, lời khen tôi được nghe nhiều nhất từ thầy cô và người lớn là tính cách chín chắn, hiểu chuyện. Nếu thật sự như thế, không bằng để tôi thay cậu ấy mở lời: “Sao vậy, cãi nhau với tên kia?”
Cậu ấy không trả lời, nhưng tôi đã sớm biết đáp án từ lâu.
Cửa tàu điện mở rồi lại đóng, có người lên, cũng có người xuống, hai người phụ nữ liến thoắng về chuyện nhà chuyện cửa trước mặt đã đổi thành một nam một nữ không quen biết.
“…Cũng không tính là vậy,” sau một hồi im lặng, rốt cuộc cậu ấy cũng thừa nhận: “Nói chung là không bên nhau nữa.”
“Sao vậy?”
Trạch Niên cố gắng giả vờ như không có chuyện gì, quay đầu nói: “Cậu ấy quá thích để ý vào những chuyện vụn vặt, chuyện gì cũng làm lớn lên. Dường như cho dù mình có làm gì cũng không thể khiến cậu ấy vừa lòng, chuyện mà cậu ấy chỉ cần vài phút để làm xong, mình có lẽ phải làm cả một tiếng…Mình cảm thấy bên nhau quá mệt mỏi, thật sự không có ý nghĩa gì cả.”
Lúc cậu ấy nói điều này, hai bàn tay đang đan vào nhau.
Tôi cúi đầu thấy ngón tay của cậu ấy vẫn còn đeo chiếc nhẫn kia. Ánh sáng chiếu vào mặt ngoài chiếc nhẫn, dù giá không cao
nhưng cũng không thiếu tinh tế, vì mang lâu nên đường viền đã trở thành màu đen thô ráp, chắc chắn kể cả lúc tắm cậu cũng không tháo ra.
Lý Trạch Niên trước mắt giống như một người mới vừa bước ra khỏi thế giới nhỏ của mình. Vì Dương Sinh, cậu ấy không còn cảm thấy bối rối vì cái gọi là thiếu kiến thức phổ thông nữa. Cậu ấy biết rõ mình sống ở bán cầu Bắc; biết mỗi tháng đều có trăng tròn; không có tư duy logic mạnh, nhưng lại biết tìm ra sự khác nhau của 12 quả táo với 3 quả táo; không học lý, nhưng hiểu được một vật bị hong khô có liên quan đến trọng lượng của nó hay không. (2)
Mỗi người đều có điểm yếu của mình, dùng cách thức vụng về cũng không thể làm cả hai bên cố gắng vui vẻ, nhưng trái lại, như thế rất đáng quý.
Cậu ấy thật sự coi người kia như châu báu nên mới nhiều lần sẵn sàng lùi bước đến giới hạn cuối cùng của mình, dù lần nào cũng đau khổ, nhưng sau đó vẫn muốn liều mạng bên nhau. Mặc dù ở trường được nhiều người ủng hộ, nhưng trước mặt Dương Sinh lại không hề che giấu sự ngớ ngẩn và thiếu hiểu biết của mình, kiểu tình cảm nhiệt tình và chân thành này, tôi biết rõ tôi không nhìn lầm cậu ấy.
Tàu điện ngầm đến trạm, cuối cùng cậu ấy vẫn nói gần nói xa hỏi tôi tình hình gần đây của Dương Sinh.
Tôi suy nghĩ một chút, “Cũng tạm được.”
Cậu ấy không nói thêm gì nữa.
Dù sao cũng có tự tôn và cảm giác riêng, khi bị tổn thương cũng sẽ thấy đau. Có thể đứng trước vách đá tha thứ một trăm lần, một ngàn lần, một vạn lần, nhưng sau đó, tất cả đều trở về con số không.
Lý Trạch Niên đi phía trước tôi bị những bức tranh trong buổi triển lãm thu hút. Trung tâm của phòng triển lãm rộng lớn có không ít người hâm mộ đến xem, toàn bộ trần nhà được thiết kế lắp kính thuỷ tinh trong suốt, những vách tường trắng bao quanh hội trường được chia thành những không gian riêng. Tôi thấy cậu ấy đứng trước một bức tranh của Monet(3) rất lâu, giống như cái tên《Portrait de Camille au bouquet de violettes 》(4),
bức tranh vẽ một người phụ nữ mặc đầm dài đậm màu đội mũ dạ thướt tha ngồi trên ghế, tay trái cầm vài cành hoa tím.
“Camille chính là người vợ đầu tiên của ông ấy,” Trạch Niên quay đầu lại, “Monet vừa gặp Camille đã yêu, nhưng sau này do cha ông không thích ông và Camille bên nhau nên cắt đứt toàn bộ phần hỗ trợ tài chính của ông, khi đó Monet vẫn chưa nổi tiếng nên cuộc sống rất vất vả nghèo khó, nghe nói vì lúc đó không có tiền mua vải vẽ tranh, phải cạo hết thuốc màu trên tranh đã vẽ xong mới có thể dùng lại.”
“Monet có một bức tranh rất nổi tiếng vẽ cảnh mặt trời mọc phải không? Sau đó chắc cuộc sống cũng khá giả hơn nhiều.”
“Ừm, bức cậu nói là
《Impression, soleil levant》(5), nhưng đó là chuyện của năm-sáu chục năm sau. Dù bị cha phản đối, nhưng ông ấy vẫn kết hôn với Camille, khi đó Monet vẫn còn là một kẻ nghèo rớt mồng tơi.”
Trong tranh của Monet, thật sự rất khó nhìn ra trong cuộc đời của người hoạ sĩ này từng có nhiều ngày kết bạn với bần cùng. So với trường phái trừu tượng và nghệ thuật trình diễn(6) trong thời đó, tranh của Monet đa số đều là thời tiết ấm áp của miền Nam, phong cảnh tĩnh lặng chốn nông thôn, có trời có biển, màu sáng và màu tối hoà quyện vào nhau trên bức tranh sơn dầu.
Đây là một trong những hoạ sĩ mà Trạch Niên thích nhất, tôi cũng không cảm thấy ngạc nhiên.
“Nhìn《Portrait de Camille au bouquet de violettes》, nhiều người sẽ say sưa nói đến đoạn tình cảm giữa Monet và Camille. Lúc cuối đời ông hoàn thành bức《Les Nymphéas》(7), ngày hôm sau liền tạ thế, được mai táng ở nghĩa trang của phu nhân.” Trạch Niên nhìn bức tranh, dường như vẫn chưa thoát khỏi đề tài liên quan đến Monet, “Cho nên nói, mặc dù người ngoài có ngăn cản thế nào đi nữa, chỉ cần yêu nhau, tìm mọi cách thì cuối cùng vẫn có thể bên nhau.” …Nếu vẫn không thể, có thể là do đã tìm lầm người.
Một buổi tối sau khi họ chia tay nhau được hai tháng, họ tình cờ gặp lại nhau ở ký túc.
Cả hai người đều muốn cẩn thận mở lời trò chuyện, thế nhưng đi cả một vòng quanh ký túc, vẫn chưa nói gì.
Sau khi cả hai cùng nhau ngồi xuống băng ghế dưới lầu, Dương Sinh lại đột ngột hỏi: “Sáu mươi ngày, vẫn ổn
chứ?”
Lý Trạch Niên dùng sức mím môi một cái, buồn bực gằn từng chữ: “Không ổn, mình rất không ổn.”
“Không sao, sau này sẽ ổn thôi, dù sao…” Dương Sinh ngẩng đầu nhìn lên trời, bầu trời tối đen không một ngôi sao. Cậu im lặng thật lâu, giọng điệu đùa giỡn như không có chuyện gì: “Ở bên cạnh tôi, rất đau khổ, như vậy cậu sẽ không quên tôi.”
Cậu ấy nhớ rõ hôm đó Dương Sinh đã khóc, nước mắt chỉ có một giọt. Dù bầu trời tối đen, nhưng vẫn có thể nhìn thấy sự hiện diện của nó.
——
Tác giả: Tôi lại sửa, có cảm động đến muốn khóc không? =3=——
CHÚ THÍCH
(1)
Tiền Raphael:
là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện ở Anh khoảng giữa thế kỷ 19. Trào lưu này xuất phát từ Nhóm Tiền Raphael, được thành lập năm 1848 bởi John Everett Millais, Dante Gabriel Rossetti và William Holman Hunt. (
TruyenHD)
(2) Đoạn này nguyên văn là
没有强悍的思维逻辑, 却知道了 12 个苹果怎样称 3 次就找出不同的那一个; 学不来物理, 但也懂得了一个东西是否会被风刮起来与它本身的重量无关. Bạn nào biết cứ góp ý mình
;A; Còn nếu phân biệt 3 “loại” táo thì là: táo trong chuyện Eva, táo của Newton và táo của Steve Jobs.
(3)
Monet:
Claude Monet (14 tháng 11, 1840
– 5 tháng 12, 1926) là họa sĩ nổi tiếng người Pháp, một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng. (
TruyenHD)
(4)
Portrait de Camille au bouquet de violettes:
(5)
Impression, soleil levant:
(6) Nghệ thuật trình diễn:
Nghệ thuật biểu diễn là những hình thức nghệ thuật khác với nghệ thuật tạo hình trước đây: nghệ thuật biểu diễn sử dụng cơ thể, mặt và sự có mặt của chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn, trong khi nghệ thuật trước đây sử dụng các vật liệu như đất sét, kim loại hoặc sơn có thể được đúc hoặc biến đổi để tạo ra một số đối tượng vật chất cho nghệ thuật. Thuật ngữ “nghệ thuật biểu diễn” đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào năm 1711. (
TruyenHD).
(7)
Les Nymphéas:
——
.Hết chương 16.