- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Thầy À! Sao Lại Đòi Làm Chồng Em?
- Chương 18: Người đàn ông tử tế
Thầy À! Sao Lại Đòi Làm Chồng Em?
Chương 18: Người đàn ông tử tế
Hôm nay thầy không có tiết, nên sau khi chở tôi đi ăn sáng xong là ổng thả tôi ở cổng trường rồi rời đi liền. Tôi vác balo như trẻ nhỏ mới rời vòng tay của phụ huynh mà bơ vơ đi vào trường. Trước khi đi còn bị phụ huynh nựng cho vài cái muốn nát cái mặt. Kì thiệt luôn, đã nói là đừng có yêu đương gì rồi mà ổng chẳng chịu nghe, cứ làm theo ý mình vậy đó.
Trưa ấy, thầy vẫn tấp vào trường nhưng bữa nay lại cho tôi ăn món Huế. Vẫn cách thức chăm sóc và coi tôi như 1 mầm non tương lai của đất nước. Sau đó tôi trở lại trường và học tiết buổi chiều. Mà công nhận ông giáo cũng rảnh lắm. Ổng từ công ty trưa nắng chang chang lái lên trường lo cho tôi bữa trưa xong xuôi đâu đó, rồi lại quay về công ty làm tiếp. Tôi đề nghị thầy đừng lo lắng cho tôi như thế nữa vì thấy phiền hà cho thầy quá, nhưng thầy kêu:
- Vậy mỗi buổi trưa tôi kêu tài xế ghé qua trường rước em lên công ty, để tôi lo em ăn uống đàng hoàng cho tôi tên tâm, rồi sau đó chở em về trường lại nha!
Thôi, kiểu nào cũng chẳng trốn được! Hajzzz
Khi dùng cơm trưa với thầy xong, tôi quay về trường và vẫn còn khá sớm. Theo thói quen, tôi ra sân sau ngồi mộng mơ đọc sách. Đang mùa thu nên mấy tán cây cao bắt đầu thay lá. Khi gió thổi tạt vào lại khiến từng chiếc lá vàng rơi rũ xuống tạo nên khung cảnh rất ư là thơ mộng. Nhưng đẹp được vài giây thôi, lát nữa lại cực mấy cô lao công quá trời cho xem. Bỗng trước mặt tôi chìa ra 1 bức tranh vẽ bằng màu nước rất đẹp. Ủa, người trong bức tranh chính là tôi mà ta.
Tôi giật mình hướng mắt lên nhìn, để xem coi người đã cất công vẽ tôi là ai đây. “Toang”, đây chẳng phải là anh chàng khoá trên hay ngồi đây hát mỗi buổi trưa sao? Thấy tôi tròn xoe mắt nhìn, anh ấy nhoẻn mỉm cười rất hiền hoà và nói với tôi rằng:
- Anh tặng em nè, thấy em trưa nào cũng ngồi ở đây nên anh muốn ra làm quen với em!
Tôi ấp úng gãi đầu, rồi đưa 2 tay ra nhận lấy bức tranh mà mình chính là nhân vật chính. Khung cảnh xảy ra cũng ngay tại nơi đây dưới tán cây và góc ghế đá này. Bẽn lẽn nhìn anh ấy, tôi nói:
- Em cám ơn anh!
Anh ấy có nhã ý muốn ngồi cạnh tôi, nên tôi cũng lịch sự nhích người ra chừa chỗ trống cho anh ấy.
- Anh tên Khải, năm ba khoa Kiến Trúc Cảnh Quan, còn em tên gì?
- Dạ em tên Ái Phương, em bên khoa Nội Thất và mới năm nhất thôi ạ!
Tôi và anh chuyện trò qua lại, chỉ đơn giản là hỏi thăm nhau những câu xã giao thôi. Anh ấy là người thành phố chính gốc, và cũng hay đi phượt lên Đà Lại quê tôi ngao du lắm. Nói chung người ta hỏi gì tôi trả lời nấy chứ cũng không tía lia cái miệng. Khi gần đến giờ vào học môn buổi chiều, cả 2 chúng tôi cùng tạm biệt và quay trở lên lớp của mình. Thôi kệ, coi như mình làm quen thêm được 1 đàn anh khoá trên. Sau này có chuyện gì không hiểu, có thể hỏi han anh ấy thêm nhiều điều về ngôi trường mới này vậy.
Tối ấy, không thể trốn tránh được số phận của mình. Sau khi tan làm ở quán cà phê thì ông giáo Vinh đã chờ tôi sẵn ở cửa. Lại cái màn đưa tôi đi ăn tối rồi thầy mới đưa tôi về lại chung cư. Trước khi về đến nơi, tôi có nhờ thầy dừng lại để coi ông cụ vô gia cư còn ở nơi đó nữa không? Tôi không biết cụ có đang xảy ra chuyện gì, mà mấy ngày nay tôi không còn thấy bóng của cụ ngồi đó nữa. Nhưng thầy lại không cho xe dừng lại, vẫn bang bang trên đường và nói với tôi rằng:
- Em đừng lo nghĩ về ông ấy nữa, tôi đã đưa ông ấy về trung tâm chăm sóc các cụ già neo đơn của nhà tôi rồi. Vào đó cụ ăn ngủ có người lo cho đầy đủ và tử tế lắm, nên em cứ yên tâm đi!
Wow!!! Tôi ngẩn ra nhìn thầy, ủa mà sao thầy biết đến cụ ông ấy nhỉ? À mà còn 1 việc nữa tôi muốn hỏi từ lâu:
- Thầy..còn cụ bà bị tai nạn hôm bữa thì sao? Hôm sau em có vô thăm nhưng bà ấy đã chuyển viện rồi!
Vẫn tập trung lái xe, thầy vừa giữ vô lăng vừa cho tôi biết rõ tình hình:
- Bà ấy bị gãy xương khá trầm trọng, nên bác sĩ nơi đó yêu cầu chuyển vào bệnh viện Nhân Dân 115 ngay sáng hôm sau. Con gái của bà cũng đã đến nhận thân nhân vào ngay đêm đó rồi. Và tiền viện phí của cả 2 bệnh viện tôi cũng đã chi trả toàn bộ, vì hoàn cảnh của 2 mẹ con rất đỗi khó khăn. Sao? Em còn muốn tôi giúp đỡ ai nữa không?
Tôi nhìn thầy đầy thán phục, thật ra tảng băng này có trái tim không hề băng giá chút nào nhỉ? Mà lại còn rất ấm áp và nhân hậu ấy chứ. Tôi nhớ đến buổi tối ấy, thầy chẳng bận tâm điều gì, không sợ bộ suit của mình hay cái xe hơi sang trọng của ổng dính máu. Cũng chẳng quan tâm ổng quá cao sang và bà cụ lại quá nghèo hèn, mà nhanh chân chạy lại bế cụ đi cấp cứu không 1 chút do dự nào cả. Một người đàn ông quá tử tế và tốt bụng như vậy. Ấy thế mà lúc ấy tôi lại nghĩ là tên buôn người mới đau. Mày bậy quá rồi Phương ơi! Mà cũng tại cái mặt ổng khi đó nó đanh với ngầu bà thím luôn. Hỏi chuyện người ta mà trông y như mấy tên giang hồ kiểu: “ Giờ mày có khai không? Không là ông xả mày liền à!” Giờ ngồi nghĩ lại sao tôi thấy lúc ấy tôi như con hâm vậy trời. Chắc ông thầy cũng muốn bó tay với tôi luôn!
Xe về đến dưới hầm chung cư nhưng tới khúc này hơi bị “lag”. Hic, ngại chết mất thôi. Khi tôi mở cửa bước xuống xe đi theo thầy và...chiếc dép dấu yêu hôm bữa từng bị tôi mém chút bỏ rơi trên đường chạy giặc đã xúc keo và há mỏ. Tôi vội ghị lấy tay thầy và ngập ngừng nói:
- Thầy...tiêu em rồi! Dép em...
Ông giáo dừng lại quay xuống nhìn chiếc dép xấu số của tôi, mặt chẳng hề biến sắc tỏ ý chê cười làm tôi quê chút xíu nào cả. Tôi cúi đầu xấu hổ nói với thầy:
- Không ấy, thầy đi lên nhà trước đi thầy, để em ngồi dán dép lại cho khô cái!!!
Ừm, thật ra thì đây không phải là lần đầu tiên dép tôi nó há mỏ đâu. Há hoài ấy chứ mà tôi cứ tiếc của mà dán tới dán lui, tại dép của nội mua cho mà, nên không nỡ bỏ. Với thấy còn mang được nên cứ dán vào mà đi thôi. Bởi vậy trong cặp tôi, đôi lúc có thể quên băng vệ sinh, chứ keo con chó lúc nào cũng ở trong thủ sẵn.
Ông giáo già lia mắt lên nhìn khuôn mặt ngại ngùng của tôi rồi lên tiếng đề nghị:
- Bỏ dép ra!!!
- Chi vậy thầy? Dép này nội em mua nên em quý lắm, còn đi được mà thầy!!!
Cố giải bày cho thầy hiểu về tiểu sử của đôi dép. Nhưng thầy lại nhấn giọng 1 lần nữa:
- Thì em cứ cởi ra đi, tôi có kêu em giục bỏ nó đâu ơ hay!....Ôm cái balo dùm tôi luôn nè!!!
Vừa nói, thầy vừa dúi cái balo của tôi nãy giờ thầy đã cầm dùm, do sợ tôi đeo nhiều gù lưng với bị đì không lớn nổi. Tôi nghe lời tháo dép ra đi chân không và ôm lấy cái balo của mình. Chẳng tỏ ra ngại ngần hay kì thị tôi, thầy bỗng cúi xuống cầm đôi dép của tôi lên và vài giây sau...cả người tôi lẫn cái balo bị nhấc lên luôn khỏi mắt đất. Âu nâu!!! Tôi la oái lên 1 tiếng khi thầy ẵm tôi trên tay cách nhẹ bâng và gọn gàng.
- Trời ơi thầy ơi! Bỏ em xuống đi mà. Em đi chân đất được mà. Người ta nhìn kìa kì chết mất!
Chân tay tôi giãy dụa có ý muốn nhảy xuống đất nhưng bị ông giáo nạt cho 1 cái:
- Cái con nhỏ này yên coi! Lăng quăng cái chân tôi bẻ gãy giò em bây giờ đó.
- Nhưng mà...
Tôi vừa sượng vừa tức tối nhìn thầy, mặt mày nóng ran và trông vô cùng khó xử. Nhưng thầy đã bặm môi còn đưa mắt liếc tôi 1 cái vô cùng dữ tợn, khiến tôi tính nói lên điều gì đó rồi lại im bặt luôn. Tay tôi vẫn ôm cái balo, hai chân đã ngừng ngoe nguẩy, cả người bồi hồi lẫn mông lung đến khó tả.
Khi thang máy mở cửa và thầy ẵm tôi vào, thật may là chẳng có ai bên trong hết. Nhìn vào bóng gương phản chiếu lờ mờ trong thang máy, thầy sao cao lớn và mạnh mẽ quá chừng, còn tôi lại quá đỗi nhỏ nhắn trong vòng tay này. Người đàn ông đang ẵm tôi trên tay, tại vì sao lại muốn quan tâm chăm sóc tôi từng chút một? Vì lý do gì hết lần này đến lần khác luôn muốn gần gũi và ôm ấp tôi vào lòng, như muốn chở che cho tôi vậy. Lại luôn coi tôi là trẻ nhỏ cần được yêu thương và vỗ về như 1 người cha hay người mẹ của tôi. Và nhất là, chưa bao giờ đem sự nghèo khó hay những chuyện xấu hổ của tôi mà để tâm tới. Đã thế luôn khuyến khích tôi chăm ngoan học cho tốt cho giỏi và phải luôn sống mạnh mẽ nữa chứ. Nhưng nếu có yếu đuối thì cứ việc dựa vào ngực thầy để ổng vỗ về và an ủi. Tự nhiên giây phút này sao tôi thấy ông giáo già cũng khá đáng yêu và dễ thương chứ nhể?
Ngước mắt lên nhìn thầy và ổng cũng cúi đầu xuống nhìn tôi. Tôi toe toét miệng cười với ổng khiến ổng phải nhíu mày hỏi:
- Vụ gì nữa đây?
- Sao thầy đẹp trai quá dợ?
Chết mịa, tôi bị lỡ miệng chứ không phải cố ý nói vậy đâu nha. Tại bị thầy hỏi đột ngột nên tôi bị liệu á. Vừa trả lời xong là tôi biết mình bị hớ miệng rồi, nên vội cắn răng cúi đầu trong lòng tự vả:” Này thì mê trai...mê trai...mê trai nè!!!“ Nghe thấy giọng cười trầm thấp của thầy vang lên, tôi xấu hổ nên nhắm hết cả mặt mày lại. Tiếng thầy bỗng vọng nhỏ bên tai tôi rằng:
- Từ giờ dành cho mình em hưởng hết đó!
Tôi muốn nổi óc cục rần rần, rồi tự nói thầm trong lòng mình: “Thôi cho em xin”.
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Thầy À! Sao Lại Đòi Làm Chồng Em?
- Chương 18: Người đàn ông tử tế