Chương 16: Một đứa cũng không thoát

Chỉ thấy Lâm di nương dịu dàng bước đến chính giữa, trước tiên hành lễ với Thịnh Hoành, sau đó uyển chuyển khẽ thưa với ma ma: “Mong ma ma đừng trách, ở đây vốn không có chỗ cho thϊếp nói chuyện nhưng lòng thϊếp vẫn có chút áy náy với ma ma. Nếu lời thϊếp nói khiến ma ma không vui, mong ma ma thứ lỗi. Chuyện hôm nay, nói đi nói lại cũng là do Mặc nhi không hiểu chuyện mà ra, nó mới là đứa đầu têu. Hơn nữa, Cô Sáu tuổi còn nhỏ mà cũng vạ lây bị phạt đánh, lòng thϊếp rất băn khoăn hay mười thước của Cô Sáu để Mặc nhi gánh thay…”

Lâm di nương vốn trông yếu đuối, giờ mắt nàng rưng rưng, giọng nói ray rứt, chân thành nhìn sang Thịnh Hoành. Thịnh Hoành hơi hơi cảm động lại nhìn sang Mặc Lan, Mặc Lan tuổi cũng còn nhỏ, chỉ là nhất thời bất cẩn mà thôi, hoảng hốt nhìn Lâm di nương. Nhưng Hoa Lan lại ương ngạnh, cao giọng nói: “Con là chị cả. Mấy đứa em có sai thì cũng là lỗi của con. Mấy roi của em Sáu để con nhận là được rồi.”

Trong lòng Minh Lan thầm than, cứng rắn cự tuyệt: “Đừng! Đừng! Chị cả còn phải thêu đồ cưới nữa, mấy roi này cứ để em tự chịu…” Hoa Lan cảm động nhìn nàng. Mặc Lan cuối cùng cũng phản ứng, vội vàng cướp lời nói: “Vẫn nên để con, con nhận…”

Trong phút chốc, chuyện chịu đòn thay Minh lan biến thành nhiệm vụ béo bở.

Nhìn mấy đứa con gái như vậy, Thịnh Hoành mới thấy chút thoải mái trong lòng, bội phục thủ đoạn của Khổng ma ma, chắp tay hướng về phía bà đầy cảm kích. Khổng ma ma gật đầu đáp ý, nhưng vẫn không làm gì: “ Dì Lâm nói thế là sai rồi. Tôi đồng loạt phạt cả mấy đứa vì muốn bù đắp tình cảm chị em. Hôm nay các nàng đều bị đánh, sau này sẽ không phạm phải lần nữa. Nếu để bên nặng, bên nhẹ chẳng phải lại sinh hiềm khích? Suy nghĩ của dì Lâm rất tốt nhưng lại thiếu đạo lý.”

Hai tay Lâm di nương nắm chặt khăn, mắt còn vương chút lệ, buồn bã nói: “Khổng ma ma nói phải. Thϊếp đúng là ngu dốt, nhưng hôm nay mấy chị em đều vất vả chịu phạt. Thϊếp rất áy náy, đều là do thϊếp không dạy dỗ Mặc nhi cho tốt hay để thϊếp cùng chịu phạt! Coi như chuộc tội.”

Thịnh Hoành thấy nàng mảnh mai xúc động lòng người lại càng thấy rung động. Ai ngờ cảm động còn chưa hết chợt nghe thấy tiếng cười nhạt của Khổng ma ma.

Khổng ma mỉa mai trong lòng. Bà đang chờ những lời này, lạnh lùng nói: “Xem ra dì Lâm cần phải học quy củ nhiều hơn, càng nói càng sai; Dì nói mình không dạy dỗ tốt Mặc nhi nên mới chịu phạt; Nhưng Hoa nhi và Như nhi đều do phu nhân dạy. Minh nhi lại ở bên cạnh lão thái thái. Ý dì Lâm là muốn cả phu nhân và lão thái thái đều bị phạt hả? Còn có một ma ma dạy bảo như tôi tội còn nặng hơn! Ý dì Lâm là như vậy phải không?”

Lâm di nương sắc mặt trắng bệch, run run nói: “Không. Không. Không…Ý thϊếp không phải như thế…Thϊếp sao dám…? Là thϊếp ngu dốt…”

Thịnh hoành vội vàng xua tay: “Sao ma ma lại nói thế…” Trong lòng rất kì quái Lâm di nương sao đã đắc tội với người.

Khổng ma ma cũng không tức giận chỉ nghiêm mặt nói: “ Dì Lâm! Hôm nay, tôi muốn nói với dì một câu nên nhớ ‘Người quý ở chỗ tự biết mình’. Hôm nay, dì có hai cái sai. Cái sai thứ nhất, dì phải hiểu thân phận của mình là gì, tôi với lão gia và phu nhân đang nói chuyện, dì ở đâu mà tùy tiện xen mồm vào nói nên hay không nên. May mắn thay, tôi với lão thái thái là bạn cũ, chứ nếu là người ngoài đến chẳng phải để cho thiên hạ cười Thịnh phủ không quy củ sao?”

Mỗi chữ như đao. Mỗi câu như kiếm. Thịnh Hoành không nhịn được mà trừng mắt với Lâm di nương.

Khổng ma ma tiếp lời: “Cái sai thứ hai, năm lần bảy lượt dì nói là dì sai. Trước tiên dì nói mình không nên mở miệng nhưng lại mở miệng. Dì luôn miệng nói mình ngu dốt nhưng biết mình ngu dốt sao còn chen chân vào chuyện dạy dỗ mấy cô nương? Rõ ràng dì cái gì cũng đều biết nhưng chuyện gì cũng xen vào, dì đây là biết luật mà còn phạm luật, tội càng tăng thêm một bậc! Chẳng lẽ dì ỷ vào mình được nuôi con mà tự nhận mình cao hơn người khác một bậc phải không?”

Vừa nói, vừa nhìn lướt qua Thịnh Hoành hàm ý sâu xa, ánh mắt dường như có chút trách cứ.

Thịnh Hoành bị nhìn đến hổ thẹn. Ông ta biết Khổng ma ma trách mình quá mức sủng ái Lâm di nương. Ông ta cũng biết mấy lời của Khổng ma ma rất đúng, nhớ đến chuyện Mặc nhi đã làm, mới cảm giác rõ Lâm di nương nuôi dạy không con không tốt, kiến thức hạn hẹp, rốt cuộc thì ngâm gió ngợi trăng không bằng tu dưỡng nghiêm chỉnh, nghiêm khắc quát: “Ngươi đứng một bên mà nhìn. Ta với phu nhân còn có Khổng ma ma có nói chuyện cũng không đến lượt ngươi!”

Vương thị dừng khóc, hai mắt phát sáng nhìn Khổng ma ma. Lâm di nương sắc mặt lúc đỏ lúc trắng. Từ lúc nàng gả cho Thịnh Hoành đến giờ chưa bao giờ bị bẽ mặt như vậy, hận đến nghiến răng nghiến lợi nhưng vẫn giấu diếm sắc mặt, chỉ khóc thút thít, đứng một bên. Thấy Lâm di nương tức giận đến run người, cơn giận Hoa Lan và Như Lan đều tiêu tan, cảm thấy giờ phút này bị đánh mười thước đều đáng giá. Minh Lan muốn đến xin chữ kí Khổng ma ma.

Khổng ma ma uy nghiêm quay về phía mấy chị em nói: “Các cháu bằng lòng giúp đỡ nhau là tốt. Ta nghĩ các cháu đều đã hiểu nhưng biết sai phải sửa sai, phạt thì vẫn phải phạt. Được rồi! Đưa tay trái ra đây!”

Thịnh Hoành đứng lên, nghiêm giọng cất tiếng: “Quỳ cho đúng, đưa tay trái ra chịu đòn, nhận phạt rồi chép sách sau.”

Mấy đứa con gái đều quỳ đúng quy củ, đáng thương nhìn cây thước, chỉ nghe Khổng ma ma quát một tiếng, nghe một tràng tiếng ‘bộp’ ‘bộp’, bốn cây thước từ trên cao hạ xuống. Minh Lan cảm thấy lòng bàn tay đau rát. Mặc Lan bi ai kêu lên. Như Lan khóc lóc như mưa. Thước làm bằng trúc mỏng co giãn được, đánh vào lòng bàn tay giống như cắt da cắt thịt, đau nhức nhối. Kiên cường như Hoa Lan cũng không chịu được. Thước thứ sáu hạ xuống, Minh Lan đau đến nỗi chỉ còn biết gió lạnh từ cây roi quất xuống.

Vương thị đau lòng không nhịn được mà rơi lệ. Đám nha hoàn xung quanh đều mang vẻ mặt không đành lòng. Thịnh Hoành cũng quay đầu đi chỗ khác. Chỉ một lúc sau thì đánh xong, Lâm di nương có khôn ngoan mấy cũng không nhẫn nại được mà bổ nhào vào người Mặc Lan, khóc um lên. Vương thị bất chấp thể diện gắt gao ôm Hoa Lan, Như Lan không chịu thả.

Thịnh Hoành thấy thân thể bé nhỏ của Minh Lan ngồi sụp xuống nệm bồ đoàn, đau đến toát mồ hôi. Khuôn mặt nhỏ trắng bệch, không chỗ dựa vào rất đáng thương, những người xung quanh không ai nhớ đến con bé. Đến hôm nay Thịnh Hoành mới hiểu được lời lão thái thái nói ngày đó. Ông ta kiên quyết không nhìn đến mấy đứa con gái khác, trước tiên cung kính tiễn bước Khổng ma ma, sau đó dịu dàng ôm lấy Minh Lan, lạnh nhạt phân phó mọi người tự trở về, tự mình ôm Minh Lan đến Thọ An Đường.

Một ngày ầm ĩ, mấy cô con gái đã cạn kiệt sức lực. Giờ mọi chuyện xong xuôi, Như Lan, Mặc Lan đều ngã vào lòng mẹ ngủ. Hoa Lan cũng được nhũ mẫu đỡ vào nghỉ tạm. Minh Lan cũng rất mệt mỏi được Thịnh Hoành ôm ra ngoài, tựa vào vai cha còn không quên phân phó Tiểu Đào đang chờ bên ngoài sắp xếp lại đồ đạc vào giỏ mang về.

Thịnh Hoành bật cười: “Hóa ra chỉ có con bị đánh không đau, vẫn còn sức nhớ đến cái này cái kia.”

Minh Lan quỳ nửa ngày lại bị đánh thêm mấy thước, còn phải chép lại sách. Lúc này gió lạnh bên ngoài thổi, đầu óc cũng mù mờ, xoa bàn tay nhỏ bé, ngây ngô nói: “Vừa rồi, [Nữ Tắc] con đã chép hơn nửa, về nhà còn chép tiếp nên phải mang về, bằng không ngày mai con làm thế nào gặp Khổng ma ma được.”

Dựa vào ánh sáng phát ra từ chiếc đèn l*иg treo phía trước, Thịnh Hoành mới nhìn rõ con gái mình, chỉ thấy con bé mặt mũi nhỏ nhắn, mắt đen láy như nước sơn, y hệt dáng vẻ Vệ di nương trước kia, lại thấy con mũi cao mắt thanh, có vài nét giống mình lúc còn nhỏ. Nhớ đến lúc nó mới ra đời, mình cũng từng ôm hôn, từng thương yêu nó. Sau này Vệ di nương chết oan rồi xảy ra nhiều chuyện, ông ta cũng thấy thẹn với lòng với con nên ít tiếp xúc, chỉ nhớ rõ phải quan tâm đến cuộc sống của nó nhưng yêu thương lại không bằng Hoa Lan và Mặc Lan.

Đột nhiên ông ta thấy nhói đau trong lòng, mỉm cười, dịu dàng nói: “Khổng ma ma đánh con, con không giận bà ấy à? Còn vội vàng ngăn cản để vạ tội?”

Minh Lan bé nhỏ thở dài: “Các chị đều bị phạt, con sao có thể không thèm đoái hoài gì được. Một người phạm sai lầm, mọi người đều là tòng phạm. Nhưng mà như thế cũng tốt, lần sau các chị không cãi nhau nữa. Ài!’’

Thịnh Hoành mừng rỡ, vuốt cái mũi nhỏ của Minh lan: “Con bé này, cái miệng toàn nói linh tinh, còn nhỏ đã học đòi người lớn thở dài! Con có hiểu cái gì gọi là ‘tòng phạm’ không?” Nói rồi giơ tay lên sờ tay trái của Minh Lan ở trong lòng, thấy nóng và sưng lên, Thịnh Hoành thầm thương con bé phải chịu khổ, ôn hòa nói: “Đau không?”

Minh Lan khụt khịt mũi, khóc nói: “Đau.” Dừng một chút, trong lòng đầy tủi thân, nước mắt liền rơi xuống, khóc nức nở “Đau lắm!”

Thịnh Hoành đau lòng kéo con gái sát ngực, ôm chặt, dỗ dành: “Lần sau thấy các chị lại cãi nhau, con liền lén đến báo cho cha biết nhé! Nếu cha không ở nhà, con tránh chỗ nào đó xa xa hoặc đi tìm lão thái thái. Minh Lan của chúng ta là đứa bé ngoan, đừng để ý đến các nàng, được không?”

Minh Lan đem khuôn mặt nhỏ nhắn vùi vào cổ cha. Gió đêm lạnh buốt nhưng nằm trong ngực cha cũng thấy ấm áp, có mùi của cha làm Minh Lan nhớ đến ba Diêu cũng thường cõng nàng đóng cảnh cưỡi ngựa. Nàng dùng cánh tay ngắn ôm lấy cổ Thịnh Hoành, dùng sức gật đầu: “Vâng!”

Dọc đường đi, cha và con gái chuyện trò, nói cười với nhau đến Thọ An Đường. Bước vào cửa chính, Thịnh Hoành liền bảo Đan Quất đang đứng ở cửa: “Đi đến cửa phụ tìm Phúc quản gia bảo hắn đến thư phòng lấy cái lọ ‘Cao trị vết bầm tím’, nhanh nhanh mang sang đây.”

Đan Quất hoảng hốt vội vàng đáp lời rồi bước đi. Thịnh Hoành ôm Minh Lan vào nhà chính thấy lão thái thái đang ngồi chờ trên kháng, vội đặt Minh Lan nằm trên kháng. Lão thái thái thuận tay ôm lấy Minh Lan, vừa chạm tay vào chợt thấy Minh Lan lạnh ngắt, vội vã lấy cái áo nỉ mềm thêu hoa văn tám hình tròn như ý cát tường màu đen ánh kim phủ lên người con bé. Đợi Thịnh Hoành hành lễ, bà mới nói: “Vừa rồi Khổng ma ma đã cho người đến giải thích đầu đuôi câu chuyện rồi, hôm nay lão gia đã mệt nhọc cả ngày, lúc rời nha môn cũng chưa được nghỉ, giờ nhanh về nghỉ ngơi đi.”

Mặt Thịnh Hoành thoáng chút xấu hổ nói: “Con cũng chưa thấy mệt nhọc gì nhưng lại làm cho mẫu thân phải lo lắng. E là cả cơm tối cũng chưa ăn phải không ạ?”

Thịnh lão thái thái ôm Minh Lan đang ngủ say, nhìn khuôn mặt con bé nhỏ nhắn mệt mỏi, quay sang nói với Thịnh Hoành: “Khổng ma ma là người trông coi quy tắc trong cung, cách nói chuyện và làm việc cũng sẽ thẳng thắn hơn. Lão gia không cảm thấy phiền lòng là tốt rồi.”

Thịnh Hoành vội nói: “Làm gì có chuyện đó, tuy con lại hồ đồ nhưng cũng không đến nỗi không phân biệt được phải trái, tốt xấu. Khổng ma ma thân thể không tốt muốn cáo lão về quê, nhờ vào phúc của mẫu thân mới mời được bà đến đây. Con kính trọng, khâm phục nhân phẩm và đức hạnh của ma ma còn không kịp, nào dám có suy nghĩ khác. Nói đi nói lại cũng là con vô dụng, không dạy dỗ tốt mấy cô con gái.”

Thịnh lão thái thái thấy sắc mặt chân thành của con không giống giả vờ nên rất vừa lòng. Bà với Thịnh Hoành là mẹ con mấy chục năm cũng hiểu mấy phần cách làm người của con, biết con nói lời thật lòng, lại thấy con vừa rồi ôm Minh Lan rất thân thiết, tình cảm, trong lòng thoải mái hơn nhiều.

Hai mẹ con còn nói thêm một lúc nữa, Thịnh Hoành mới trở về.

Một lúc sau, Phòng ma ma liền sai mấy đứa nha hoàn bê hộp thức ăn bước vào, lấy thức ăn đậy kín nắp còn nóng trong khay ra, đặt từng món lên kháng. Thịnh lão thái thái đang lay lay Minh Lan tỉnh dậy: “Ăn cơm trước đã rồi ngủ tiếp cũng không muộn.”

Minh Lan rất mệt, nói qua quýt: “Con không đói. Không ăn đâu!” Lão thái thái làm sao nghe theo được, vẫn kéo Minh Lan dậy. Phòng ma ma vắt cái khăn ấm lau mặt cho Minh Lan, nàng mới tỉnh dậy. Lão thái thái đích thân cầm lấy khăn bọc đá đắp lên vết thương ở tay. Phòng ma ma thấy bàn tay nhỏ bé của Minh Lan sưng đỏ, lấy một ít thuốc Đan Quất mang tới, tán đều, bôi cẩn thận, quở trách: “Khổng ma ma cũng thật là. Vốn cô nương nhà chúng ta không làm sai, cùng bị phạt đã oan lắm rồi lại còn bị đánh nữa!” Vừa nói, vừa nhẹ nhàng thổi.

Thực ra Thịnh lão thái thái cũng rất đau lòng nhưng vẫn nghiêm mặt nói: “Cùng hay không cùng cái gì? Trẻ nhỏ không học tốt quy củ, bị ma ma dạy dỗ phạt như thế là chuyện thường. Ngày bé, ta cũng bị ma ma bên cạnh mắng không ít đâu.”

Vẻ mặt Minh Lan mơ màng, nghiêng đầu suy nghĩ, ngơ ngẩn nhìn bà nội một hồi mới hiểu ra: “Hóa ra là do chúng cháu không học tốt quy củ mới bị đánh ạ? À! Vậy thì nên bị đánh.”—cứ thế mà chuyện mấy chị em cãi nhau tan biến.

Phòng ma ma bật cười. Lão thái thái nghe xong cũng thầm cảm thấy buồn cười, biết con bé này đều hiểu cả nên cảm thấy được an ủi, khẽ vuốt mái tóc của cháu, nói: “Đứa bé ngoan, sau này sẽ tốt hơn.”

……

Ở Lâm Tê Các, ánh đèn mờ chập chờn, trong phòng sáng rực, Mặc Lan nằm nghiêng vẫn khóc trên kháng, trên tay là lớp vải bố dày quấn một ít thuốc đông y màu xanh. Mùi thuốc phảng phất, Lâm di nương ôm con gái, dịu dàng nói: “Là do mẹ không tốt, chỉ lo tranh giành hơn thua mà quên che dấu, khiến con hôm nay phải đón đầu ngọn sóng.”

Khuôn mặt nhỏ nhắn của Mặc Lan trắng bệch, bồn chồn nói: “Suốt ngày nói cha thương con. Lần này, ông ấy thà xin tha cho Minh Lan cũng không nói giúp con lấy nửa lời, hay là nổi giận với con rồi.”

Đứa hầu có khuôn mặt gầy trắng nõn đứng bên cạnh, mặc cái áo chẽn[1] màu đỏ tím thêu nhành như ý uốn lượn màu vàng hạnh, nàng cười nói: “Cô chủ đừng vội. Lão gia vừa rồi hẳn là e ngại thể diện Khổng ma ma nên mới trách phạt cô chủ. Trong lòng lão gia cũng đau, nếu không sao vừa về đã mang thuốc mỡ đến cho cô rồi.”

[1]Áo chẽn (bỉ giáp) là một loại áo không có tay áo và cổ áo dài tới tận đầu gối, hai bên có xẻ tà, thường dùng để khoác ngoài hơi giống kiểu áo ghi-lê hiện đại.

Mặc Lan nghe xong, trong lòng mới thả lỏng hơn một chút. Lâm di nương lạnh lùng cười hai tiếng: “Nếu là ngày xưa, lão gia đã qua đây từ lâu. Hôm nay đến cả ta cũng bị mắng…Hừ! Hừ! Khổng ma ma thật lợi hại! Lão thái thái thật cao tay! Tuyết Nương, ngươi chẳng lẽ không nhìn ra được?”

Tuyết Nương kinh hãi nói: “Mong tiểu thư chỉ điểm cho? Chẳng lẽ còn có ngụ ý khác.”

Lâm di nương vuốt vuốt tóc mai, mở miệng đầy hàm ý: “Lần này ý ta muốn là bảo Mặc Lan bớt thể hiện đi, nhưng lại quên sự lợi hại của vị ở Thọ An Đường. Hôm nay, Khổng ma ma răn dạy bốn chị em, nghe qua thì là phân xử công bằng nhưng nếu để ý kĩ sẽ thấy ý tứ sâu xa. Như Lan và Minh Lan, hai đứa nhỏ nhất cũng chỉ là nhân vật phụ. Bà đối với Hoa nhi rất nghiêm khắc nhưng đều là lời bổ ích, dựa theo cách bà ấy đối nhân xử thế mà dạy bảo. Nhưng bà ta nói Mặc nhi cái gì? Toàn những câu chết tâm, chỉ thiếu nước nói rõ Mặc nhi vì tư lợi không quan tâm đến tình chị em. Hừ! ‘Mỗi người đều có số phận riêng’ là ý gì? Ý bà ta thật ra là: Mặc nhi của ta là thứ xuất, đừng có hy vọng hão huyền muốn mối nhân duyên tốt như Hoa nhi mà thôi!”

Tuyết nương suy nghĩ rồi nói: “Ý tiểu thư là: Tất cả đều là do lão thái thái sắp đặt?”

Lâm di nương ‘hừ’ một tiếng: “Cũng không khác là bao. Khổng ma ma đem những lời lão thái thái không tiện nói, muốn làm mà chưa làm được xử lý hết, vừa không muốn đắc tội với vợ chồng con cái, vừa đạt được ý nguyện thực sự là một công đôi việc. Để rồi xem, chuyện này còn chưa xong đâu.”

Mặc lan quá sợ hãi: “Nếu thực như thế, con làm sao bây giờ? Cha có ghét cay ghét đắng con hay không?”

Lâm di nương cười ấm áp: “Đứa bé ngốc này! Sợ cái gì? [Binh đến tướng chắn, nước đến đất chặn], mẹ chỉ cần nắm được lòng cha con, mọi chuyện đều không phải sợ, lão thái thái nghĩ cũng không ra được điều này.”

……

Ở Uy Nhuy Hiên, Vương thị ôm Như Lan đã thϊếp đi. Hoa Lan còn đang chép [Nữ Tắc]. Vương thị thương con, nói: “Năm mươi lần của con xong từ lâu rồi mà? Sao không nghỉ ngơi đi, lão gia đưa thuốc mỡ còn chưa bôi đâu.”

Hoa Lan vươn thẳng cổ, hiên ngang nói: “Con lớn nhất trong nhà. Nếu nói đến phạm lỗi, thì lỗi của con to nhất. Mấy em phạt chép năm mươi lần, con bị phạt nhiều hơn mới đúng.”

Vương thị đối với đứa con cả từ trước đến nay đều bảy phần yêu thương, ba phần tự hào, nói: “Hoa nhi của mẹ trưởng thành rồi còn biết cả đạo lý này. Ngày mai, Khổng ma ma thấy tâm ý của con sẽ thích thôi.”

Nói đến Khổng ma ma, tinh thần Hoa Lan đột nhiên phấn chấn: “Mẹ! Hôm nay con mới thực sự nhìn thấy sự lợi hại của thủ đoạn không lộ sắc mặt! Mẹ nhìn Khổng ma ma đấy, thường ngày đều nhã nhặn, một câu to tiếng cũng không có. Nhưng mà, lúc trách ai, phạt ai thì nói đâu vào đấy, dạy bảo ai thì đúng là không còn lời nào để chê, người nghe phải tâm phục khẩu phục. Nhìn lại cách bà ấy làm, rõ ràng biết chúng con có lỗi nhưng không vội gây khó dễ ngay, để lửa nhỏ hầm dần từ từ thu phục chúng con. Chậc! Chậc! Thật lợi hại! Một câu cũng chưa nói đã chuẩn bị trước nệm bồ đoàn để quỳ, thước đánh, chuẩn bị luôn khăn bọc đá để đặt lên tay khi đánh xong. Đúng là bậc tiền bối, tính toán không bỏ sót cái gì! Từ ngày mai trở đi, con muốn học Khổng ma ma nhiều hơn, phải học thêm kinh nghiệm hơn mới tốt!”

Mặt tươi như hoa nói, chợt đảo mắt nhìn mẹ một cái thở dài nói: “Mẹ! Nếu người có một nửa năng lực như Khổng ma ma thì không đến lượt họ Lâm kia có thể tùy tiện như vậy.”

“Con cũng nên quản chặt cái miệng của mình lại! Chỉ lo con đến nhà chồng cũng như vậy thôi.” Vương thị lại lo lắng.

Hoa lan nhõng nhẽo cười: “Giống mẫu thân thôi mà.”

Vương thị lo lắng: “Mẹ lo nhất là cái tính nóng nảy của con, không sợ trời, không sợ đất. Nói đúng thì bảo mình thẳng thắn, cởi mở, nói không đúng thì bảo mình điêu ngoa. Trước mẹ gả cho cha con là gả chỗ thấp hơn, nhưng con là gả đến chỗ cao. Không phải mẹ chồng nhà nào cũng được như bà nội con đâu, chuyện gì cũng mặc kệ không quản? Nhét người vào phòng, ưu ái con dâu nhà người khác, cắt xén tiền nong…Nhiều chuyện lắm. Đến lúc đó con mới biết.”

Hoa lan kiêu ngạo ngẩng đầu lên: “Con không sợ. Sau này dù trong phòng hay ngoài phòng, ai cũng đừng nghĩ nhúng tay vào được!”

Tác giả có lời muốn nói:

Phía dưới là bức tranh thể hiện quy củ thời xã hội phong kiến

Về vấn đề địa vị con gái thời cổ đại:

Địa vị con gái thời Hán Đường khá là cao, thái hậu các triều Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán) đều được hưởng quyền lợi cực kỳ cao, uy hϊếp triều đình, nắm giữ triều chính, Lữ Hậu cũng không phải là người duy nhất, chẳng qua bà là nhân vật nổi bật nhất thôi. Công chúa sau khi phụ hoàng băng hà thường ấy họ mẹ làm phong hào. Quả phụ sau khi thủ tiết có thể thu đồ đệ, ngày đêm cùng học giả uyên thâm thảo luận học thức, thậm chí giúp cha mẹ tu soạn sách, không hề kiêng dè nam nữ.

Thời nhà Đường, huyết thống hoàng thất có lẫn với huyết thống người Hồ, cộng thêm nhà Tùy kéo dài mấy trăm năm và thời kì Ngũ Hồ Thập Lục Quốc, thời kì Nam Bắc Triều trước đó nên có giao thoa văn hóa với người Hồ.

Quan trọng hơn nữa là đời thứ ba nhà Đường, Nữ đế Võ Tắc Thiên xuất hiện. Bà ấy lên ngôi không chỉ nâng cao địa vị con gái trong gia đình còn có thói quen dùng rất nhiều nữ tử ở trong cung làm quan nên địa vị của nữ tử được đề cao hơn nhiều.

Thú vị nhất là quyền lợi phụ nữ tăng vọt thời Hán Đường, nhưng địa vị tiểu thϊếp lại xuống thấp hơn nhiều.

Trong [Luật Vĩnh Huy] thời Đường Cao Tông có quy định [Hôn nhân gia đình] đại loại là: Nếu ngươi có một bà vợ cưới hỏi đàng hoàng rồi còn muốn cưới thêm một bà nữa cũng cưới hỏi đàng hoàng thì bị ở tù một năm. Gia đình bà vợ thứ hai sẽ bị phạt, giảm một bậc nếu làm quan.Nếu vợ ngươi đã chết thì có thể lấy thêm nhưng không được đồng thời lấy hai người. Nếu không ngoài bị phạt còn phải ly hôn với bà thứ hai. [Cốc lương truyền]: “Vô thϊếp làm vợ”. Nói đúng hơn là, thϊếp không đủ tư cách phù chính lên làm vợ, kể cả nam nhân có thϊếp nhưng vô thê. Nếu người vợ chết thì phải cưới hỏi đàng hoàng một bà khác.

[Đường Luật Sớ Nghị] đã viết: “Thϊếp là tiện lưu”, ‘Thϊếp có thể mua bán, trao đổi’; Nếu lấy thϊếp phù chính làm vợ, tù một năm rưỡi”

————————————————————————————–

Thời đại Minh-Thanh xã hội phong kiến hoàn thiện nhất, dù người Hán thống nhất các nước chư hầu nhưng người Hán vẫn tuân theo lễ giáo nhà Thanh nên phong tục tập quán tương tự nhau. Địa vị phụ nữ giảm xuống một bậc, tiểu thϊếp lại tăng thêm một bậc, trinh tiết bắt đầu được coi trọng, thêm tục ngâm l*иg heo. Thời Minh địa vị con gái tuyệt đối co hơn đời Thanh.

Thời nhà Minh, đại boss là Chu Nguyên Chương. Nhà Minh là triều đại rất thú vị nhưng cũng mâu thuẫn. Con gái bị tầng tầng lễ giáo trói buôc, nhưng một số phương diện khác lại cho con gái một ít quyền lợi ví dụ như quyền thừa kế tài sản [Gái chưa chồng có quyền thừa kế], quyền nhân thân thậm chí là quyền ly hôn.

Luật pháp về địa vị “Làm vợ” nhà Minh giống thời Hán cả thân phận lẫn địa vị, chỉ có phạm vi quyền ly hôn được mở rộng, ủng hộ quyền lợi phụ nữ.

Nhìn đi, Nhà Minh có phải rất thú vị không? Vì sao mâu thuẫn như vậy? Giới thiệu cho mọi người một vị chân chính thánh nhân- Vương Thủ Nhân, tức Dương Minh tiên sinh.Ông ấy là người toàn tài, dù văn học, chính trị, kinh sử, quân sự, triết học thậm chí thiên văn không gì không biết, còn hiểu cả chuyện đồng áng. Ông chủ trương tự do hôn nhân, tự do phân ly; Chủ trương quả phụ được tái giá.

Lúc một bô phận sĩ phu có tư tưởng đồng tình với nỗi khỏ của phụ nữ. Bọn họ phản đối tư tưởng cũ rich “Nữ nhân là kẻ gây tai hoạ” cùng “Nữ tử vô mới đó là đức”; chủ trương quả phụ tái giá; chủ trương hôn nhân tự do cùng giải phóng cá tính.

Mong mọi người nhớ kĩ Dương Minh tiên sinh nha! Cảm ơn.

——————————————————————

Từ thời Khang Hi, phụ nữ thời nhà Thanh chịu trói buộc lễ giáo càng nghiêm trọng. Chương trình [Tìm kiếm phát hiện] có nói về ‘Đền thờ trinh tiết’. Trong đó có một số tài liệu viết rất rõ, toàn bộ nhà Minh đền thờ trinh tiết có mấy chục đền, nhưng đến đời Thanh có mấy trăm đền. Mỗi một đền đều có bao nhiêu máu và nước mắt của con gái nấu thành.

Chế độ thê thϊếp đời Thanh thêm một bước phát triển vặn vẹo. Ai xem ‘Cửu Long đoạt đích’ sẽ thấy hiện tượng thú vị Nhà Thanh, Hoàng tử trước khi cưới Phúc Tấn, thường sẽ tìm cho anh ta một Trắc Phúc Tấn. Đến khi Phúc Tấn vào cửa mà vị Trắc Phúc Tấn đã có sinh con rồi sẽ dẫn đến xung đột nghiêm trọng, mà thường hoàng thất sẽ kết hôn với quan văn.

Nam tử trước khi cưới dù có thông phòng cũng không thể nâng lên thành di nương. Di nương phải uống qua trà phu nhân mới thành. Còn trước khi chính thê vào cửa, thông phòng nếu sinh con thì nam tử rất khó cưới tiểu thư môn đăng hộ đối.

Cho nên làm đàn bà con gái, xem [Cửu Long đoạt đích] có bao nhiêu trai đẹp cũng không muốn đến nhà Thanh.