Chương 9

Sĩ tử tham gia khoa cử năm nay so với ba năm trước ít hơn gần một nửa, bởi vì chúng học trò ở vùng Giang Đông và Giang Nam không cách nào đến tham gia khảo thí.

Tiêu Tuấn chiếm cứ Giang Đông cùng Giang Nam là một trong những nơi có bầu không khí học tập tốt nhất, cũng là chốn chúng tài tử tề tựu từ xưa đến nay. Năm nay ít sĩ tử đến dự thi như vậy, chính là một sự tổn thất to lớn đối với triều đình.

Lúc lên xe ngựa, Tiêu Tranh xoa đầu mày, thậm chí cảm thấy sầu lo.

Điều hắn lo lắng không chỉ dừng ở đây, nghe nói Tiêu Tuấn chẳng những cắt đứt liên lạc giữa Giang Đông và Giang Nam với bên ngoài mà còn muốn tự mình tổ chức khoa cử, khai khoa chọn sĩ, nghiễm nhiên là tư thái tự mình xưng đế.

Mấy sĩ tử đó nếu như thật sự tham gia khoa cử của Tiêu Tuấn, như vậy triều đình tổn thất không phải chỉ là nhân tài, có thể sau này muốn bình định phản loạn sẽ gia tăng thêm khó khăn.

Hiện giờ triều đình của Tiêu Tuấn hãy còn lỏng lẻo, nếu như có sự hỗ trợ của kẻ có học, không chắc sẽ tiếp tục như vậy.

Lúc trở lại vương phủ, trời đổ mưa xuân. Triệu Toàn định sai hạ nhân đi lấy ô, nhưng Tiêu Tranh đã tự mình xuống xe, dầm mưa đi vào trong phủ, dưới màn mưa mông lung bao phủ, nét u ám trên mặt vẫn không thay đổi.

Phó Thanh Ngọc cầm ô từ tiền viện định đi về phía hậu viện, ở hành lang liền bắt gặp Nhϊếp chính vương đội mưa mà tới, Triệu Toàn theo sát phía sau, vẻ mặt nôn nóng.

Triều phục màu đen của Tiêu Tranh bị mưa thấm ướt, dán chặt vào người, ôm lấy vóc người cường tráng của hắn. Mái tóc dưới kim quan cũng bị ướt, sợi tóc tản mát trên trán cũng vì vậy mà rũ xuống, che khuất vầng trán nhẵn bóng, nổi bật lên đôi đồng tử đen như ngọc, cho dù có hơi nhếch nhác nhưng vẫn khiến người khác không dời được ánh mắt.

Phó Thanh Ngọc thầm khen ngợi một tiếng, liếc nhìn chiếc ô trong tay, ngượng ngùng trong thoáng chốc rồi nhấc chân đi về phía trước, giương chiếc ô lên cao che trên đỉnh đầu Tiêu Tranh: “Vương gia, mưa xuân tổn hại thân thể, cẩn thận kẻo lạnh.”

Tiêu Tranh dừng bước, quay đầu nhìn nàng.

Không như những nữ tử khác, Phó Thanh Ngọc mặc dù diện mạo thanh tú, nhưng màu da có hơi ngăm đen, vóc dáng cũng khá cao, thoạt nhìn trông rất anh khí. Nàng không dám đến quá gần, nửa người đứng bên ngoài ô, dứt lời thì liền cụp mắt cung kính giương ô.

Tiêu Tranh tiếp nhận hảo ý của nàng, đẩy ô đến trước mặt nàng, mỉm cười, “Đa tạ, nữ tử mới không nên dầm mưa, bổn vương không sao.”

Tiêu Tranh mặc dù trên mặt là nụ cười thản nhiên, nhưng từ đầu đến cuối vẫn phảng phất một cảm giác xa cách, đôi mắt ấy rơi trên người nàng, nhưng lại khiến nàng cảm thấy căn bản không nhìn nàng, dường như mọi thứ trên thế gian này đều không can hệ đến hắn, hắn chỉ là một khán giả, hờ hững mà uy nghiêm.

Trong lúc ngẩn ngơ, Tiêu Tranh đã lướt qua nàng đi về phía trước, bước chân vội vàng như thể vừa rồi vốn không hề ngừng lại, trên mặt lại mang đôi chút sầu lo.

Phó Thanh Ngọc thẫn thờ nhìn theo bóng hắn, đầu như phát sốt.

Nàng từ nhỏ đã hiếu thắng, nhà người khác đều là con trai mới cho đến trường tư thục đọc sách, nhưng nàng lại cương quyết cầu xin phụ mẫu cũng cho nàng đi, trong trường toàn mặc trang phục nam tử, thành tích cũng luôn tốt nhất. Nhưng bởi vì như vậy, bằng hữu bên cạnh chưa bao giờ xem nàng như nữ tử.

Mà hôm nay , chỉ đôi câu vài lời của Nhϊếp chính vương, nhưng lại là từ góc độ quan tâm chăm sóc dành cho một nữ nhi.

Mưa càng lúc càng lớn, nàng ở trong tiền viện đứng yên lặng một hồi lâu mới giương ô rời đi.



“Kẻ trượng phu vì thiên tử, nắm bắt thời cơ, dựa vào sự trợ giúp của trời, lấy nguy làm an, lấy loạn để trị, tỷ như bệ hạ ở chỗ Tề Hoàn, để những chư hầu không hợp đi cứu giúp thiên hạ ư?”

“…………….. Thần có biết sự vô năng của bệ hạ thì cũng………….”

Đây là một đoạn trong “Giả Nghị truyện” thuộc Hán thư, Nhị thập tứ sử. “Nhị thập tứ Sử” là tên gọi chung của 24 bộ sử sách được ghi chép lại qua các triều đại cổ đại của Trung Quốc, từ “Sử Ký” đến “Minh Sử”, là sách sử xưa nay được các triều đại coi là chính thống, nên còn gọi là “Chính Sử”. Nó bắt đầu từ thời Hoàng Đế trong truyền thuyết cho đến hết năm Sùng Trinh triều Minh năm thứ 17 (năm 1644), bao gồm lịch sử hơn 4.000 năm, được viết bằng một thể tài thống nhất như Bổn Kỷ, Liệt Truyện, Biểu, Chí; đề cập tới các phương diện như giáo hóa đạo đức, trị quốc an dân, tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ, tuyển chọn hiền tài, đối nhân xử thế. (nguồn: vn.minghui.org)