- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Thập Niên: Kiếm Ăn Làm Giàu
- Chương 7.2: Mua đồ
Thập Niên: Kiếm Ăn Làm Giàu
Chương 7.2: Mua đồ
Đi qua một cửa hàng thêu thùa, Tử Vi nói với nói với Tử Thụ: “Đại đệ, chúng ta nhận đồ về thêu nhé? Tỷ và Tử Đào đều có thể làm được, giờ chúng ta có tiền thế chấp rồi, tỷ muốn thêu thùa kiếm thêm chút tiền.”
“Được, nếu đại tỷ muốn thì cứ nhận một ít, nhưng đừng khiến mình mệt quá.”
Đến hàng thêu, bà chủ là một người khá lão luyện khoảng chừng ba mươi tuổi, bà rất có ấn tượng với Tử Vi. Trước đây, Tử Vi và mẹ có nhận thêu thùa của tiệm bà. Bà rất hài lòng với kỹ xảo thêu thùa của hai mẹ con. Giao 50 văn tiền thế chấp rồi nhận ít đồ thêu, bà chủ hỏi Tử Vi: “Lần này mẹ mấy đứa không tới sao?”
Sắc mặt Tử Vi thoáng ủ rũ, nàng đáp: “Nửa tháng trước gia mẫu đã qua đời rồi ạ, nhưng cháu vẫn có thể hoàn thành công việc được.” Tử Vi sợ bà chủ sẽ lo ngại mình không làm được rồi không giao việc nữa, nàng vội vàng bảo đảm.
Bà chủ nghe vậy cũng cảm thấy có lỗi: “Xin lỗi, ta không biết chuyện. Ôi! Đứa bé ngoan, thêu thùa cho tốt nhé. Yên tâm, nhất định ta sẽ trả giá cao.”
Cảm ơn bà chủ xong, nhóm Tử La đi tìm Trần thẩm. Tới sạp hàng, Tử La thấy quán của Trần thẩm vẫn còn rất nhiều rau và trứng gà, trong khi bây giờ cũng đã hơn mười giờ. Trần thẩm hỏi: “Mua xong rồi sao? Nhanh vậy? Ta vẫn còn rất nhiều đồ chưa bán hết.”
“Bọn cháu mua xong hết rồi, thẩm thấm buôn bán thế nào?” Tử Vi quan tâm.
“Cũng bình thường, không bán hết thì chúng ta mang về nhà ăn, dù sao thằng bé ở nhà cũng ăn được, chỉ là không có tiền tiêu thôi.” Trần thẩm nói.
“Cháu bán giúp thẩm nhé?”
“Được, A La, nếu cháu có thể bán hết, ta sẽ mời cháu ăn đường được không nào?” Trần thẩm cho là Tử La nói đùa nên mới hùa theo.
“Mua rau đi, rau tươi đây, trứng gà to đây.” Tử La hét to. Không biết có phải người nhỏ đi, lá gan cũng lớn hơn không, Tử La hét lớn mà chẳng hề ngại ngùng. Đây là điều trước kia Tử La không bao giờ làm được.
Quả nhiên, một phụ nữ trung niên nghe tiếng hét mới đi qua xem thử: “Bé con, rau và trứng gà này bán thế nào?”
Tử La thấy vị thẩm thẩm này ăn mặc rất đẹp, nàng biết là có hy vọng rồi.
“Muội à, rau xanh này hai văn một cản, trứng gà thì một văn một quả. Muội lấy nhiều không?” Trần thẩm nhanh nhảu đáp.
“Vậy thì hai cân rau, mười quả trứng gà đi. Đại tỷ đúng là có phúc, con nhỏ như vậy đã biết giúp mẹ rồi.” Vị thẩm thẩm nọ khen ngợi.
“Đây là con hàng xóm nhà chúng ta, thông minh lắm đó.” Trần thẩm vừa cười nói, vừa cận rau, lấy trứng gà.
Bán chuyện này xong, trứng gà và rau cũng không còn bao nhiêu, mà thời gian thì không còn sớm nữa, thế là Trần thẩm quyết định dọn quán. Trên đường đến hàng lương thực, đi qua một tiệm tạp hóa, Trần thẩm nói: “A La, cháu muốn ăn đường gì, đường phèn hay đường trắng?”
Tử Vi vội đáp: “Không cần đầu thẩm, con bé là trẻ con thì biết cái gì đâu, thẩm giữ tiền lại mua bút mực cho Thiết Đản đi.”
Tử La cũng nói luôn: “Thẩm, A La không thích đường, ăn đường sẽ bị đau răng, trước kia thẩm giúp nhà chúng cháu nhiều như vậy, A La giúp thím một lần là điều nên làm. Ca ca cháu có nói, làm người phải biết biết báo đáp ân tình. Sau này nếu chúng cháu có khả năng nhất định phải bảo đáp tất cả những người đã giúp đỡ bọn cháu.”
Trần thẩm và Trần thúc nghe vậy cũng cảm động không thôi. Trẻ con nhà nghèo đã sớm phải quản lý nhà cửa, mấy huynh muội nhà này còn bé đã hiểu chuyện đến thế, về sau nhất định sẽ rất có tiền đồ. Quan trọng hơn cả là bọn chúng biết cảm ơn người khác.
“Được, thẩm không mua cho A La nữa, sau này A La có chuyện gì thì cứ tìm thẩm nhé.”
Bọn họ tiếp tục đi đến cửa hàng lương thực. Chưởng quầy thấy có khách đến nền nhanh nhảu đón chào: “Khách quan muốn mua gì?”
“Chưởng quầy, lương thực bán thế nào?” Trần thúc hỏi.
“Bột cao lương và bột gạo lức là hai văn tiền một cân, bột gạo thổ và bột ngô là ba văn tiền một cân, bột gạo trắng và gạo thổ là bảy văn tiền một cân, còn gạo ngon thì mười văn một cân, khách quan muốn loại nào?”
“Thụ ca nhi muốn mua thế nào?” Trần thúc hỏi Tử Thụ. Tử Thụ nghĩ ngợi một lúc rồi nói: “Lấy năm mươi cần bột cao lương, hai mươi cân bột ngô và bốn cân gạo ngon đi.”
“Được, của khách quan hết hai trăm văn tiền.” Lương thực được đóng gói rất nhanh, chưởng quầy ở bên cạnh vừa tính toán vừa nói.
Trả tiền xong, ra khỏi hàng lương thực, mấy người đi qua một hàng bán gà con. Tử La thấy vậy liền nói với nói với Tử Vi: “Đại tỷ, chúng ta mua mấy con gà về nuôi có được không, như vậy mọi người cũng sẽ được ăn trứng gà.”
Tử Vi nghĩ một lúc, thấy cũng đúng, nói: “Được, nhưng A La phải giúp cho gà ăn nhé.”
“Vâng, muội và Tiểu Lục sẽ cho gà ăn.” Tử La thoải mái nói.
Tiếp đó, mấy người lại bắt thêm mười con gà con, mỗi con bốn văn tiền. Trần thẩm chọn giúp, nói là có chín con gà mái, một con gà trống. Tử La cũng không biết thẩm ấy phân biệt thế nào.
Trên đường về, Tử La tính xem đã dùng hết bao nhiêu tiền: Ở tiệm thuốc tiêu hết hai mươi văn, mua thịt hai mươi bảy văn, thế chấp ở hàng thêu hết năm mươi văn, mua lương thực hai trăm văn, mua gà bốn mươi văn. Hết tổng cộng ba trăm ba mươi bảy văn, trong khi các nàng chỉ có hai lượng bạc.
Quan sát đến trưa, Tử La biết một lượng bạc tương đương với một nghìn văn tiền, mà một văn tiền ở đây có giá trị gần bằng một đồng tệ ở hiện đại. Tử La nghĩ, nhất định nàng phải nghĩ ra những cách kiếm tiền khác, nếu không thì chỗ tiền này sẽ tiêu hết rất nhanh. Chỉ dựa vào việc thêu thùa của đại tỷ và nuôi mười con gà chắc chắn không kiếm được bao nhiêu, huống hồ Tử La còn muốn để Tử Thụ và Tử Hiên đi học ở trường tư thục nữa.
Tử La nghĩ, việc nàng cần làm đúng là giống gánh nặng đường xa lắm.
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Thập Niên: Kiếm Ăn Làm Giàu
- Chương 7.2: Mua đồ