Người đó vừa lúc là khách hàng của cô, khi trò chuyện có đề cập tới lịch sử làm giàu của gia đình nên cô vẫn còn nhớ rất rõ.
Bà cô của Lục Tĩnh Nhiên lúc trước lập gia đình, sau đó đi theo chồng chuyển nhà tới ở thành phố Hà.
Trà Bích Loa Xuân trong chợ trà đều đến từ thị trấn nơi bà ấy ở.
Tống Ngọc Phương gả cho một nông dân trồng trà, con cái đời sau cũng theo nghiệp này, gia cảnh tạm được.
Người huyện Ninh thích uống trà, nhưng bên này núi non không thích hợp để trồng trà.
Các đồng nghiệp của Lý Phúc Lai đều có thói quen uống trà, bình thường vận chuyển lá trà tới, chỉ cần giá cả hợp lý thì chắc chắn sẽ bán được, nhà xưởng có tận vài trăm người.
Huyện Ninh tuy nhỏ nhưng cũng có một tốp người đã phất lên, giá cả cũng có thể tăng theo.
Chỉ cần hàng hóa tốt, chắc chắn sẽ có người giành mua.
Lâm Khâm thích uống trà nên cũng xem như là người biết nhìn hàng, cô biết phân biệt lá trà tốt hay xấu, cũng ngừa được trường hợp người khác lấy hàng xấu thay hàng tốt.
Nếu muốn đầu cơ trục lợi, thì ra tay từ mặt hàng này là ổn thỏa nhất.
Thời gian nghỉ hè là hai tháng, dù giao thông có không tiện thì cũng đủ để cô tới lui một chuyến.
Trong một tuần này, Lâm Khâm đã gọi liên tục sáu cuộc sang cho bà cô, nhưng bên kia báo bà cụ Tống không ở đó.
Giá điện thoại là ba hào một phút, chỉ cần nhấc máy là bắt đầu tính thời gian.
Chỉ riêng việc gọi điện, Lâm Khâm đã tốn hai đồng bảy hào.
Đây thật sự là một con số xa hoa so với tổng tài sản của cô hiện tại - bốn đồng chín hào tám xu.
Mãi tới tận hôm nay, cô mới chờ được hồi âm từ bên kia.
Bà cụ Tống cực kỳ kích động, gần đây bà ấy phải đi hái trà trên núi, không xuống dưới được, thế nên mỗi lần ông chủ trạm điện thoại công cộng gọi người bà ấy đều không ở đó.
Vừa rồi bà ấy về nhà thì nghe ông chủ nói, lập tức gọi lại cho cô.
Lâm Khâm cũng không giấu giếm mục đích thật sự, bà cụ có lòng tốt, nên dù trong lúc gia cảnh không giàu có vẫn gửi hai mươi đồng về, bà ấy còn đến thăm Lục Tĩnh Nhiên sau khi cô ấy bị bỏ tù.
Lâm Khâm nói mình không vui nên muốn đến thăm bà cụ, nhân tiện mang chút quà quê đồ ăn cho bà ấy, sau đó lúc về sẽ lấy chút lá trà về.
Bà cụ Tống lo cô đi một mình không an toàn, Lâm Khâm nói sẽ có đồng hương tiện đường đi cùng cô, cũng mua lá trà chung với cô luôn, bà ấy nghe thế mới đồng ý cho cô đi.
Mấy chục năm rồi bà cụ chưa gặp người thân bên nhà mẹ đẻ, cho nên bà ấy không bỏ được cơ hội này, hơn nữa thân thế cô bé đáng thương nên bà ấy càng không đành lòng từ chối.
Lâm Khâm nói thỏa mọi chuyện thì yên lòng gác máy, cô khẽ thở phào một hơi.
Cô cảm thấy mình ngày càng thích ứng với thân phận hiện tại.
Muốn đầu cơ trục lợi thì phải có vốn liếng, mà Lâm Khâm ngay cả tiền mua vé cũng không có, cô trở về nhà mở ngăn kéo khóa ra.
Mẹ của Lục Tĩnh Nhiên để lại cho cô một cái vòng cổ và một đôi hoa tai vàng, Lâm Khâm đã hỏi thăm qua, giá vàng bây giờ là 75 đồng một gram.
Hai món này gộp chung có thể bán được vài trăm đồng.
Đây là di vật của mẹ Lục Tĩnh Nhiên, dù có khó khăn cỡ nào cô cũng chưa từng nghĩ tới việc bán chúng. Nhưng trong lúc này, Lâm Khâm không còn đường nào khác để đi nữa.
Đồ vật là chết, nhưng người là sống.
Cô gom hết trang sức, cầm hai đồng cuối cùng trên người đi xe tới thị trấn.