Ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh đều tử trận, cô lại được đắp nặn thành điển hình tốt nhất của năm "Khiêm tốn khiến người ta tiến bộ, kiêu ngạo khiến người ta lạc hậu", sống một ngày bằng một năm trong sự trào phúng ngập trời của giáo viên và học sinh toàn trường.
Ba mẹ Lý Hiểu Ngôn như bị sét đánh, trầm mặc chừng nửa giờ, sau đó ba cô im lặng đi ra ngoài hút thuốc, mẹ cô nhéo lỗ tai cô nói: "Đừng đi ra ngoài nói con không biết, cứ nói con không muốn học, muốn học tự nhiên có thể thi tốt, có nghe không.”
Lý Hiểu Ngôn vội vàng gật đầu, mẹ cô lại nói một tin sét đánh: "Mẹ phải nghỉ việc, cải cách xí nghiệp nhà nước, tất cả mọi người phải nghỉ việc, căn nhà này cũng bị nhà máy thu hồi, mẹ đã thương lượng với ba con một chút, tạm thời chuyển đến căn nhà trệt gần đó, rồi tìm đường sống.”
Lý Hiểu Ngôn như rơi xuống mây, đầu nặng chân nhẹ, sau đó thoáng nhìn thức ăn bên cạnh nồi, chỉ có cơm trộn với mì ngô, và hai khối đậu hũ.
Trong nháy mắt cô liền hiểu được hàm nghĩa của bốn chữ áp lực sinh tồn, vào cái năm cô mười hai tuổi sắp bước qua tuổi mười ba.
Ngày chuyển nhà mưa dầm kéo dài, toàn bộ thành phố đều bị bịt kín một tầng bụi, mọi người bị ép tiến hành cạnh tranh sinh tồn nôn nóng áp lực, bắt đầu tự hỏi con đường tương lai.
Con đường tương lai đối với đám nông dân thế hệ đầu có bằng cấp trung bình là tiểu học này mà nói, đơn giản là ba điều: về nông thôn làm ruộng, bỏ ra tiền vốn buôn bán, xuống biển thử vận may.
Nhìn thì có vẻ đều sống được, khi bước chân vào mới biết là ngõ cụt không thể thoát ra.
Qua hai mươi năm sau, mọi người thường thường sẽ hoài niệm đoạn năm tháng kia, gọi thời đại kia là đại tranh chi thế, là thời đại mở cửa, chỉ cần dám nghĩ dám làm, gần như làm gì cũng có thể kiếm được tiền.
Nhưng lúc ấy đối mặt với nền kinh tế mở cửa,có một số người lại giống như trúng thuốc mê, lo âu, sợ hãi, bất đắc dĩ...... Thỉnh thoảng xen lẫn một hai tia hưng phấn không có lý do, giống như không khí tương lai xuyên qua thời không phất đến mặt bọn họ.