Vào ban ngày Trần Gia Hân đã làm xong đa số bài tập, cho nên buổi tối cô chỉ làm thêm một phần nhỏ dư lại. Sau đó cô đem mớ đồng xu đảo ra và bắt đầu chậm rãi phân biệt.
Bình thường các đồng xu đều giống nhau, vừa nhìn là có thể nhận ra được. Chỉ có một ít đồng xu có văn tự đồ án khác nhau mới bị cô để ra một bên khác.
Sửa sang lại tầm một giờ, Trần Gia Hân lại phân loại tất cả những đồng xu đáng giá để tiếp tục cân nhắc. Trong 20 - 30 cái đồng xu này có 4 cái đồng xu khác nhau một trời một vực so với các đồng xu còn lại.
Trần Gia Hân dùng giấy màu in lại văn tự của 4 cái đồng xu kia thật tốt, sau đó cô cho chúng vào một cái túi nhỏ và nhét đến tận cùng ngăn kéo đựng thư từ.
Bốn cái đồng xu này cô không tính toán mang ra, vì cô muốn chiếu theo đồ án mặt trên để tra xem đây là loại văn tự gì.
Xem trên tiểu thuyết cô thấy người ta nhặt được của hời dễ dàng như vậy, nhưng trong thực tế thì thật sự không có bao nhiêu người có thể thành công. Liền nói về mấy đồng xu này đi, Trần Gia Hân phỏng đoán bên trong chúng có thể chỉ có một hai cái bán được một chút tiền, dư lại có đem tặng thì người ta cũng đều ngại nhận.
Vào buổi sáng đi tới trường học, Trần Gia Hân đã tìm cơ hội nhờ người ta gọi điện thoại cho chú Bân, để anh ta vào giữa trưa tới đón cô đến thư viện một chuyến.
Hiện tại máy tính vẫn chưa phổ cập chứ đừng nói là Internet. Những cái tiệm net cũng chỉ xài mạng cục bộ và chuẩn bị mấy trò chơi offline gì gì đó. Nếu thật sự muốn lên mạng thì còn phải đến tiệm net bên cạnh trường đại học, nhưng thời gian lúc này của cô khẳng định không đủ.
Ngược lại thì nơi được mượn máy tính có Internet gần trường học của cô nhất chính là thư viện thành phố.
Tuy rằng cũng chỉ có thể ở trong thư viện lên mạng tra, nhưng cũng đã là con đường tối ưu nhất.
Thư viện có một phòng sách cổ, người bình thường sẽ không được vào. Trần Gia Hân lấy thẻ học sinh năn nỉ ỉ ôi mãi với người trông coi một hồi lâu mới được cho phép vào dùng máy tính.
Nhưng căn bản là cô không thể tra được đồ vật mà cô muốn tìm. Rốt cuộc thời buổi này chưa phổ biến máy tính có công năng phân biệt hình ảnh, trừ khi cô có thể phán đoán ra trước những đồ án cong cong vẹo vẹo đó là dạng văn tự gì, như vậy mới có thể tra ra được.
Sau khi đi vào, trước tiên Trần Gia Hân lên trên mạng kiểm tra một chút các thư tịch về phương diện đồng xu, và cô đã tìm được hai quyển sách.
Một quyển sách là 《 từ điển nhỏ về tiền cổ 》, một quyển sách khác là 《 chú giải về tiền cổ 》.
Chiếu theo vị trí trên thư viện để đi tìm hai quyển sách này, cô thấy chúng ở cùng một cái kệ sách và số người mượn đọc cũng không nhiều lắm.
Để có thể mượn sách trong thư viện thì cần giao tiền thế chấp mới được. Nhưng Trần Gia Hân không có tiền nên cô chỉ có thể ở ngay chỗ này mà đối chiếu trước rồi hẵng nói.
Cô từ trong bao móc ra giấy màu in lại, sau đó đặt nó ở trên kệ sách rồi tra xem có đồ án nào gần giống hay không.
Mới vừa tra mười mấy trang thì đôi mắt Trần Gia Hân liền có chút mơ hồ. Nhưng thời gian nghỉ trưa khá ngắn, và buổi chiều lại không thể xin nghỉ, cho nên cô chỉ có thể cố gắng lên tinh thần để tiếp tục lật xem.
“Này cô bé, cháu đang đọc về kim văn sao?”
*kim văn: văn tự của tiền tệ
Bên cạnh đột nhiên truyền đến âm thanh làm cho Trần Gia Hân sợ tới mức thiếu chút nữa đã đυ.ng đầu vào kệ sách.
Nam nhân trung niên: “Đừng sợ, đừng sợ, chú không phải người xấu.”
Trần Gia Hân giơ tay xoa cái trán rồi xoay người lại nhìn. Người tới là một nam nhân trung niên ăn mặc áo sơ mi ngắn tay màu xanh nước biển và một chiếc quần tây, trên mặt còn mang theo một bộ mắt kính, nhìn qua trông rất hào hoa phong nhã.
Nam nhân trung niên: “Chú thấy cháu đang xem văn tự trên mặt giấy này hẳn là kim văn, hơn nữa còn là loại kim văn trên đồng xu của thời nhà Triệu.”
Nghe được đối phương nói như vậy, Trần Gia Hân lập tức chớp chớp mắt. Cô cảm thấy vận khí của mình thật không tồi, hẳn là đã gặp được quý nhân rồi.
Trần Gia Hân: “Vâng, cháu đã đi mua đồng xu và khi trở về thì phát hiện có mấy cái đồng xu khác lạ. Cháu cảm thấy khả năng chúng có chút giá trị nghiên cứu nên mới nghĩ đến đây tìm xem tư liệu.”
Nam nhân trung niên nhỏ giọng cười nói: “Cô bé cũng học theo người ta đi nhặt của hời sao? Chuyện này không phải thói quen tốt đâu đó!”
Ông ta chỉ chỉ vào khu học tập bên cạnh và đi đến kệ sách thời nhà Triệu.
Trong Thư viện không cho phép lớn tiếng ồn ào, muốn nói lời gì thì phải đến nơi không ảnh hưởng tới người khác. Khu học tập bên kia dựa gần phòng nghỉ, cho nên khi nhỏ giọng nói chuyện với nhau cũng sẽ không ảnh hưởng tới người khác.