Báo động vang lên.
Tiệc ăn mừng mới diễn ra một nữa, tất cả mọi người ở đồn công an đường An Ninh đặt bát đũa trong tay xuống, đi vào đại sảnh đồn.
Bà cụ vừa khóc vừa nói, công thêm quần chúng nhiệt tình liên tục bổ sung, nói rõ quá trình làm mất thằng bé.
Tiểu Bảo vừa mới hai tuổi, biết đi đường, biết nói những từ đơn giản, hoạt bát hiếu động, thích bắt chước, là lúc đáng yêu nhất.
Bố của Tiểu Bảo là Thích Thiệu Phong, mẹ là Lương Lệ Châu, mở một quán mì trên đường Uy Ninh. Cửa hàng nhỏ nên mọi chuyện đều tự mình làm, vốn không có thời gian trông con, nên đón mẹ của Thính Thiệu Phong từ quê lên chăm sóc con. Mẹ của Thích Thiệu Phong họ Dương, mặc dù không có trình độ văn hóa nhưng tính cách hiền lành, ở cùng con trai, con dâu cũng xem như hòa thuận.
Bảy giờ rưỡi tối, thời tiết dần trở nên mát mẻ, bà Dương dẫn Tiểu Bảo ra khỏi nhà.
Bà Dương đi từ đường Uy Ninh đến đường An Ninh.
Tán cây ngô đồng bên đường An Ninh um tùm xum xuê, ở giữa cửa hàng và lối đi bộ có một con đường xi măng rộng. Vốn dĩ bà Dương vẫn luôn ôm Tiểu Bảo nhưng một lúc sau quá mỏi, nên thả cậu bé xuống, nắm tay cậu bé đi dọc theo đường xi măng.
Tiểu Bảo kéo tay bà nội, chỉ lên trời nói: "Nhìn xem! Mây..."
Một lát lại chỉ vào cây ở ven đường: "Bà nội, cây!"
Thỉnh thoảng còn phát ra vài lời cảm khái: "A... Người."
Giọng nói ê a của đứa trẻ chọc cho trong lòng bà Dương như nở hoa.
Hai bà cháu đi đến một cửa hàng bánh ngọt tên là "Bánh ngọt ngào", một chiếc bánh kem táo đỏ được lấy ra khỏi lò, vì giá rẻ nên rất được chào đón. Có mười mấy người tụ tập ở cửa tiệm, người này hét nửa ký, người kia nói một ký vô cùng náo nhiệt.
Sắc trời đã tối, đèn hoa mới thắp lên.
Mùi bánh nướng tỏa ra, Tiểu Bảo dừng chân lại, trong mắt lóe lên vẻ thèm thường: "Nội, bánh kem!"
Bà Dương là người tiết kiệm, nhưng không tiếc với cháu trai nên dẫn Tiểu Bảo đi đến cửa hàng bánh ngọt định mua 250gr để cháu trai ăn một ít, còn lại mang về cho con trai, con dâu nếm thử.
Vừa mới đi đến ngoài đám người, một cô gái có dáng vẻ thanh tú đến gần bà, khẽ hỏi: "Bà ơi, bà biết đường Uy Ninh đi đâu không? Có phải nơi đó có một tiệm sách không?"
Bà Dương ở đường Uy Ninh, rất quen thuộc với bên kia. Bà gặp cô gái dáng vẻ hiền hòa, nhìn như sinh viên nên không đề phòng, chỉ xoay người chỉ hướng mình vừa đi đến: "Giờ cô đi phía bên kia, đi đến ngã tư quẹo trái, nhìn thấy đèn xanh đèn đỏ lại rẽ trái, đó là đường Uy Ninh. Tiệm sách ở đối diện trường tiểu học, cô đi lên trước hai ba mươi mét có thể nhìn thấy."
Lúc quay người, khuỷu tay bà bị đám người xô đẩy, lúc đó bà Dương chỉ chú ý đến cô gái hỏi đường, không để ý chuyện khác.
Cô gái lễ phép cảm ơn, đi về phía trước.
Bà Dương cúi đầu nhìn xem, trở nên hồn phi phách tán... Tiểu Bảo vừa rồi còn ngoan ngoãn đứng cạnh chân bà, giờ không thấy nữa!
Bà Dương bối rối, bắt đầu lớn tiếng la lên tên của Tiểu Bảo.
Khách xếp hàng ở cửa mua bánh kem trong mắt chỉ có bánh kem mới ra lò, vốn không chú ý đến bạn nhỏ đi đâu cả.
Ông chủ tiệm bán quần áo bên cạnh nói nhìn thấy một bà thím mập mạp ôm đứa trẻ tròn béo, đi đến xe bán tải màu trắng nhỏ ở ven đường, sau đó nhanh chóng rời đi.
Ông chủ ảo não nói: "Trời tối không nhìn rõ lắm, đứa bé kia không khóc không giãy dụa, sao biết là bọn buôn người chứ?"
Tiểu Bảo bị bọn buôn người bắt đi!
Dường như trái tim bà Dương bị xé toạc ra, lảo đảo chạy ra đường, vừa chạy vừa kêu âm thanh vô cùng thê lương.
Người qua đường nhiệt tình chỉ vào bảng hiệu đồn công an đường An Ninh, nói: "Bà đừng lãng phí thời gian nữa, mau đi báo cảnh sát đi."
Cứ như vậy, bà Dương chạy đến đồn công an.
Sau khi nghe bà Dương kể lại xong, đồn trưởng Ngụy Dũng cảm giác chuyện này rất khó giải quyết.
Thứ nhất, bọn buôn người có xe. Từ lúc đứa bé mất tích đến khi báo cảnh sát nói rõ tình huống đã hơn hai mươi phút. Một chiếc xe bán tải màu trắng chạy ra khỏi khu quản lý rất khó truy tìm.
Thứ hai, sắc trời u ám, tầm nhìn không tốt, không có ai chứng kiến ghi lại biển sổ xe của chiếc xe màu trắng kia cả. Cũng không ai biết bà thím mập ôm đứa bé đi, vậy sao tìm được?
Vụ án trẻ em mất tích phải tranh thủ thời gian!
Nếu bọn buôn người ôm đứa trẻ rời khỏi nội thành, nếu muốn tìm về đúng là mò kim đáy biển.
Bà Dương có mang theo ảnh chụp của Tiểu Bảo bên mình, Ngụy Dũng nhanh chóng cho người phô tô ảnh chụp của Tiểu Bảo, gửi fax, gọi điện thoại cầu viện Cục thành phố, nhờ đội giao thông truy tìm chiếc xe bán tải màu trắng cùng loại. Ông còn thông báo cho cảnh sát ngoài khu quản lý, cán bộ xã khu gia nhập tìm kiếm Tiểu Bảo.
Bố mẹ của Tiểu Bảo nghe tin chạy đến đồn công an, vừa nhìn thấy cảnh sát, sắc mặt Lương Lệ Châu sắc mặt trắng bệch quỳ xuống: "Xin các anh, xin các anh nhất định phải tìm Tiểu Bảo về! Thằng bé mới hai tuổi, chuyện gì cũng không biết..."
Mấy năm gần đây, vụ án trẻ em bị bắt cóc liên tục xảy ra.
Đa số những đứa trẻ bị bắt cóc đều từ sáu tuổi trở xuống, có bé bị bán xuống nông thôn, có bé bị bán đi những thành phố khác. Còn có bé bị nhóm tội phạm nuôi nhốt, đánh gãy tay chân, móc mắt, ép trở thành ăn xin tàn tật ở đầu đường.
Các gia đình ở sau những đứa trẻ này thay đổi to lớn.
Có người mẹ sau khi mất con tóc bạc sau một đêm.
Có người bố kiên trì sửa giày mấy chục năm chỉ vì chờ ngày con trở về.
Có bố mẹ dán thông báo tìm người khắp phố lớn ngõ nhỏ, kiên trì biết bao năm thắng.
Không biết có bao nhiêu gia đình vì con bị bắt cóc mà cãi nhau rồi lìa xa.
Không biết có bao nhiêu gia đình, bố mẹ buồn bã khóc mải miết, cuối cùng buồn bã chết đi. Trước khi chết trong miệng vẫn nhắc tên con.
Người thân ruột thịt.
Đứa bé là ràng buộc mà bố mẹ khó lòng dứt bỏ.
Bọn buôn người chỉ bắt cóc trẻ em thôi sao? Không? Đó là báu vật và hi vọng của cả gia đình.
Trong lòng có Hạ Mộc Phồn như có ngọn lửa tức giận đang thiêu đốt.
Bọn buôn người.
Bọn buôn người ghê tởm!
Năm đó mẹ mất tích, không biết chừng cũng do bọn buôn người làm ra!
Phụ nữ, trẻ em đều là người yếu thế.
Chính vì quá nhỏ yếu nên mới bị kẻ ác ức hϊếp.
Lúc mẹ mất tích, Hạ Mộc Phồn còn nhỏ bất lực, không làm được chuyện gì cả. Song, bây giờ cô là cảnh sát.
Hạ Mộc Phồn đứng ra nhìn áo nhỏ màu trắng trong tay bà Dương: "Đây là của Tiểu Bảo à?"
Nếu Tiểu Bảo từng mặc chiếc áo này, dính mùi của thằng bé thì có lẽ có thể nhờ khứu giác nhạy cảm của loài chó để truy tìm.
Bà Dương cúi đầu nhìn chiếc áo mình luôn nắm trong tay, hồi lâu sau mới phản ứng kịp: "À, là trời nóng, Tiểu Bảo thường đổ mồ hôi. Tôi sợ thằng bé bị gió đêm thổi cảm lạnh nên lúc ra ngoài cầm theo để thay. Tôi còn chưa kịp thay cho thằng bé đã không thấy người đâu cả."
Trong ánh mắt lấp lánh của Hạ Mộc Phồn trở nên ảm đạm, Tiểu Bảo chưa mặc bộ quần áo này, mùi không nồng. Hơn nữa, đối phương lái xe rời đi, không thể dựa vào chó ngửi mùi để tìm tung tích được.
Bà Dương nhìn sau lưng, bỗng nhiên nỗi buồn dâng lên, nước mắt tuôn đầy mặt: "Tiểu Bảo, cháu ở đâu, là bà nội không tốt, không nên chỉ đường cho người khác. Ai biết chỉ một lát mà cháu đã bị người ta bắt cóc? Trời ơi, ông muốn gϊếŧ tôi sao..."
Thích Thiệu Phong đỡ mẹ, mặc dù lo lắng đến mức trong lòng bốc hỏa nhưng dù sao đây cũng là mẹ của mình, nên không đành lòng trách bà.
Lương Lệ Châu lại không kiêng kị, xoay người lại lắc vai bà ấy, vừa khóc vừa gào: "Con đã nói với mẹ không được để Tiểu Bảo rời khỏi tầm mắt của mình bất cứ lúc nào, lúc nào mẹ cũng phải chú ý đến thằng bé chứ. Cho dù ở trong đám người đông đúc thì mẹ cũng nên dùng chân kẹp nó lại, sao có thể để người khác ôm Tiểu Bảo đi? Mẹ trả Tiểu Bảo lại cho con..."
Bà Dương bị con dâu lắc đến mức tóc rối tung, nước mắt rơi xuống mặt đất, quá căng thẳng khiến bà gần như sụp đổ, hét ầm lên: "Mẹ đi chết! Mẹ đi chết! Mẹ trả cho con một mạng!"
Trong lòng Thích Thiệu Phong như có lửa đốt, anh vừa ôm mẹ thét lên vừa ôm vợ nổi điên, đau khổ cầu xin: "Đừng làm ồn nữa, xin hai người đừng làm ồn nữa."
Ngu Kính đi qua tách bà Dương và Lương Lệ Châu ra: "Đừng hoảng hốt, chúng ta cùng tìm đứa nhỏ."
Ngụy Dũng nói chuyện điện thoại xong, nhìn cảnh tượng hỗn loạn khẽ nhíu mày. Không thể để người nhà này làm loạn nữa, nếu tiếp tục dây dưa thì tất cả manh mối sẽ bị cắt đứt.
Ngụy Dũng cất cao giọng: "Ầm ĩ cái gì! Bây giờ oán trách thì được gì chứ? Tìm đứa bé mới là chuyện quan trọng!"
Lý trí của Lương Lệ Châu quay lại, ôm mặt khóc nức nở.
Ngụy Dũng nhìn bà Dương: "Đừng hoảng hốt, càng sốt ruột thì càng rối tung lên thôi. Bà cẩn thận nghĩ lại còn có manh mối bị bỏ sót không? Nói càng chi tiết thì càng nhiều manh mối, cảnh sát có nhiều cơ hội phá án hơn."