Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Thập Niên 90: Cuộc Sống Làm Giàu Tại Ngôi Làng Bị Phá Dỡ

Chương 35

« Chương TrướcChương Tiếp »
Nhưng Trần Kim nghĩ giảm giá chút để một người thuê cả căn rồi để họ tự tìm người thuê chung, đỡ phải lo chỗ nào trống. Tốt nhất là mấy người đã thuê tìm đồng nghiệp hoặc bạn học cũ cùng thuê, những người này đều có công việc ổn định, thu nhập cũng khá.

Sau khi bàn xong, Trần Kim lập tức gọi điện cho cậu cả để xác nhận xem nội thất có thể đến trong bao lâu.

"Vừa mới nói chuyện xong với ông chủ xưởng nội thất. Người ta có một lô nội thất cũ, kiểu dáng hơi lỗi thời nhưng cậu thấy vẫn dùng được, nhà cho thuê thì không cần quá cầu kỳ. Mai là có thể giao, con bảo với cậu ba xem lúc nào tiện thì nhận đồ."

Trần Kim cúp máy, chạy qua hỏi cậu ba, rồi chạy về báo: "Vậy để hai ngày nữa, đúng lúc con có khách thuê tới xem nhà."

"Ôi, con làm ăn nhanh thật. Giá thuê đưa ra bao nhiêu?"

Trần Kim báo giá thuê của mình, cậu cả lập tức nói: "Cậu cũng sẽ cho thuê hai mươi lăm căn nhà với giá như con, con thử hỏi khách thuê của mình xem có ai có bạn bè muốn thuê nhà không, bảo họ tới xem luôn."

"Được ạ."

Chuyện cho thuê nhà tạm có chút khởi sắc nhưng chỉ dựa vào vài người khách của cô thì không thể lấp đầy nhà được. Cô phải dán tờ rơi kèm số điện thoại để dễ liên hệ.

Tuy nhiên, cô cũng có việc của mình, không thể ngày nào cũng đứng đó chờ người đến xem nhà. Trần Kim có một kế hoạch nhỏ trong đầu, định xem xét tình hình thế nào rồi tính tiếp.

Ngày đầu tiên Trần Kim về nhà, không gặp được hết khách thuê nên liên lạc hơi bất tiện. Cô dán giấy thông báo ở dưới tầng hai tòa nhà của mình, báo rằng ban ngày cô sẽ có mặt trong thôn, nếu cô không có ở đó thì khách có thể sang nhà cậu ba tìm. Nếu có khách nào về muộn thì có thể để lại giấy nhắn ở nhà thím Chu, cô sẽ nhờ thím Chu trả tiền cọc giúp.

Trên tờ giấy cũng ghi luôn giá thuê nhà ở tiểu khu Tú Lệ, ai có nhu cầu có thể tiếp tục tìm cô thuê nhà.

Ban ngày không làm được nhiều việc, mợ ba còn bảo cô mang ít đồ về ở lại thôn vài ngày cho tiện.

Trần Kim nghĩ cũng đúng, tối hôm đó cô về nhà tạm thu xếp đồ đạc, cùng cậu ba và mợ ba quay lại thôn ở.

Ngay tối đầu tiên về thôn đã có khách tới hỏi về việc thuê nhà ở tiểu khu Tú Lệ, cô cũng bàn được với vài người hẹn mai cùng đi xem nhà.

Trong thôn cũng không ít việc, cậu ba ban ngày bị trưởng thôn gọi đi giúp, tối về nói trong thôn vì chuyện dời mộ mà cãi nhau, làm trưởng thôn tức giận đến nhảy dựng lên.

"Cãi cái gì? Chẳng phải đã nói rõ từ trước là đồng ý dời mộ rồi mà?" Trần Kim thắc mắc

Trần Vĩnh An nói: "Cãi cái gì á? Cãi về phong thủy đất tốt đấy, ai cũng muốn có một mảnh đất tốt để sau này con cháu hưởng phúc."

Trần Kim lập tức trợn mắt, nói: "Con cháu không biết phấn đấu thì dù mộ có chôn ở đất vàng đất bạc cũng chẳng thay đổi được gì. Hay là nghĩ chôn ở đất tốt rồi thì tự nhiên con cháu sẽ phấn đấu à?"

Trần Vĩnh An định nói thêm nhưng bị bố trừng mắt một cái nên đành nuốt lời lại. Hôm nay theo bố ra ngoài, cậu ấy mở mang được nhiều lắm. Với cái kiểu như Trần Vĩnh Cường, dù có chôn ở đất phong thủy tốt thế nào cũng không cứu nổi.

Bố không cho cậu ấy nói nhưng cậu ấy có thể lén tám chuyện với chị ba.

Vậy là vừa thấy bố ra khỏi cửa, Trần Vĩnh An lập tức lập tức buôn chuyện với Trần Kim và Điền Miêu.

"Các chị không biết đâu, sau khi Trần Vĩnh Cường nhận được tiền thì bị mấy người bạn rủ rê đi chơi, bị người ta xúi đi đánh bạc. Mới nhận tiền bồi thường được mấy ngày mà đã thua hơn triệu tệ rồi. Anh ta còn định dẫn mấy thằng bạn hay chơi đến thôn nhưng bị trưởng thôn phát hiện, suýt nữa bị đánh gãy chân."

"Hôm nay là mẹ của Trần Vĩnh Cường, Trần Bát Cô, cãi nhau đòi chuyển mộ bố bà ấy lên trên núi. Bà ta nói làm thế để bố bà phù hộ cho Trần Vĩnh Cường đi đúng đường. Còn đúng cái nỗi gì nữa? Trần Vĩnh Cường không moi được tiền từ mẹ thì lập tức đi vay nặng lãi. Hai người thử nói xem, đất phong thủy liệu có giữ nổi anh ta không? Đồn công an còn có thể giúp được chứ phong thủy thì bó tay."

Mỗi khi dân trong thôn nhắc đến Trần Vĩnh Cường, họ thường vô thức nhớ đến Trần Kim. Vì cả hai đều không phải là người "dòng chính" của nhà họ Trần.

Trần Kim là con gái mẹ đưa về sau khi ly hôn, còn Trần Vĩnh Cường là do Trần Bát Cô cưới chồng về làm rể nên mới mang họ Trần. Bố anh ta, Mã Phúc Quý, trong thôn chẳng ai thèm để ý.

Cả hai đều mang họ Trần nhờ mẹ nhưng trong mắt dân thôn Kiều Đông, Trần Kim và Trần Vĩnh Cường là hai thái cực đối lập. Một bên là "con nhà người ta", còn một bên là "mày đừng có mà bắt chước nó."

Trần Vĩnh Cường từ nhỏ đã chẳng ra gì, đi học thì đánh nhau với bạn, ngay cả thầy cô cũng dám đánh, học đến lớp tám thì bị đuổi học. Sau đó, anh ta đi làm công ở khu ngoại ô, vẫn chứng nào tật nấy. Nhà anh ta xây nhà cho thuê rồi nhưng anh ta vẫn ở nhà ăn bám, thậm chí từng quấy rối nữ thuê trọ nên nhà anh ta khó cho thuê, toàn đàn ông hoặc phụ nữ trung niên thuê.

Bây giờ có tiền rồi, anh ta còn dám cầm tiền đi đánh bạc, thua nhiều vậy rồi còn đi vay nặng lãi.

Cờ bạc thì không bao giờ dừng lại được, trước đây thôn có một ông chú, có tiền là cờ bạc, không có tiền cũng đi vay, sau đó không trả được nợ thì uống thuốc chuột tự tử, chết cũng mấy năm rồi.

Những năm đó, người lớn trong thôn cứ hay nhắc câu "Mười người đánh bạc chín người thua, ai dám dính vào cờ bạc là bị đánh gãy chân!"

Đáng tiếc là Trần Bát Cô chắc chắn không nỡ đánh gãy chân Trần Vĩnh Cường đâu.
« Chương TrướcChương Tiếp »