Vừa làm vừa nói chuyện, đến khi dưới chậu chỉ còn lại một chiếc áo sơ mi, Lâm Vọng Thư cầm áo lên, lúc này cô mới thấy có hơi quen mắt, hình như là của Lục Điện Khanh. Cô nhớ dường như lúc nào anh cũng ăn mặc chỉnh tề, thuận miệng nói: "Bà ơi, chắc chiếc áo sơ mi này phơi xong sẽ được là phẳng đi."
Bà Hồ: “Đúng vậy, đây là áo của Điện Khanh, bình thường nó để ý lắm, không thích bà giặt giúp nó đâu, tại bà thấy hôm nay nó thay ra chưa kịp giặt, nên tiệt tay giặt cho nó thôi, để về cho nó là."
Lâm Vọng Thư cầm chiếc mắc gỗ ở cạnh đó, treo chiếc áo vào, giơ lên định móc mắc áo lên dây phơi.
Lúc giơ lên, cô nhìn thấy có một người đi vào ngõ, tình cờ là Lục Điện Khanh.
Hiển nhiên là anh cũng nhận ra áo sơ mi của mình, vẻ mặt của anh hơi trầm xuống, bước chân cũng ngừng lại.
Lâm Vọng Thư cười nói: "Em giúp bà phơi quần áo."
Lục Điện Khanh như cứng đờ người lại, nhìn về phía bà Hồ.
Bà Hồ: "Bà thấy cháu để ở đó nên giặt cho cháu, cháu yên tâm, bà sẽ là cho cháu."
Lục Điện Khanh mặt không cảm xúc nói: "Để cháu tự giặt là được."
Bà Hồ bật cười thán, quay sang nói với Lâm Vọng Thư: "Thằng bé này đúng là, bà giúp nó giặt quần áo, nó còn ngại bà nhiều chuyện. Nó là vậy đấy, từ nhỏ đã tự mình làm hết mọi việc, miệng như cái hũ nút ấy, sau này mặc kệ nó đi."
Kỳ thực Lâm Vọng Thư cũng hơi lúng túng, cô chỉ kính già yêu trẻ mà thôi, chứ không muốn giúp Lục Điện Khanh phơi quần áo, cô vội nói: "Bà ơi, cháu còn có việc, cháu đi trước đây."
Bà Hồ cười nói: "Hôm nào sang nhà bà chơi nhé."
Trên đường đi vào ngõ, Lâm Vọng Thư nhớ tới biểu tình vừa nãy của Lục Điện Khanh, bất đắc dĩ nói: "Ninh Bình, em xem, làm người đôi khi phải có chừng mực, nếu không sẽ bị người chê."
Ninh Bình: “Chị ơi, buổi chiều người kia nói muốn cho chị mượn sách, em còn nghĩ người này rất tốt, không ngờ anh ấy đột nhiên nghiêm mặt lại, nhìn giống như ai nợ anh ấy tiền vậy! Vừa nhìn đã biết là tính tình không tốt!"
Lâm Vọng Thư khẽ thở dài nói: "Không sao, anh ấy nói cho chị mượn sách, chắc là sẽ cho mượn."
Anh ấy cũng không phải là người so đo việc nhỏ.
Buổi tối, cậu Quan Tĩnh Thành của Lâm Vọng Thư tới chơi, đi theo còn có em họ Quan Châu Thanh của Lâm Vọng Thư.
Trước kia nhà họ Quan là gia đình giàu có, lúc đó gia đình bọn họ cũng có mặt mũi, sau này gia đình xuống dốc, từng phải trườn mặt tới tìm người quen cũ, cười cười nhờ người ta giúp đỡ.
Nhưng Quan Úc Hinh tức giận, cảm thấy tội gì phải làm vậy, bà ấy quản chuyện nhà, cuộc sống gia đình vừa khấm khá lên, đã tự quyết định lấy người hầu trong nhà.
Quan Tĩnh Thành nhỏ hơn Quan Úc Hinh mấy tuổi, việc gì cũng phải dựa vào người chị này giúp đỡ, vì vậy ông ấy luôn tỏ thái độ cung kính cẩn thận trước mặt chị mình. Lâm Vọng Thư nhớ, có lần cậu đang cười cười nói nói với người khác, bất chợt nhìn thấy mẹ tới, cậu lập tức thu lại nụ cười đó, cung kính với mẹ cô mà người bình thường chưa từng thấy.
Theo giải thích của Quan Úc Hinh, đây là lễ nghĩa, dù có chết nghèo cũng phải chú trọng lễ nghĩa.
Truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn, mãi đến tận bây giờ, Quan Tĩnh Thành đã hơn năm mươi tuổi, mà gặp phải chuyện gì vẫn muốn nói với chị.
Về vấn đề này, Quan Úc Hinh cũng không có cách nào: "Bùn loãng không thể trát tường, đến già cũng không khiến người bớt lo."