“Vâng, con biết.” Văn Thanh đáp mời, nằm lì trên giường nhìn quyển sổ, dưới đèn dầu hỏa vẽ ra kiểu dáng giày, kiểu dáng quần áo, còn đánh dấu ví dụ ra. Trong đầu cô có thật nhiều kiểu dáng quần áo và giày, cô không có thời gian làm được, hơn nữa cô cảm thấy nếu như mình lại học thêm hai năm nữa, không chừng vẽ sẽ càng tốt hơn.
Nghĩ như vậy, ý nghĩ đi học lại của cô càng thêm mãnh liệt.
Sau khi vẽ xong một đôi giày, cô thổi đèn bắt đầu đi ngủ.
Ngày hôm sau trời còn chưa sáng đã bắt đầu mưa tầm tã.
Nhà Văn Thanh là nhà tranh, rỉ nước tí tách, cho đến khi nhỏ nước làm Văn Thanh tỉnh lại, Văn Thanh vội vàng đứng lên xem xét, nhà có bốn năm chỗ rỉ nước, chỉ chốc lát sau Diêu Thế Linh đã đem thau chậu bát bồn đến hứng nước.
Văn Thanh đem vải vóc đế giày dính ướt nước bỏ vào trong mấy ngăn tủ ở phòng khách, bản vẽ đành phải mang theo bên người. Sau khi ăn sáng xong, mang dép nhựa, đeo theo túi, miễn cưỡng chỉ đủ che chắn đi đến tiệm may của dì Tiếu ở huyện.
Lúc đầu Văn Thanh rất phiền với lần mưa hôm nay, trong nhà ẩm ướt không chịu nổi. nhưng mà nghe được có người nói mưa này rơi mới tốt, mới trồng đậu xong thì đổ mưa, thu hoạch tốt. Qua mấy ngày trong đất có thể lấy giá ra xào ăn, Văn Thanh đột nhiên cảm thấy trời mưa lần này thật đúng lúc.
Tâm tình Văn Thanh tốt đẹp, cả người thì lại ẩm ướt lộc cộc đi đến tiệm may của dì Tiếu, dì Tiếu vẫn chưa trở lại.
Văn Thanh đành phải tự mở cửa, trời mưa xuống nên ít khách, vừa vặn cô có thể làm sắp xong bộ quần áo trên quyển sổ nhỏ mang theo. Sau đó như cũ đến bốn giờ chiều thì về nhà.
Ngày hôm sau trời vẫn mưa xuống, dì Tiếu vẫn chưa trở về.
Ngày thứ ba trời hơi trong, cuối cùng dì Tiếu cũng trở về.
Khi dì Tiếu trở về, Văn Thanh đang ngồi trước máy may làm một chiếc khóa kéo quần.
“Văn Thanh.” Dì Tiếu gọi cô.
Văn Thanh ngẩng đầu, nở nụ cười theo bản năng, nhưng sau khi nhìn thấy dì Tiếu thì cô lại không cười được, chỉ mới ba ngày mà dì Tiều gầy đi trông thấy, vẫn mặc quần áo của ba ngày trước, cả người đều u sầu chán nản.
“Dì Tiếu.” Văn Thanh dừng máy may lại đi đến hỏi: “Con dì sao rồi?”
Dì Tiếu Vô lực ngồi ở trên ghế.
Văn Thanh nhanh chóng đi rót nước.
Dì Tiếu nhìn ngắm bốn phía, giống như là lưu luyến không nỡ rời ra chốn này.
“Dì Tiếu.” Văn Thanh thúc giục.
Ánh mắt dì Tiếu rơi lên người Văn Thanh, Văn Thanh có loại dự cảm không tốt.
“Dì còn chưa từng phát tiền công cho cháu.” Dì Tiếu nói.
Văn Thanh nhìn dì Tiếu, cẩn thận hỏi từng li từng tí: “Dì Tiếu, có phải con dì xảy ra chuyện gì rồi không?”
Con mắt dì Tiếu hơi đỏ lên, gần như muốn bật khóc: “Con trai bệnh, người nghèo bị bệnh của nhà giàu, ba ngày trước dì dẫn nó đến bệnh viện, tiêu hết cả tiền rồi, bác sĩ cũng nói là có thể trị hết, nhưng mà tiền thuốc men còn trên dưới gần năm sáu trăm.”
Năm sáu trăm?
Văn Thanh hít một hơi khí lạnh, năm sáu trăm đồng ở thế kỷ hai mươi mốt không tính là gì, nhưng mà bây giờ là niên đại một cái bánh quẩy bốn xu tiền, mười lăm đồng năm mươi ký gạo, năm sáu trăm đồng tiền kia là rất lớn lao.
Trong chốc lát, Văn Thanh hiểu rõ dụng ý của dì Tiếu: “Dì Tiếu, dì muốn bán tiệm may đi ư?”
Dì Tiếu gật đầu một cách khó khăn.
Văn Thanh im lặng, tiền tài có nhiều cũng không quan trọng bằng mạng sống, nhưng đối với dì Tiếu mà nói, tiệm may của dì Tiếu cũng là con của mình.
“Tìm được người mua chưa?” Văn Thanh hỏi.
Dì Tiếu lắc đầu: “Còn chưa có, cái nhà này bán không được mấy đồng tiền, hai nhà mặt tiền, một sân nhỏ phía sau, địa thế cũng không tốt, đều do khách quen trước đây của dì truyền tai nhau nên việc làm ăn mới không tệ. Nhiều lắm là bán được bốn trăm đồng tiền, nhưng mà máy may kia của dì đáng tiền, lúc mua một trăm bảy mươi lăm đồng, giảm đi một nửa thì chắc là có thể bán được một trăm đồng, còn có những phần vải này… Lúc dì nhập hàng, tiền còn chưa giao đủ, chỉ có thể trả vải về, còn phải bù cho nhà máy một ít tiền.”
Dì Tiếu nói từng cái một, Văn Thanh ở bên cạnh nghe, tiếp đó đưa số tiền kiếm được mấy hôm nay và phần trăm trích từ tiền giày của cô bán được, thời gian ba ngày, Văn Thanh kiếm cho dì Tiếu ba mươi đồng.
Dì Tiếu cảm kích nhìn Văn Thanh, nhận lấy tiền.
Nhưng mà dì Tiếu nóng lòng muốn bán tiệm may đi, cũng không ở trong tiệm bao lâu.
Tâm tình Văn Thanh nặng nề, đợi đến bốn giờ chiều, sau đó trở về thôn Thủy Loan, trong lòng cô có một ý tưởng, nhưng mà cô không dám nói.
Lúc Diêu Thế Linh hỏi tình huống của dì Tiếu, cô nói rõ sự thật.
Diêu Thế Linh cũng phải cảm khái.
Ngày kế tiếp, Văn Thanh theo thường lệ đi đến tiệm may dì Tiếu, dì Tiếu lại đến trong tiệm ngồi một hồi, dì Tiếu chưa tìm được người mua, ở những năm này chủ yếu là làm giàu từ ẩm thực, tiệm may rất khó, huống hồ khu vực của tiệm may dì Tiếu lại không tốt, lúc này ngoại trừ mấy nhà giàu bạc triệu ở thị trấn, không có ai có thể lập tức bỏ ra năm sáu trăm đồng tiền.