Văn Thanh im lặng một lúc mới nói: “Mẹ, hôm nay con gặp em gái Kỷ Ninh Chi của Kỷ Ngạn Quân, còn bạn học của cô ta là Chương Phương Phương nữa.”
Diêu Thế Linh nâng mắt nhìn cô.
Văn Thanh nói tiếp: “Con đã nói với Kỷ Ninh Chi, bảo cô ta chuyển lời với anh của cô ta rằng chuyện kết hôn đã hủy bỏ, con nghĩ nhà bọn họ sẽ không tới nhắc hôn nữa đâu. Đợi con làm xong mấy bộ quần áo và mấy đôi giày còn lại xong thì con sẽ tới nhà họ Kỷ nói rõ ràng.”
Hủy bỏ hôn sự.
Diêu Thế Linh kinh ngạc nhìn Văn Thanh, đây vẫn là Văn Thanh của bà ấy sao? Sao đột nhiên lại suy nghĩ thông suốt rồi? Cô vẫn là Văn Thanh ngày ngày theo đuôi Kỷ Ngạn Quân ư?
“Mẹ! Chị hai! Con đi học về rồi đây!” Ngoài cửa truyền vào tiếng Văn Bằng.
“Mẹ, Văn Bằng đi học về rồi, con đi xem thử nó có nhặt phấn về cho con không?” Văn Thanh mở cửa phòng đi ra ngoài.
Diêu Thế Linh vẫn chưa phản ứng lại.
“Chị hai, chị ở nhà thật sao.” Văn Bằng vừa đen vừa gầy, đầu đầy mồ hôi, thấy Văn Thanh thì cười hì hì. Từ khi Văn Thanh nấu hai bữa cải trắng xào thịt, lại cho cậu ấy một cây bút chì, cậu ấy đã bị cô “mua chuộc” hoàn toàn rồi.
“Sao hôm nay em tan học sớm thế?” Văn Thanh hỏi.
“Thầy dạy ngữ văn nói nhà thầy ấy phải trồng đậu nên hôm nay được tan học sớm.”
Văn Thanh im lặng lau mồ hôi.
Văn Bằng lấy mấy cục phấn vụn, có màu đỏ, màu xanh, màu trắng, còn cả màu vàng ra từ trong túi: “Chị hai, phấn ở mấy lớp khác em cũng nhặt hết về rồi này.”
Trong lòng Văn Thanh lập tức cảm động không thôi, cảm giác mất mát lúc nãy khi nói “hủy bỏ hôn sự” bay biến không còn chút gì.
Cô nhận mấy viên phấn vụn, sờ đầu Văn Bằng nói: “Cảm ơn Bằng Bằng.”
Văn Bằng rất ngoan ngoãn, cậu ấy cười hì hì nói: “Chị hai, tối nay chúng ta ăn gì vậy?”
“Em muốn ăn gì?” Văn Thanh hỏi.
Văn Bằng ngẩng đầu nhìn Văn Thanh, vừa thèm thuồng vừa nói nhỏ: “Chị hai, em muốn ăn mì sợi, muốn ăn…”
“Văn Bằng.”
Văn Bằng còn chưa nói hết câu, Diêu Thế Linh đã bước từ trong nhà chính ra nói: “Đi dắt bò ra đồng với mẹ rồi trồng mấy cây đậu.”
Cây đậu?
Văn Thanh nghĩ một lúc mới nhớ tới thôn Thuỷ Loan trong hoàn cảnh bình thường, sau khi thu hoạch lúa mạch người ta sẽ bắt đầu trồng đậu. Sỡ dĩ lần này việc trồng đậu bị trì hoãn là vì khi thu hoạch thì đất vẫn còn khô, sau đó lại có mưa to, mặt đất quá ẩm ướt. Vì vậy mà mãi đến hôm nay mới trồng đậu được.
Văn Thanh còn chưa phản ứng lại thì Văn Bành đã dắt bò ra khỏi chuồng, Diêu Thế Linh cũng đã lấy cày, xích sắt, ván gỗ ra rồi cố định trên thân bò. Sau đó bà xách nửa túi đậu lên đặt trên lưng của nó.
Văn Thanh định đi theo giúp đỡ.
Diêu Thế Linh nói: “Đừng, Văn Thanh, con đừng đi, con may vá cả ngày rồi, bây giờ ở nhà nghỉ ngơi thôi. Đã có bò rồi, có mẹ và Văn Bằng nữa là đủ rồi.
“Phải đấy phải đấy, con bò này rất nghe lời em.” Vừa nói Văn Bằng vừa dắt con bò còn cao hơn cả cậu ấy ra sân.
Diêu Thế Linh cầm theo chai nước rồi cũng ra ngoài sân.
Văn Thanh đi ra theo rồi hỏi: “Mẹ, khi nào thì mọi người trở về?”
“Tối sẽ về!” Văn Bằng trả lời thay cho mẹ: “Chị hai, chị nghỉ ngơi cho khoẻ đi.”
Sao Văn Thanh có thể nghỉ ngơi được, cô cảm nhận được sự săn sóc của mẹ, sự quan tâm của em trai, cô rất vui vẻ, lòng rất ấm áp. Cô lại càng muốn cho bọn họ một cuộc sống tốt hơn nữa.
Cô đóng cổng lại rồi vào phòng của mình, lấy đế giày màu trắng mình mới mua, vải bông màu xanh biển, tờ giấy lớn, kim may, chỉ, hộp và đê ra rồi đặt ở trên bàn.
Sau đó cô bắt đầu cắt giấy, tờ giấy rộng bốn thước dài bốn thước có thể cũng được một quyển vở mười sáu tờ, không dày cũng không mỏng, cô dùng kim chỉ may cố định mép bên trái lại rồi dùng bút chì viết ba chữ lên bìa: Vở phác thảo.
Sau đó bắt đầu may nhanh đôi giày xăng đan cho khách nữ trẻ tuổi, trong lúc đó nếu trong đầu cô nghĩ ra một vài kiểu dáng giày thì cô sẽ dừng lại, cầm bút chì để phác thảo vào quyển vở.
Giày xăng đan khá dễ làm, hôm qua cô đã tạo hình xong rồi, hôm nay chỉ cần thêm thắt chi tiết vào nữa thôi. Cô ngồi ở trước bàn, cẩn thận khâu vá rồi cắt. Lúc cổ đã bắt đầu mỏi thì cũng đã làm đôi giày xăng đan xong. Cô nhìn trái ngó phải rồi thử mang nó vào chân mình, thấy mang thoải mái thì cô mới hài lòng Sau đó cô hoạt động cổ, nghĩ thầm, không biết dì Tiếu sẽ định giá giày xăng đan này bao nhiêu, nếu được ba đồng, vậy thì cô sẽ có hai đồng bảy hào rồi.
Có thêm được hai đồng bảy hào, Văn Thanh lại càng có hứng hơn, cô tìm được trong chiếc rương bằng da cũ mấy đôi đế giày mà mình làm được khi mới học may với hoạ tiết thêu hoa bằng máy. Loại hoa cũng rất đa dạng, có hoa sen, hoa lan và cả hoa quế…