Chu Tĩnh thấy cái đệm ở trên giường bèn nhíu mày. Ngày hôm nay anh ta đã nhìn thấy giường của Tần Chí Quân. Bên dưới chiếu trải rơm rạ rất dầy, anh ta đã nghĩ cả nửa ngày không biết liệu có bọ chét bên trong rơm không, nhưng nhà họ Cố lại chuẩn bị đệm cho anh ta nằm.
Rồi anh ta lại nhìn sang bộ ấm trà tráng men mới tinh được bày trên bàn. Bề mặt men sứ trơn bóng, nhẵn nhụi. Trên thân tách là chân dung của vĩ nhân và câu trích cách mạng, bên cạnh bày một cái phích nước nóng bằng sắt lớn màu đỏ.
Anh ta bèn nói cảm ơn với Cố Kim Thịnh: "Căn phòng được dọn dẹp sạch sẽ như thế này. Để chú Cố, thím Cố nhọc lòng rồi ạ."
Khuôn mặt già nua của Cố Kim Thịnh nở nụ cười nở hoa, vui vẻ nói: "Cứ sợ cháu sẽ ở không quen thôi. Cháu thấy ổn là tốt rồi. Lát nữa để chú bảo thím của cháu xách một thùng nước tới cho cháu. Cháu dùng nó để rửa mặt rửa chân. Hôm nay cháu tới bọn chú còn vội vội vàng vàng nên trước tiên cháu dùng tạm một chút nhé. Ngày mai chú lại mua cho cháu hai cái chậu mới."
Cố Kim Thịnh lại dặn dò nhiều lần là có chuyện gì anh ta gọi một tiếng là được, nói xong rồi mới để Chu Tĩnh đi nghỉ ngơi, còn chính ông ấy thì về lại phòng của mình.
Sau khi Tần Chí Hoa đi rồi, người nhà họ Cố lần lượt trở về phòng. Không bao lâu sau đèn tắt hết cả.
Bóng đêm yên tĩnh, ánh trăng chiếu xuyên tấm rèm cửa sổ thật mỏng mà chui vào nhà. Chu Tĩnh nằm trên cái giường mới trải của nhà họ Cố. Trong không khí có từng luồng hương một nhàn nhạt như hương lan mà lại không phải lan.
Anh ta bèn ngửi lấy gối và chăn, chúng toàn là mùi đã được phơi nắng chứ không hề có loại mùi thơm như lan lại không phải lan kia. Không biết thì cuối cùng mùi hương đến từ đâu nữa.
Một đêm ngon giấc.
Ngày hôm sau Chu Tĩnh thức dậy trong tiếng gà gáy, chim hót mà biểu cảm cứng ngắc, bên tai đỏ bừng đi về phía chiếc xe đậu ở cửa nhà họ Tần. Sau khi mở rương hành lý của mình, anh ta vội vã trở về phòng, lặng lẽ thay quần.
Người này nhét quần áo bẩn và đồ dùng hàng ngày vào trong rương hành lý, lấy tay bưng mắt lại. Tất nhiên anh ta đã mơ một giấc mơ buổi tối không thể miêu tả, còn có cả phản ứng mất mặt. Ấy vậy mà anh ta lại chẳng nhớ ra được chút gì từ giấc mộng.
Anh ta ngồi đó hồi lâu, mãi đến khi vết đỏ bên tai dịu xuống mới đi rửa mặt rồi đóng cửa lại đi về phía nhà họ Tần.
Hôm qua anh ta có nói với nhà Trần Chí Quân rồi, rằng hôm nay anh ta sẽ đến bệnh viện nhân dân tỉnh với Tần Chí Quân để xem thử tình hình hồi phục vết thương ở chân.
Nhiệm vụ của Cố Uyển hôm nay ngoại trừ chăm sóc cho Ngưu Ngưu và nấu
cơm, phơi thóc thì còn phải đến hợp tác xã cung tiêu trong thôn mua hai cái chậu rửa mặt tráng men. Từ sáng sớm lúc Cố Kim Thịnh đã móc ba tệ đưa cho Cố Uyển bảo cô đi mua chậu rửa mặt. Vương Thủy Anh bèn lén Cố Kim Thịnh nhỏ giọng thầm thì.
"Ba thật là hào phóng! Chỉ có chúng ta là được hai cái chậu rửa mặt tráng men nhờ lúc kết hôn thôi, còn ai trong nhà cũng dùng chậu gỗ đấy!"
Cố Siêu Hoành nhìn thẳng vào vợ mình: "Không biết cái gì thì đừng có lải nhải lung tung. Có thể để Chu Tĩnh xài chung mấy thứ này với anh à? Người thành phố người ta lịch sự lắm!"
Tuy nhiên anh ta cũng không biết cụ thể lịch sự là phải như thế nào.
Đúng là hào phóng thật! Sau khi nhà nhà được phân chia ruộng đất thì dù ở đâu đàn ông cũng dựa vào việc vặt kiếm tiền, phụ nữ lại làm chút việc nhà hoặc chăm sóc trẻ em các thứ. Chuyện công nhật không ngày nào cũng có, một thợ cả như Cố Kim Thịnh mà một tháng chỉ nhận được số tiền lương cùng lắm là mười mấy tệ. Cố Siêu hiện tại vẫn còn là người học việc, một tháng tới tay cùng lắm chỉ tám, chín tệ. Thu nhập một tháng của gia đình nhiều nhất chỉ được hai mươi đồng. Ông ấy lại lấy một lần ra ba tệ để mua thứ xa xỉ như chậu rửa mặt tráng men.
Thôn Thanh Hồ coi như là một thôn lớn, trong thôn thì có hợp tác xã cung tiêu. Mỗi lần nhà ai gϊếŧ heo thì trừ số lượng phải nộp cho trạm lương thực ra, số thịt còn sót lại cũng là để bán ở hợp tác xã cung tiêu này.
Một cái nhà trệt hơn sáu mươi mét vuông, tủ gỗ trưng bày cao chạm tới nóc nhà. Ở giữa lại chừa ra hơn hai mét, sau đó là một dãy quầy hàng cửa kính.
Nông dân cũng không có nhiều tiền để mua thêm nhiều đồ đạc, vậy nên trong cả hợp tác xã cung tiêu chỉ có một người bán hàng thôi. Đó là con dâu lớn của nhà Bí thư Chi bộ, tên là Vương Xuân Hương.
Lúc Cố Uyển đi vào trong, Vương Xuân Hương đang vùi đầu dệt áo len, nhìn màu sắc và hoa văn thì biết nó là đồ cho nam. Cô đứng cách quầy hàng cười rồi gọi một tiếng "chị Xuân Hương".
Vương Xuân nghe được giọng nói dịu dàng mền mại này bèn ngẩng đầu lên. Thấy là gái Cố Uyển nhà ông Cố, cô con ấy bèn cười bảo: "Là Tiểu Uyển đấy à? Em đang muốn mua cái gì đấy?"
Không thể không nói nếu so với ở quê và trên huyện thì thái độ của người bán hàng trong thôn thật sự tốt hơn nhiều. Cố Uyển chỉ chỉ vào cái chậu rửa mặt tráng men đắc tiền đặt trên kệ dựa vào quầy hàng rồi nói: "Phiền chị dâu lấy cho em hai cái chậu rửa mặt."
Vương Xuân Hương nói trong lòng: “Đúng là bé gái được học cấp hai thì không giống với người khác, nói chuyện vừa lịch sự vừa dễ nghe, đến giọng điệu cũng nhẹ nhàng dịu dàng”.
Cô ấy buông cái áo len ở trong tay xuống, đứng dậy cầm hai cái chậu rửa mặt đặt ở họ trong tủ kính tường ra cho Cố Uyển xem, lại hỏi: "Mua một đôi, có người thân kết hôn à?"