Chương 13: Bàn Chuyện Xem Mắt (1)

Nhóm dịch: Phù Du

Mùa hè rạng sáng hừng đông, trời chỉ mới tờ mờ sáng, Thẩm Kiến Quốc đã rời giường, định đổ đầy nước trong lu trước.

Nước trong thôn hiện tại là dựa vào lấy nước giếng, mùa hè dùng nhiều nước nên mỗi sáng sớm đều phải đi gánh mấy thùng nước về mới đủ dùng một ngày.

Thông cáo nhậm chức của ông còn mấy ngày nữa sẽ được đưa tới, nhưng mấy ngày này cũng không thể chủ quan, phải sớm xuất công khởi hảo đi đầu tác dụng một chút.

Chúc Xuân Nhu thấy chồng thức dậy, cũng chuẩn bị dậy theo.

Thẩm Kiến Quốc lại nói, “Xuân Nhu, bà ngủ tiếp một lát đi, cơm sáng trong nồi tôi dậy nhóm lửa một lát là ăn được rồi.”

“Có việc cần nhờ ông đây, hôm nay phải đi chợ, tôi cũng muốn dậy sớm một chút.” Trong nhà nên bổ sung chút đồ đạc, vừa lúc cùng đi Cung Tiêu Xã mang về.

Chúc Xuân Nhu vừa nói chuyện, vừa cầm lược chải đầu, chờ tới lúc ra cửa phòng thì tóc đã cột xong, lược thì tạm thời ghim ở trên tóc.

Thẩm Kiến Quốc lấy đòn gánh và thùng, treo thùng ở hai đầu nối của đòn gánh rồi gánh ra cửa.

Mở cửa hàng rào ra liền thấy hàng xóm cũng ra cửa gánh nước, chào hỏi nhau một tiếng, rồi cùng đi ra giếng nước.

Chúc Xuân Nhu trước tiên ra ổ gà mò mẫm một chút, trong nhà nuôi hai con gà mái đẻ trứng, bàn tay chui vào ổ gà, sờ tới một quả trứng gà nóng hầm hập, đoán chừng mới vừa đẻ.

Bà cầm trứng gà, xoay người vào bếp, nhóm lửa lên, lấy khoai lang đỏ đã rửa sạch tối qua ra cắt thành từng khối cho vào nồi, bỏ thêm chút gạo tấm vào, đậy nắp nồi lại nấu.

Sau đó lại cầm rổ vào, bỏ hết toàn bộ nấm hái được vào rổ cất kỹ, đây chính là Yêu Muội Nhi vất vả hái được để đổi tiền, Yêu Muội Nhi đã là cô gái trưởng thành, trong tay cũng phải có chút tiền tiêu xài của bản thân, Chúc Xuân Nhu đặt thật cẩn thận, chỉ sợ chạm vào làm hư thì lúc đi đổi lại đổi ít đi mấy xu tiền, tiền đổi được nhiều một chút thì Yêu Muội Nhi cũng cao hứng một chút.

Thẩm Uyển Chi nghe trong viện có tiếng động thì cũng tỉnh, nói thật thì bản thân cô chưa từng nghĩ có một ngày mình sẽ nằm trong viện dậy sớm.



Thật sự là không có di động, không có hoạt động giải trí, lên giường ngủ sớm, thời gian ngủ của một người cũng chỉ nhiều nhiêu đó, đã đến giờ thì tự tỉnh, một ngày hai ngày có thể còn thay đổi không bao nhiêu, thời gian lâu thì đồng hồ sinh học của mình cũng dưỡng thành thói quen.

Nhớ hôm nay phải đi chợ nên cô cũng không nướng, dậy soi gương, tự mình tết bím tóc bốn đuôi là thói quen của cô, so với tết ba đuôi đẹp hơn, cũng không dễ bị lỏng ra, dù là chặt một chút nhìn cũng sẽ không rối.

Lúc Thẩm Uyển Chi đi ra, Chúc Xuân Nhu đã cho heo ăn xong trước rồi, đang chuẩn bị đi đổ thêm chút nước cho hai con gà.

Hiện tại nuôi cũng yêu cầu phải có định mức, nuôi gà không được vượt quá ba con, chính sách nuôi heo là mua lựa nửa này nửa nọ, ví dụ như nuôi hai đầu heo, một đầu nộp lên trạm thực phẩm công xã, trạm thực phẩm dựa theo giá cả của heo hơi¹ mà đưa tiền cho bạn, một đầu khác thì có thể gϊếŧ để lại cho nhà mình ăn, nông thôn là không cung cấp thịt heo, muốn ăn thịt phải nhờ vào tự mình nuôi.

(¹heo hơi: là khối lượng toàn bộ con lợn còn sống, hay heo nguyên con, khi các lái buôn lợn đến nhà người dân muốn bán, họ sẽ cân nguyên con lợn còn sống, khi đó khối lượng của con lợn sau khi cân được sẽ gọi là cân hơi.)

Chẳng qua heo cũng phải ăn lương thực thì mới lớn được, thời buổi này vẫn còn nhiều người ăn không đủ no, nhà có dư lương thực nuôi heo cũng không nhiều lắm, cho nên nuôi heo đều không phải tất cả mọi nhà đều có thể nuôi.

Nhưng mà nuôi một đầu là chiếm đa số, trong nhà siêng cắt một chút cỏ heo đem về nuôi, nuôi lớn một nửa giữ lại nửa cũng cho phép, chính là bán một nửa cho trạm thực phẩm, một nửa để lại cho nhà mình ăn.

Đến nỗi giữ lại một nửa cũng cần phải là gia đình có điều kiện tốt, sức lao động trong nhà dồi dào, công điểm cao, lương thực được phát nhiều.

Bằng không thì một nửa kia cũng không dám giữ lại, toàn bộ đều đem đi đổi tiền, nông dân không giống như công nhân có tiền lương, có phiếu chứng, quanh năm suốt tháng toàn là dựa vào chút việc này để kiếm ít công điểm đổi lương thực.

Muốn trong tay giàu có chút đỉnh, kiếm chút tiền thì phải dựa vào việc khác, rảnh rỗi thì đào chút rau dại gì đó mang ra chợ, ngày thường nuôi hai con gà đẻ trứng đổi tiền tiêu vặt, nuôi đầu heo đợi đến cửa ải cuối năm đổi số tiền lớn.

Nói là số tiền lớn chẳng qua cũng chỉ là mấy tiêu chuẩn này đó bây giờ thôi (ý chỉ giá trị đồng tiền lưu hành thời này), Thẩm Uyển Chi biết được một chút, trạm thực phẩm công xã thu mua giá của một đầu heo 150-160 cân cũng mới có bốn năm chục đồng tiền.

Heo hơi đều tính một cân hơn ba xu, giá thịt heo thì lại là sáu xu tám đến bảy xu hai.

Cái thời đại này thật là không dám nghĩ tới, nghĩ tới đúng là thật sự khổ.

Còn may nhà Thẩm Uyển Chi hiện tại trừ cô còn chưa đi làm công kiếm công điểm, cha mẹ và anh út đều đang kiếm công điểm, cho nên lương thực trong nhà còn tính đủ ăn.

Mẹ nói ăn Tết năm nay chị cả muốn đưa cháu gái và cháu trai về, cho nên đầu năm đã nhận mua hai đầu heo con từ công xã.



Đã bắt đầu nuôi từ đầu năm, mỗi ngày anh út đều cần mẫn đi cắt cỏ heo, chỉ hy vọng tới cửa ải cuối năm thì heo lớn được một chút.

Nhiệm vụ nộp đầu kia lên đổi mấy chục đồng tiền, dư lại một đầu trừ để người một nhà ăn một bữa cơm tất niên phong phú náo nhiệt, còn lại thì đem đi làm thành thịt khô.

Do hoàn cảnh địa lý nên phương nam bên này ẩm ướt ôn nhuận, độ ấm vào mùa đông cũng sẽ không quá thấp, thịt tươi không dễ để lâu, thịt khô có thể để trong thời gian dài, dễ dàng gửi đi.

Treo được tới năm sau thì cả nhà mỗi năm cũng coi như mỗi ngày cũng có miếng ăn.

Thẩm Uyển Chi dậy giúp đỡ, thêm chút củi vào bệ bếp, bắt đầu múc nước rửa mặt, Thẩm Ngọc Cảnh trễ hơn cô một bước, “Tiểu Ngũ dậy sớm vậy?”

“Anh út, buổi sáng tốt lành.”

“Hắc, Tiểu Ngũ không hổ là học nhiều nha.” Mỗi ngày dậy sớm ngủ trễ đều thích văn vẻ nói chào buổi sáng, ngủ ngon.

“Lúc trước kêu con đi học con không học mà?” Chúc Xuân Nhu đổ thêm chút nước cho gà, lại rải một đám rau xanh đã cắt nát, đi qua đây thì thấy con trai con gái đã thức dậy, nghe được lời con trai nói, lập tức chen vào một câu.

Thẩm Ngọc Cảnh đúng là người duy nhất học khó khăn nhất trong nhà, ba người chị đều là tốt nghiệp sơ trung², bởi vì điều kiện lúc đó thật sự không được tốt lắm, nuôi ra được ba học sinh trung học cũng là hiếm thấy trong thôn.

(²sơ trung: cấp hai.)

Tới hai đứa nhỏ nhất này, điều kiện trong tốt một chút, liền trông cậy vào bọn họ đọc sách nhiều một chút, Yêu Muội thì thật không cần sầu, vẫn luôn có chí tiến tới đối với việc học, Tiểu Cảnh thì không được, mỗi ngày đi học đều phải đợi Chúc Xuân Nhu đánh mới chịu đi.

Hễ mà có ngày Chúc Xuân Nhu không xách gậy đi theo phía sau, hắn nhất định sẽ trốn học.

Thật vất vả ngâm xong sơ trung, làm cách nào cũng không muốn lại tiếp tục đi học.

Về làm việc thì lại đều lợi hại hơn so với người khác, vừa không sợ khổ vừa không sợ phơi nắng, một ngày có thể lấy được công điểm cao nhất.