Chị gái kia không chút do dự: “Lấy! Chị lấy hết! Mặc dù trứng gà không phải thứ hiếm hoi gì, nhưng rất khó mua được, đừng nói là mười tám cân cân, tám mươi cân chị cũng mua. Em theo chị về nhà đi, chị lấy tiền trả cho em.”
Tưởng Vân đi theo người phụ nữ kia vào một tòa nhà, cô vác theo cái giỏ trên lưng leo lên ba tầng lầu, tình cờ gặp được bà cụ có gương mặt hiền lành, hay cười
Bà cụ kia chào hỏi người phụ nữ kia trước mặt Tưởng Vân: “Nhị Mai, đây là…?”
“Họ hàng của tôi!”
Bà cụ vốn định xuống lầu, nhưng khi nghe hai chữ “họ hàng” ngay lập tức thay đổi ý định.
Bốn chữ “họ hàng của tôi” là ám hiệu đã thỏa thuận của các hộ gia đình trong tòa nhà này, khi dẫn thương lái ở chợ đen về sẽ nói là họ hàng ở quê mang đồ lên.
Dù đã qua rất lâu, hơn sáu mươi năm kể từ nạn đói, nhưng những vật tư này vẫn là nguồn sống của mọi người, là gốc rễ. Quan niệm của người bình dân thời đại này không có gì xấu, có miếng ăn còn hơn có tiền trong tay. Lương thực có dư ra thì tích trữ, chứ không có lương thực thì cho dù có bao nhiêu tiền đi nữa, chỉ sợ cũng không mua được lương thực.
Chị gái kia và bà cụ một trước một sau dẫn Tưởng Vân vào nhà, cửa đóng lại còn chưa đủ, bà cụ kia còn nhanh nhẹn lấy cây sắt chốt lên cửa.
Tưởng Vân đặt chiếc giỏ xuống, lần lượt lấy đồ trong giỏ ra ngoài cho bà cụ xem.
Bà cụ và chị gái gọi là Nhị Mai kia “ánh mắt ta chạm nhau” một cái, Nhị Mai lập tức hiểu ý xoay người đi thẳng vào phòng xách một cái cân đòn ra, trông dáng vẻ như sợ Tưởng Vân báo sai trọng lượng.
Tưởng Vân tự nhận bản thân làm ăn buôn bán rất có lương tâm, cô lại chẳng làm mấy chuyện gian dối nên cứ thản nhiên để Nhị Mai cân.
Cô đợi Nhị Mai cân xong hết số hàng của mình rồi, mới hỏi chị ta một câu: “Sao rồi chị Nhị Mai, tôi không lừa chị chứ?”
“Đúng là không có lừa tôi. Thím Hương Thảo, trứng gà và bột mì tôi lấy cả rồi, thím xem thử coi cần cái gì, tính toán xong rồi trở về lấy tiền”. Nhị Mai nói.
Bà cụ tên Lý Hương Thảo, cũng là một có kinh nghiệm phong phú lăn lộn trong chợ đen, quyết đoán rất lớn, bà cụ nói thẳng: “Cô cần gì thì cứ lấy đi, những thứ còn lại tôi mua hết. Con gái nhà cô kén ăn, cháo thì chỉ ăn cháo kê, mì thì chỉ ăn mỗi bột lúa mạch. Tôi già rồi ăn cái gì cũng được. Cậu trai, cậu đợi tôi một lát, tôi đi lấy tiền.”
Bà cụ Lý vừa đi, Nhị Mai đã bật cười một tiếng.
Tưởng Vân tò mò hỏi: “Chị Nhị Mai, chị cười gì vậy?”
Nhị Mai giải thích: “Em đừng có nghe bà già này nói, bà ấy sao mà có thể ăn nhiều như vậy? Bà ấy chính là thương lái ăn trung gian chênh lệch đấy, thấy em bán giá không cao, nên mới mua thêm của em nhiều hơn chút. Đợi sau có người muốn mua, bà ấy sẽ nâng giá lên, sau đó bán với giá năm hay tám đồng gì đó.”
Sau khi Nhị Mai nói hết lại bổ sung vài câu: “Nhưng mà bà cụ này cũng là một người đáng thương, chồng là kế toán ở xưởng gỗ, năm đó xảy ra chút chuyện, bị người ta đánh chết. Một mình bà ấy nuôi ba đứa nhỏ, mấy năm đầu lang thang đi tìm đồng nát ở khắp huyện thành, sau này lại đến chợ đen lăn lộn, tuy thủ đoạn cũng không tốt đẹp gì lắm nhưng cuối cùng có thể lo được cho ba đứa trẻ đến khi chúng vào xưởng gỗ làm công nhân”.
“Bà cụ này rất có bản lĩnh đấy! Tất cả đàn bà trong tòa nhà này đều không thể so được với bà ấy đâu, bà ấy cũng chính là người nhẫn nại nhất trong cái tòa nhà này”.
Trong lòng Tưởng Vân cũng nảy sinh thêm ba phần khâm phục bà cụ này.
Cô là dựa vào nơi trú ẩn của mình, còn có ngụy trang, cho dù có người chặn trước mặt cô thì bản thân cũng có thể chạy vào nơi trú ẩn ẩn náu, xui xẻo mất tín hiệu thì chỉ cần đổi cái áo khoác là xong. Nhưng bà cụ này lại chỉ có thể dựa vào khả năng của chính mình, hơn nữa dũng khí của bà ấy vượt xa người thường, mới có thể lăn lộn đến bây giờ mà không bị đánh bại!