Chương 44: Bận rộn trong bếp

Từ Kim Yến ôm Nhan Lăng về nhà, Vu Quế Hương còn chưa về, chị bỏ Nhan Lăng lên ghế, nhớ lời hứa vừa rồi bèn cắt lấy một miếng nhỏ từ thịt khô treo trên xà nhà, dùng nước ấm rửa sạch, sau đó thái hạt lựu, lấy một cái nồi nhỏ bên cạnh nồi lớn, lau sạch, đun một hồi rồi bỏ ra băm nhỏ, đợi bao giờ nấu cơm thì cùng hầm lên. Chị lại thái thêm ít tỏi với gừng để sang một bên, quấy một quả trứng gà vào bát, chuẩn bị nấu canh trứng gà, lúc này mới chuẩn bị cơm cho người lớn.Người lớn thì ăn uống đơn giản hơn, rau muống cắt thành đoạn bỏ vào nồi xào lên là được, xào xong thì đun nước nấu cháo.

Bình thường ăn cháo ngô, Nhan Lăng ăn canh trứng gà, Từ Kim Yến sẽ không chuẩn bị cháo kê nữa, lúc nấu cháo thì bỏ bát canh trứng gà lên hấp, nồi nhỏ kê vào bên cạnh, như vậy là dùng hai nồi một lúc.

Nhan Lăng ngồi đằng sau Từ Kim Yến, cách xa bếp lò, nhưng vẫn có thể nhìn thấy mẹ đang làm gì, lúc phát hiện mẹ thực sự xào thịt thì bắt đầu nghịch vòng hạt đào đeo trên tay mình.

Từ Kim Yến nhóm lửa xong, quay sang nhìn, thấy con gái ngoan ngoãn ngồi đó, không nghịch ngợm, chợt cảm thấy vất vả cũng đáng.

Vu Quế Hương trở về còn muộn hơn Từ Kim Yến gần một tiếng đồng hồ, lúc đến nhà cơm đã sắp xong rồi.

"Năm nay ngô không bằng năm ngoái, trời còn nóng nữa, ông giời lại bắt đầu hành hạ người ta rồi." Bà vừa nói vừa múc một chậu nước rửa mặt rửa tay, nhìn thấy con dâu và cháu gái đều ở trong bếp, bèn thuận miệng nói một câu: "Hôm nay về muộn à?"

"Con cứ bế Bé Cưng quay về nhà đi, để mẹ trông bếp cho."

"Không phải, hôm nay Bé Cưng thấy thịt treo, con cắt cho nó một ít, sợ không hầm nhừ thì nó không ăn nổi, nên để hầm thêm một lúc nữa."

"Để mẹ xem xem" Vu Quế Hương đi tới nhấc nắp nồi lên: "Lần sau cắt nhiều thêm một chút, được một tí thế này đâu có đủ cho Bé Cưng ăn."

"Nó cũng ăn thử hai miếng rồi." Từ Kim Yến vừa nói vừa thêm vào hai mảnh gỗ nhỏ: "Chỗ con đun thêm hai thanh củi nữa là chín rồi. Mẹ ơi, mẹ ôm Bé Cưng vào nhà đi."

"Mẹ trông là được rồi, đợi một lúc nữa rồi múc cho bố con và Ái Quốc mang ra đồng."

Bởi vì phải gặt gấp cho nên lao động chân tay được thêm nửa ngày công, nhưng lại phải làm việc lâu hơn trước đây, hơn nữa, buổi trưa còn không về nhà ăn cơm, trong nhà sẽ mang đồ ăn ra ruộng, ăn xong rồi tiếp tục làm

việc.