Vườn rau và cây trồng ở trước cửa sau khi được Tần Hàn Thư tưới nước qua vài lần đã sinh trưởng tươi tốt. Ngay cả đám rau hẹ được trồng ở bên sườn núi cũng đã nảy mầm.
Nhưng cũng kèm theo đó là đám cỏ dại cũng phát triển một cách um tùm thế là cô lại thêm công việc nhổ cỏ.
Trương Kháng Mỹ cảm thấy kỳ lạ vì cô ấy còn chưa ủ phân mà sao chúng có thể phát triển tươi tốt đến như thế?
Tần Hàn Thư vội nhân cơ hội này khuyên nhủ: "Nếu chúng nó đã phát triển tươi tốt rồi thì cô cũng đừng bón phân làm gì nữa, thay vì dùng thời gian để ủ phân chi bằng cô hãy đi nghiên cứu về máy phát điện bằng khí sinh học còn hay hơn."
Mấy ngày nay đồng chí Trương Kháng Mỹ luôn học tập cách ủ phân, không biết nghe từ đâu nói trong quá trình ủ phân có thể sinh ra khí sinh học mà khí sinh học lại có thể tạo ra điện.
Cô ấy lập tức phấn chấn nói rằng mình muốn nghiên cứu kỹ thuật tạo ra điện từ khí sinh học, sau đó để cả thôn Hảo Loan đều có điện để dùng.
Tuy rằng thôn Hảo Loan đã được câu điện, nhưng buổi tối vẫn thường xuyên bị ngắt điện. Hơn nữa, nếu thôn Hảo Loan độc lập về nguồn điện, cũng có thể tiết kiệm năng lượng cho quốc gia.
Đồng chí Trương Kháng Mỹ một lòng vì muốn cống hiến cho quốc gia mà còn đặc biệt đến hiệu sách trên huyện tìm một cuốn sách liên quan về vấn đề đó mà mang về.
Lúc nghe Tần Hàn Thư nói, cô ấy cảm thấy có lý: "Cô nói đúng, tôi nên đặt hết tâm huyết của mình vào việc nghiên cứu máy phát điện."
Cả người Tần Hàn Thư thả lỏng, chỉ cần cô ấy đừng nghĩ đến việc bón phân hữu cơ lên vườn rau nữa là được.
Cao Minh và Kim Ba ở bên kia đang nhìn đến vườn rau của của con gái thanh niên trí thức bên này mà thích thú cũng muốn tự mình khai hoang một mảnh đất.
Chẳng qua giống rau của họ vừa trồng qua một đêm đã ngủm, vì thế họ muốn chạy đến thỉnh giáo Tần Hàn Thư và Trương Kháng Mỹ.
Nhưng Tần Hàn Thư cũng không thể nói rõ nguyên nhân? May mắn kiến thức lý thuyết của Trương Kháng Mỹ rất phong phú nên đã đưa cho cho bọn họ một đống ý kiến. Bọn họ cứ thử đi thử lại vài lần, cuối cùng đám rau cũng được sống sót.
Có điều trông dáng vẻ của chúng lại không tốt bằng của Tần Hàn Thư và Trương Kháng Mỹ làm cho bọn họ nghi ngờ Trương Kháng Mỹ đã giấu nghề, thế là mỗi ngày họ cứ quấn quít lấy cô ấy để biết đâu có thể lấy được bí quyết nào đó.
Ở trong nhà hầm vài ngày, Tần Hàn Thư lại phát hiện ra một vài vấn đề.
Ví dụ như đất trong nhà hầm là đất bùn, không khí ẩm ướt, đất bên trong giống như bị mưa làm ướt, rất nhão.
Ngoài ra, giấy dán cửa sổ là một loại giấy màu trắng, mặc dù không nhìn thấy bên trong, nhưng ánh sáng có thể xuyên qua được buổi tối không cần bật đèn để thay quần áo nhưng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Có vấn đề thì đương nhiên phải tìm đội để giải quyết rồi.
Thời gian nghỉ trưa sau cơm trưa thường rất dài, Tần Hàn Thư đội mũ rơm đi ra ngoài tìm được rồi bí thư chi bộ Chu.
Nhà họ Chu là một trong những nhà giàu ở thôn Hảo Loan, có điều nguyên nhân không phải do Chu Trường An là bí thư chi bộ mà là vì hai đứa con trai của ông ấy đều rất thành tài.
Vốn dĩ Chu Trường An có ba đứa con trai, con trai lớn Chu Duy Văn năm mười bốn tuổi năm đã chết đuối trong lúc tắm sông. Còn lại hai người con trai. Chu Duy Lễ là anh hai, anh ba là Chu Duy Quang, ngoài ra còn có một cô con gái út là Chu Thụy Lan.
Đứa nhỏ nào ở trong nhà họ Chu tới tuổi cũng đều sẽ được đi học.
Chu Duy Lễ thi đậu vào trường trung cấp kỹ thuật, sau khi tốt nghiệp thì đến công đoàn lao động của huyện làm việc, sau đó ủy ban cách mạng được thành lập thì lại đến làm việc ở ủy ban cách mạng, hiện tại đã là phó chủ nhiệm ủy ban cách mạng.
Chu Duy Quang tốt nghiệp trung học xong thì nhập ngũ, nghe nói đã được lên làm cán bộ từ lâu, tương lai xán lạn.
Cô con gái út Chu Thụy Lan hơi kém thông minh một tí, học được đến trung học cơ sở, hiện giờ đang ở chung với cha mẹ, chờ được mai mối rồi lập gia đình.