Chương 13: Để Xem Lần Này Bọn Họ Còn Sinh Hoạt Giàu Có Như Trước Kia Kiểu Gì 1

Đầu tiên Tần Hàn Thư vác xẻng đến nhà cũ của mình, hiện là nơi Hồ Văn Văn sinh sống.

Cô dịch chuyển một cái ngăn tủ ở góc đông bắc, đi về phía nam đếm tới khe gạch thứ ba, dùng xẻng gõ mấy lần để nới lỏng gạch lát sàn.

Sau đó cô lại dùng xẻng cạy mở gạch lên, để lộ ra một tầng ván gỗ.

Cô tiếp tục cạy gạch ra, diện tích của tấm ván gỗ càng lúc càng lớn, mãi cho đến khi có thể lấy tấm ván gỗ hoàn chỉnh cuối cùng ra.

Dưới tấm ván, có một cái hố vuông dài ba mét.

Trong hố đặt ba cái cái rương bằng gỗ tử đàn, một cái hình chữ nhật, hai cái hình vuông.

Tần Hàn Thư cẩn thận dời cái rương ra ngoài.

Đa số những thứ trong chiếc rương hình chữ nhật đều là sách, trong đó không thiếu những cuốn sách cổ độc bản độc. Còn có ba cuộn thư pháp, đều là tác phẩm của những danh nhân như sấm bên tai.

Tranh thư pháp và sách đều được dùng giấy dầu bọc mấy lớp rồi mới bỏ vào trong rương, khi cẩn thận ngửi còn thấy trên đó có một chút vị thuốc đông y, đó hẳn là thuốc chống côn trùng.

Những bức thư pháp, tranh vẽ và sách này là những thứ bảo bối nhất của cha Tần Hán Thư trong suốt cuộc đời của ông ấy.

Hai cái rương khác thì là di vật của bà nội Tần Hàn Thư, nghe nói phần lớn là bảo bối mang ra từ vương phủ năm đó, về sau coi như của hồi môn gả tới nhà họ Tần.

Khi bà nội qua đời đã chia hồi môn làm hai phần, hai đứa con trai mỗi người một phần. Đồ vật mà bác Tần được chia đã biến mất không còn tung tích cùng với sự hy sinh trên chiến trường của ông.

Ngay khi cái rương vừa mở ra, xuất hiện đầy đồ trang sức đẹp đẽ, bắt mắt nhất chính là một viên hồng ngọc huyết hồng bồ câu cực lớn, đặt ở trong tay còn cảm thấy trĩu nặng, những loại đá quý màu khác như ngọc bích, ngọc lục bảo và kim cương cũng có vài mảnh, nhưng chúng đều có kích thước nhỏ hơn hồng ngọc.



Có bốn chiếc vòng tay, chiếc tốt nhất làm bằng ngọc Phỉ Thúy Lục Bảo có nước ngọc chất lượng cao trong veo.

Ngoài ra còn có một đồ trang sức phỉ thúy là sợi dây chuyền phỉ thúy hai mươi tám hạt, chủng loại, nước ngọc và màu sắc đều là cực phẩm lại đồng nhất, hẳn là được chế tạo từ cùng một khối nguyên thạch.

Một cặp vòng tay mười tám hạt, một cái là phỉ thúy, một cái là Hồng Mã Não, đây cũng là món đồ mà bà nội Tần khi còn sống thường xuyên mang bên người.

Ngoài ra còn có một số món trang sức nhỏ như hoa tai, cây trâm và vài món trang sức nhỏ linh tinh khác.

Cuối cùng là đủ loại trân châu lớn nhỏ, ước chừng có hai ba mươi viên, phủ đầy những khe hở trong rương và phát ra ánh sáng vàng nhạt mềm mại.

Trong chiếc rương này toàn là đồ trang sức.

Một chiếc rương hình vuông khác thì chứa một món đồ cổ tương đối lớn, một tượng Phật Vĩnh Lạc ngồi mạ vàng, một ngọc như ý tiền triều đã được Hoàng đế nào đó dùng qua, còn có một vật trang trí bằng Hồng San Hô, trước kia đều là đồ vật trong cung.

Khi Tần Hàn Thư còn rất nhỏ, ba đã cho cô xem qua những thứ này, nhưng về sau thì không thấy tăm hơi đâu nữa, Tần Hàn Thư cũng không biết bọn chúng đã đi nơi nào.

Mãi cho đến nhiều năm sau khi cô qua đời, Dương Ái Trinh mới lấy hết đồ từ dưới mặt đất lên, lúc đó cô mới biết được trong nhà còn có một cái hầm để giấu đồ như thế.

Có thể là cô quá nhỏ, ba sợ cô sẽ nói lộ ra ngoài, cho nên mới không có nói cho cô. biết

Những vật này cũng đều bị Dương Ái Trinh cầm đi dỗ dành Hồ Văn Văn.

Viên hồng ngọc kia bị Hồ Văn Văn dùng để khảm sợi dây chuyền, đen khi kết hôn còn đeo trên cổ, chấn động người nhà chồng và những người có liên can vốn xem thường cô ta đến ngoan ngoãn.

Những món đồ như thế này tồn tại tại trên thế giới với số lượng cực ít, không phải cứ có tiền là có thể mua được.