Sau khi thành lập Tân Trung Quốc, ông nội Lâm liền đem toàn bộ tài sản của mình quyên tặng cho chính phủ, chỉ để lại một ngôi nhà nhỏ ở tỉnh thành, còn có một chút vàng bạc và vài món đồ trang sức, sau cùng, để cảm nhớ tinh thần cống hiến vì quốc gia của ông nội Lâm mà chính phủ đã cố ý sắp xếp cho cha Lâm dạy học ở một trường trung học trong huyện thành.
Sau này cha Lâm được bà mối giới thiệu và làm quen với mẹ Lâm, hai người nhanh chóng tiến tới hôn nhân, sau khi kết hôn hai năm liền sinh ra Lâm Vãn Thanh, tuy rằng một nhà ba người không giàu có gì nhưng lại rất hạnh phúc và đầm ấm.
Cho đến khi Lâm Vãn Thanh tốt nghiệp trung học năm 18 tuổi, cha của cô và mẹ Lâm đã qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi.
Sau khi bọn họ ra đi, nhà họ Đường giúp đỡ làm lễ tang, sau khi an táng cho con gái và con rể xong xuôi, ông ngoại Đường không biết phải làm sao với cháu gái ngoại của mình. Cha Lâm lại là con một, nhân khẩu trong nhà cũng đơn bạc.
Ông cụ Đường suy nghĩ một hồi, cuối cùng vẫn quyết định đem cháu gái ngoại về nhà mình, cũng chính là nhà ngoại của Lâm Vãn Thanh.
Đương nhiên, phần lớn tài sản của nhà họ Lâm đều ở trong tay Lâm Vãn Thanh, chỉ tính riêng tiền mặt thôi đã có mấy trăm khối, hơn nữa trong nhà còn có sổ tiết kiệm, các loại phiếu chứng linh tinh...Có thể nói Lâm Vãn Thanh chính là một tiểu phú bà đích thực.
So với nhân khẩu thưa thớt của nhà họ Lâm, con cháu nhà họ Đường lại đông đúc hơn nhiều.
Ba đời nhà họ Lâm đều chỉ có một đời con, tới đời của Lâm Vãn Thanh lại là con gái.
Nhà họ Đường thì khác, ông ngoại Đường cưới hai người vợ, một người là bà ngoại ruột của Lâm Vãn Thanh, bà ấy có hai người con trai và một con gái, cậu cả Đường là đội trưởng ở trong thôn, cậu hai Đường làm công nhân trong xưởng thép ở huyện thành, con gái chính là mẹ Lâm-Đường Thu Bình.
Sau này, bà ngoại ruột của Lâm Vãn Thanh qua đời, ông ngoại Đường cưới quả phụ Vương Xuân Hoa vào cửa.