- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Huyền Huyễn
- Thập Niên 70: Chờ Chồng Nuôi Con
- Chương 12: Nghĩ xa
Thập Niên 70: Chờ Chồng Nuôi Con
Chương 12: Nghĩ xa
Bây giờ nghĩ lại Lâm Thù rất bội phục ông cụ nhìn xa trông rộng.
Tổ tiên của ông cụ làm người áp tiêu, cuối thời nhà Thanh ông cụ đi theo cha mình tham gia Nghĩa Hòa Quyền, sau khi vận động thất bại cha bị chặt đầu, ông cụ Lục chạy về nguyên quán quê nhà.
Ông ấy trở về lấy vợ sinh con, dựa vào bản lĩnh của mình tập trung một đám người làm thuê muốn gây dựng sự nghiệp một chút.
Phía trước Lục gia thôn có một con đường do nhà nước xây dựng, hướng Đông thông tới Khâu gia trấn, là con đường phải đi qua để tới Thanh huyện, hướng Tây thông tới Tiết gia trấn, là con đường phải đi qua để tới Vinh thành.
Phía Đông còn có một con đường do nhà nước xây dựng, đi về phía Nam tới Đại Lâm gia trấn, hướng Bắc tới Hồ gia tửu trấn.
Những thị trấn, thôn trấn này mỗi nơi đều có đặc sản, mọi người cũng liên hôn rất nhiều, Nam tới Bắc đi vô cùng náo nhiệt, lại không đến nỗi gây chú ý quá mức như bên phía Tuyền thành.
Ông cụ chọn nơi này mở nhà trọ và tiệm xe ngựa.
Khi đó Lục gia thôn vẫn chưa gọi là Lục gia thôn, là sau khi mở tiệm xe ngựa mới đổi tên.
Ông cụ Lục có bản lĩnh, có tiền, có người, sau khi mở nhà trọ làm ăn phát đạt, ông ấy lại trọng nghĩa khinh tài hay làm từ thiện, vì vậy cũng rất có danh vọng ở mười dặm tám thôn.
Mỗi ngày ông ấy bôn ba bên ngoài, lén lút giúp đỡ Đảng cách mạng, sau khi chiến tranh kháng Nhật bùng nổ thì giả vờ để con trai cả tập võ ra ngoài buôn bán, thực tế là âm thầm tham gia vào hồng quân*.
Để khiến ngụy quân** lơ là mà giả vờ thành trưởng thôn thân thiện, lại lợi dụng quan hệ âm thầm giúp đỡ đội tuyên truyền vũ trang.
(*Quân đội cách mạng (vô sản) ở một số nước xã hội chủ nghĩa.
**Chính quyền/quân đội bất hợp pháp.)
Khi đó trong nhà nhìn thì buôn bán lớn, nhưng thật ra tiền bạc trong nhà đều bị ông ấy cầm đi giúp đỡ đội ngũ cách mạng.
Người vợ kế của ông ấy chủ động đưa hết trang sức cho ông ấy, nói dù sao mắt của mình cũng không tốt không thấy rõ trang sức.
Ông ấy với người vợ đầu sinh được một trai một gái, sau khi vợ cả qua đời ba năm lấy vợ kế là cô con gái lỡ thì mắt nửa mù của nhà địa chủ lớn trên thị trấn, lại sinh ra con trai nhỏ và con gái nhỏ.
Từ nhỏ đứa con trai nhỏ này đã thông minh hiếu học, từng đến trường tư thục, lại không có hứng thú với chuyện lớn bên ngoài, vẫn luôn ở nhà trồng trọt trông coi cửa hàng phụng dưỡng cha mẹ.
Ông học y thuật đơn giản với một lão Trung y, biết cạo gió giác hơi châm cứu xoa bóp, biết một chút đơn thuốc thường dùng, biết chữa những vết thương thường gặp, biết bí phương chế các loại rượu thuốc.
Ông cũng có một chút tài năng trong việc trồng trọt và nuôi dưỡng gia súc, cùng ăn cùng ở với các người làm trong tiệm nên rất được người bên dưới kính trọng.
Năm 47, ông cụ Lục vì ủng hộ con cả tham gia cách mạng mà chủ động quyên ruộng đồng và tiệm xe ngựa trong nhà cho tổ chức, chia cho bần nông và trung nông từ thôn khác chạy nạn tới ở, mà căn nhà của mấy người làm, tá điền thì tặng cho bọn họ.
Ngay sau đó địa phương tiến hành phong trào cải cách ruộng đất oanh oanh liệt liệt, không ít ngụy quân đại địa chủ cấu kết với Nhật bóc lột nông dân đã bị xử bắn, nhà họ Lục lại được tổ chức khen ngợi, đồng thời tổ chức cho phép ông cụ giữ lại hai viện tử và một số ruộng đất.
Vốn dĩ tất cả mọi người cho rằng ông cụ sẽ giữ lại nhà ngói lớn bằng gạch xanh để ở, ai ngờ ông ấy vậy mà đưa ra một lựa chọn khiến người ta rất bất ngờ. Quyên nhà sân ngói lớn cho chi bộ thôn, ngoài ra chọn hai viện tử mở tiệm xe ngựa.
Lâm Thù cảm thấy ông cụ rất có tính toán trước, ngôi nhà gạch thô này nhỏ xíu tầm thường, sẽ không bị người khác đố kị.
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Huyền Huyễn
- Thập Niên 70: Chờ Chồng Nuôi Con
- Chương 12: Nghĩ xa