Chương 6.2: Xuống nông thôn

Qua điều tra, đồng chí cảnh sát nói với ba Lâm rằng, trong phòng ngoại trừ dấu chân của vợ chồng họ, thì không còn dấu vết của người thứ ba, ngoài ra, ổ khóa vẫn bị khóa và không có dấu hiệu bị cạy mở.

Ngụ ý, chắc là một tên trộm trong nhà.

Hồ Thúy Hỉ nghe không hiểu, nhưng ba Lâm thì hiểu, cuối cùng chuyện này cũng không giải quyết được.

Nhưng điều đó đã gieo mầm nghi ngờ trong lòng ba Lâm, Hồ Thúy Hỉ thường xuyên trợ cấp cho nhà mẹ đẻ của bà ta.

Nhưng ông không ngờ tới bà ta sẽ có gan lớn như vậy!

Càng trùng hợp hơn chính là, hai ngày sau, cháu trai ruột của Hồ Hỉ Thúy đính hôn, nhà trai sẽ trả lễ hỏi cho nhà gái tam chuyển một thanh*.

Sự âm trầm trong ánh mắt ba Lâm khiến người ta kinh hồn bạt vía.

Bên này Hồ Thúy Hỉ vẫn còn chưa phát hiện, bà ta còn đang lải nhải nghĩ cách chuẩn bị đồ dùng để gửi về nông thôn cho hai đứa nhỏ.

Trên tàu khi đến giờ ăn trưa, Lâm Tâm Nhu lấy hộp cơm ra, bên trong là hai phần cơm trứng xào bắp cải, ăn kèm với một quả dưa muối nhỏ.

Một bữa ăn ngon.

Cô đẩy hộp cơm về phía Triệu Hoa, “Anh Triệu, em ăn không hết, anh giúp em ăn đi.”

Triệu Hoa lấy hai cái bánh bao và dưa chua.

Sắc mặt Triệu Hoa có chút luống cuống cùng cảm kích, lại trìu mến nhìn Lâm Tâm Nhu.

Lâm Kinh Nguyệt nhướng mày, cô sững sờ, thì ra là một người đàn ông ăn cơm mềm, ăn uống lẫn lộn.

Sau đó, cô cũng nhớ tới Triệu Hoa là người nào.

Là người bạn học cùng lớp, lúc đầu thấy nguyên chủ ra tay hào phóng, anh ta đã nổi lên ý xấu. Nhưng nguyên chủ chính là một người cứng đầu, rất biết bảo vệ đồ ăn của mình nên anh ta không thể lợi dụng được, dần dà, anh ta đã chuyển sự chú ý sang Lâm Tâm Nhu.

Thật buồn cười khi Lâm Tâm Nhu còn nghĩ rằng, bản thân đã cướp được người trong lòng của nguyên chủ, suốt ngày phiền phức như một con ruồi.

Gia đình Triệu Hoa có sáu anh chị em, chỉ có ba anh ta là công nhân, còn mẹ anh ta chỉ mới trở thành công nhân tạm thời, trong căng tin của một nhà máy thực phẩm trong hai năm gần đây, cả nhà sống rất khó khăn.

Anh ta là người lớn tuổi nhất trong nhà, bởi vì không có việc làm nên anh ta chỉ có thể xuống nông thôn.

Lâm Kinh Nguyệt trong lòng đang suy nghĩ về những điều đó, cô lấy hộp cơm của mình ra, ăn một cái bánh bao thịt và một miếng thịt mỡ xào bắp cải.

Thu hút sự chú ý của một số người.

Đầu năm nay, không phải ai cũng có thể mua được thịt và mì trắng.

Lâm Kinh Nguyệt ăn như thể không có ai xung quanh.

Triệu Hoa vốn tưởng rằng cô sẽ nói cái gì đó, nào ngờ cô chỉ lo vùi đầu ăn cơm, hoàn toàn không nhìn thấy anh ta ở phía đối diện.

Lửa trong lòng anh ta nhất thời lại bốc lên lần nữa.

Lâm Tâm Nhu nhìn thấy biểu cảm của Triệu Hoa, cô ta vừa mới ăn nói nhẹ nhàng giờ lại trở nên lạnh lùng, dùng sức trừng mắt nhìn Lâm Kinh Nguyệt.

“Lại trừng tôi nữa, tôi liền đem mắt cô móc ra.” Lâm Kinh Nguyệt thậm chí còn không ngẩng đầu lên.

Lâm Tâm Nhu sững người, vẻ mặt cứng đờ.

Hứa Thanh Thanh cảm nhận được sự nguy hiểm, yên lặng giảm bớt cảm giác tồn tại của mình.

“Đồng chí, cô bị sao vậy? Người ta chỉ mới nhìn cô hơn hai lần, cô liền muốn móc mắt người ta ra, lòng dạ cô cũng độc ác quá đi.”

Lâm Kinh Nguyệt ăn xong hai ba miếng ăn cơm, sau đó mới ngẩng đầu nhìn về phía người đàn ông bất bình.

[PS: Lâm Kinh Nguyệt: Không ai có thể trì hoãn việc ăn cơm của tôi.]

----------

*三转一响: [Sān zhuǎn yī xiǎng]: tam chuyển một thanh, ba chuyển một thanh, ba lần chuyển một tiếng vang.

Cái gọi là “ba chuyển và một thanh” dùng để chỉ bốn vật dụng gia đình là: xe đạp, máy may, đồng hồ và radio (đài phát thanh).

*Ai hứng thú thì đọc nhé không hứng thú thì cứ lướt qua nhé.

Ba chuyển một thanh, còn được gọi là tứ đại kiện (bốn kiện lớn), là một danh từ của Trung Quốc vào cuối những năm 20, đề cập đến bốn vật dụng gia đình mà đất nước có khả năng sản xuất vào thời điểm đó, mỗi gia đình đều muốn sở hữu nó.

Trong những năm 60, đài phát thanh có thể nói là hàng tiêu dùng thời trang nhất, nói chung, nó chỉ được bán ở các thành phố lớn và trung bình, các quận và thị trấn nói chung rất khó để mua. Mà trong thời đại thiếu nguồn cung về thực phẩm, cho dù có tiền, cũng cần vé mua sắm tương ứng thì mới có tư cách mua. Và khả năng sở hữu “chất bán dẫn” là một điều rất đáng để khoe khoang.

Ở các xã nông thôn, những người có “chất bán dẫn” hầu như đều cõng trên lưng, vừa đi vừa bật âm thanh rất lớn, sợ người khác không nghe thấy.

Sau khi thành lập, trong một thời gian dài, “ba chuyển một thanh” tứ đại kiện (đồng hồ, xe đạp, máy may, đài phát thanh) đã là một dấu hiệu của mức sống cao, đồng thời nó cũng liên quan đến hạnh phúc cuộc sống của những người trẻ tuổi.

Khi nhà trai đến nhà gái cầu hôn, cha mẹ nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu: “Bây giờ cuộc sống tốt hơn, hôn lễ của con gái cũng không thể có một bức ảnh đen trắng, mấy cân kẹo hoa quả, mấy bàn tiệc rượu liền đuổi nó đi, ít nhất phải có “tam chuyển một thanh”.

“Tam chuyển một thanh”, mỗi món tính ra đều hơn một trăm tệ, đó là tiền lương hàng tháng để một gia đình được ăn no mặc ấm, như vậy để chuẩn bị lễ hỏi như vậy đối với một gia đình bình thường sẽ thật sự rất khó khăn.

Thế nhưng, vì hạnh phúc cả đời, chú rể phải tìm đông tìm tây để cố gắng gom góp đủ “tứ đại kiện”, mới có thể ôm được mỹ nhân về nhà. Vào thời điểm đó, điều kiện lý tưởng để “chọn con rể trong mơ” đặc biệt đề cập đến điều này “tam chuyển một thanh”.

Những điều này đối với thời bây giờ dường như đã không đáng kể, sau đó nó có thể được coi là hàng hóa cao cấp. Trong nhà nếu bày một cái radio như “đèn đỏ” hoặc “Hải Yến”, có thể so sánh với âm thanh cao cấp hiện nay.

(Nguồn: Baidu)