Chương 9

Phía sau túi áo bông được khâu lại cẩn thận là một tờ giấy nợ và một bức ảnh đen trắng! Người khâu món đồ này vào áo bông rất tỉ mỉ, bọc kín trong giấy dầu chống nước. Dù nguyên chủ có giặt áo bông, đồ bên trong cũng không bị ướt.

Trên giấy nợ ghi rõ tên, ngày sinh, địa chỉ nhà, những người thân trực hệ, thời điểm và lý do vay 200 đồng từ đồng chí Tô Đông Hán, thời hạn trả là hai năm. Hai người ký tên và chụp ảnh chung làm tín vật. Sau hai năm, tính cả lãi sẽ phải trả 250 đồng. Hết hạn, người vay có thể không cần đến tận nơi để trả.

Ngoài chữ ký của người cho vay và người vay, còn có hai người làm chứng ký tên và điểm chỉ đỏ. Có thể nói, người viết giấy nợ này rất cẩn thận.

Ngày viết giấy nợ đã là hơn ba năm trước, gần thời điểm nguyên chủ xuống nông thôn.

Tô Đào Đào cố gắng nhớ lại, dường như trong sách không nhắc đến chi tiết này. Có lẽ vì sau khi về thành phố nguyên chủ không phát hiện giấy nợ trong áo bông. Vì cô xuyên không vào, làm những lựa chọn khác nguyên chủ, nên cốt truyện đã thay đổi nhiều. Ngoại trừ những người hoặc sự việc tồn tại khách quan, cốt truyện gốc không còn giá trị tham khảo nữa.

Tô Đào Đào cầm bức ảnh lên nhìn, không khỏi cười. Di truyền học quả là một bộ môn kỳ diệu, đôi mắt hồ ly của nguyên chủ được di truyền từ cha. Dù chưa gặp người, chỉ cần nhìn một cái là biết người cho vay là đồng chí Tô Đông Hán, cha ruột của "Tô Đào Đào".

Trong sách, quan hệ giữa Tô Đào Đào và gia đình được nhắc đến rất ít, chỉ một câu "quan hệ không tốt" là qua.

Người vay là Tào Quốc Hoa, địa chỉ ở huyện thành của công xã Thanh Liên, cách đội của Tô Đào Đào khoảng mười cây số.

Nghĩ đến việc cô gả xuống chỗ này, cùng với giấy nợ trong áo bông, có lẽ không phải ngẫu nhiên mà là do cha cô sắp đặt. "Quan hệ không tốt" có thể chỉ là cảm nhận của nguyên chủ, có lẽ gia đình cô vẫn quan tâm đến cô. Chỉ là thời đó quan niệm "nhiều con nhiều phúc", nhà nào cũng có nhiều con. Cô có hai anh trai và một em gái, cô ở giữa nên dễ bị lãng quên.

Cha Tô và mẹ Tô không nói với nguyên chủ về tờ giấy nợ này, có lẽ vì biết tính nguyên chủ tiêu xài quá hoang phí. Đến khi cần cứu mạng, họ ở xa không giúp kịp, nên để lại "khoản gần" này, thời khắc mấy chốt có thể giải quyết vấn đề khẩn cấp.

Có thể nói họ rất tâm lý, dụng tâm lương khổ.

Tô Đào Đào cất giấy nợ và bức ảnh đen trắng kia đi. Toàn bộ số tài sản còn lại chỉ mười ba đồng tám hào năm, cô sẽ sớm cần đến "khoản gần" này. Dù cô không ăn, Trần Trần đang tuổi phát triển cũng phải cần được nuôi dưỡng tốt. Cậu bé thông minh như vậy, không thể để lãng phí tài năng của cậu được.

Trong quá trình dọn dẹp tiếp, Tô Đào Đào tìm thấy thư của người thanh mai trúc mã gửi cho nguyên chủ.

Cô đọc lướt qua, chữ viết không tồi, văn phong cũng phong phú, dù không nhắc đến chữ "yêu" một lần nào nhưng tình cảm tràn đầy, chân thành thiết tha. Khó trách lại có thể làm cho nguyên chủ nhớ nhung suốt nhiều năm.

Tô Đào Đào suy nghĩ một chút, rồi lấy hộp diêm, châm một que đốt lá thư.

Thời này coi trọng việc nam nữ thụ thụ bất thân, nam nữ phải giữ khoảng cách, nếu bị phát hiện, cô có nói gì cũng không thanh minh được, cô cũng không muốn bản thân bị đúc rọ thả trôi sông đâu.

Thân thể mới ngã xuống sông, ngâm nước lạnh còn yếu, dọn dẹp một lúc cô đã mệt lử đến không nhấc nổi xác.

Lấy từ dưới gối ra chiếc đồng hồ vừa tìm được, đã mười giờ đêm, thời này bây giờ đã coi là thức khuya.

Tô Đào Đào cố gắng chịu cơn buồn ngủ, lại thay vỏ chăn ga gối một lần, lấy áo cũ làm khăn gối, rồi mới cố xuống giường. Trước khi ngủ, cô vẩn vơ nghĩ lại chuyện trước đây của nguyên chủ, đồng hồ là một trong những sính lễ của Phó Chinh Đồ. Dù không đủ ba bước quan trọng nhất, nhưng ở nông thôn đã khá rồi.