Quả nhiên, khi đi được một đoạn thì gặp được vài người dân, ánh mắt bọn họ đều nhìn con thỏ trên tay Hứa Nhị Thắng. Trong đó, ánh mắt của vợ Trần Nhị Hà - em trai thứ hai của Trần Căn Sinh sáng rực.
“Ai ui, Nhị Thắng lại bắt được thỏ này, vậy thì thật tốt, thím có thể cắt khối thịt về nấu cho Tiểu Mãn ăn, gần đây thằng bé trông rất gầy gò.”
Tiểu Mãn năm nay bốn tuổi, là cháu trai nhỏ nhất của Trần Nhị Hà, thân hình thằng bé gầy gò như que củi.
Có người nghe vậy liền nói: “Chị dâu nhà Nhị Hà cần bồi bổ cho thằng bé Tiểu Mãn. Thằng bé sinh thiếu tháng, lúc còn nhỏ nếu không bồi dưỡng tốt thì khi lớn lên càng dễ mắc nhiều bệnh hơn.”
Tuy rằng mọi người cũng có điểm ghen tỵ, nhưng phần lớn vẫn rất chất phác và lương thiện, đặc biệt những người đã làm bà làm mẹ đều rất thương tiếc thằng bé Tiểu Mãn.
Miêu Vân Anh như đang suy tư điều gì, bà đổi tư thế ôm An Bảo, sau đó nhìn Hứa Nhị Thắng rồi nói: “Nhị Thắng à, thím cũng muốn đổi một ít thịt, người lớn và trẻ nhỏ trong nhà không ít, cũng sắp đến thời điểm phải gặt lúa mạch cần bổ sung thêm dinh dưỡng để có sức làm việc. Như vậy sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ gặt lúa, vì quốc gia mà cống hiến được nhiều sức lực hơn.”
An Bảo khϊếp sợ nhìn bà nội mình, cảm thấy lời nói của bà nghe rất có học vấn, có thể đem việc ăn thịt liên kết với phương diện cống hiến vì quốc gia.
Chỉ là cô đã xin thần tiên được không ít thịt, vì sao bà nội vẫn còn muốn đổi thịt với người khác?
Điều này khiến cô có cảm giác chỉ có một chú thỏ nhưng mọi người đều muốn chia thịt.
Tuy rằng, kiếp trước cô vẫn chưa bước vào xã hội kiếm sống, nhưng An Bảo khi còn ở cô nhi viện cũng là một đứa trẻ trưởng thành sớm, nên liền hoài nghi không biết bà nội cô có thâm ý gì khác không?
Trần Hữu Phúc há miệng thở dốc: “Mẹ, không cần…”
“Không cần cái gì mà không cần, mẹ biết con muốn nói không cần ăn thêm thịt cũng được, nhưng mẹ phải bồi bổ cho mọi người, một chút tiền này mẹ có thể bỏ ra được, phải có sức khỏe mới có thể làm nhiều việc được.”
Trần Hữu Phúc bị tình yêu thương của mẹ làm cho mơ hồ… quyết định ngậm miệng.
Dù sao trước giờ mẹ mình làm việc gì cũng có chủ ý riêng.
Quả nhiên lập tức có người vỗ đùi: “Đúng vậy, chị dâu không hổ là em vợ của đại đội trưởng, lời chị nói rất đúng, giác ngộ rất cao. Tôi cũng sẽ cắt một ít thịt xem như chuẩn bị thêm thức ăn bổ sung sức lực trước mùa gặt.”
Thật ra bởi vì hàng xóm nhà bà ta hay ăn biếng làm, không nghĩ cố gắng làm việc kiếm công điểm để cải thiện bữa ăn, nhưng mỗi lần nhà người khác có chút thức ăn ngon thì lại ghen ghét đi ra ngoài đồn thổi lung tung. Nếu không thì nhà bà ta nhiều lao động như vậy, lại có người làm công nhân trong nhà máy thì tại sao phải sống tiết kiệm như vậy.
Người ta thường nói bà con xa không bằng láng giềng gần, nhưng nếu hàng xóm là người xấu thì có thể thành kẻ thù.
Trong những người vây xem có không ít người muốn đổi thịt, nhưng điều kiện gia đình quá khó khăn nên đành chịu; trong lòng có chút ghen tỵ, hai mắt xếch lên nhìn người khác.
Miêu Vân Anh biết tính tình của nhóm phụ nữ này, liền lên tiếng: “Chúng ta cũng đừng đổi nhiều, Hứa gia nhiều người như vậy, Nhị Thắng cũng đã lâu ngày không lên núi, mới đi một lần thì cũng phải nhường nhà họ ăn một chút. Như vậy, không chỉ có thêm sức lực để gặt lúa mà về sau còn có thể đánh bắt thêm nhiều thú hoang cho chúng ta có thêm thức ăn, đúng không?”
“Một con thỏ này cũng phải ba cân, nếu bỏ da và xương thì cũng có không ít thịt. Tôi chỉ cần nửa khung xương mang về hầm canh để người nhà có thể nếm được vị thịt. An Bảo nhà tôi không ăn được thịt cũng có thể uống chút canh.”
“Nhị Thắng à, cháu nên nhanh chóng về nhà xử lý con thỏ này đi, trời nóng không thể để qua đêm, đợi chút nữa chúng ta sẽ qua nhà cháu đổi thịt.”
Xương thỏ thường sẽ được lốc hết thịt nên
không ai thích, mọi người đều thích ăn thịt; Miêu Vân Anh làm như vậy vừa có thể che tai mắt của người khác lại không tốn nhiều lương thực.
Miêu Vân Anh nổi tiếng là người phụ nữ lợi hại trong thôn, không chỉ sức lớn mà nói chuyện cũng rất thuyết phục; những người vây xem đều bị lời nói của bà làm cho tâm phục khẩu phục, nên cũng không ai nói thêm lời nào khó nghe.
“Đúng vậy, phải nhanh nhanh về nhà vì bây giờ cũng đã đến thời điểm nấu cơm.” Sau khi cùng chị dâu giải quyết êm xuôi mọi chuyện, vợ Trần Nhị Hà bèn thuận thế nói to, thế là một đám người liền giãn ra, tốp năm tốp ba nhanh chóng đi về nhà.
Trong đó có một bà lão đã từng trải qua cuộc sống thời phong kiến - thời điểm vẫn còn tập tục bó chân; chân nhỏ của bà ta bước nhanh, miệng lẩm bẩm: “Ai ui, tôi phải nhanh về nhà, đứa con dâu nhà tôi nhất định thừa dịp tôi không có ở nhà nhất định sẽ múc thêm hai thìa bột khoai lang, ban đêm không cần làm việc nên chỉ ăn cháo loãng là được rồi.”
Bà lão này tuổi đã cao nên dáng người nhìn có vẻ khô quắt, lời bà nói cũng chính là tiếng lòng của hầu hết mọi người ở đây. Mấy hôm nay công việc tương đối ít, buổi tối cũng không làm việc nên không cần ăn nhiều, thức ăn sẽ được để dành lại và ăn vào buổi sáng hôm sau để có sức làm việc.
An Bảo nhìn thôn xóm cũ nát trước mắt cảm thấy lòng đầy chua xót, vùi đầu vào cổ Miêu Vân Anh cọ cọ.
Cô may mắn được nhiều người thân yêu thương, nên dù có khó khăn một chút cũng không sao, hơn nữa cô tin rằng cuộc sống sẽ ngày càng tốt hơn.
Trần Hữu Phúc vẫn luôn cố gắng ẩn mình để không ai chú ý đến; không nói đến việc anh là đàn ông không nên chen vào với nhóm phụ nữ, điều khiến anh lo lắng là mùi của gà rừng và thỏ hoang sẽ bị người khác ngửi được nên lúc này chỉ dám đứng bên ngoài, tay giữ chặt chiếc sọt trên vai.
“Mẹ à, hay là người và An Bảo cứ tiếp tục đi dạo, con về nhà lấy cỏ ra phơi để cỏ nhanh khô rồi còn đan chiếu cho An Bảo. Nhưng mẹ cũng đừng đi dạo quá lâu, trời dần chuyển lạnh sợ là An Bảo chịu không nổi.”
Miêu Vân Anh lườm anh một cái: “Được rồi, con còn ở đây dong dài cái gì, nhanh trở về đi. Không phải chỉ bảo con tan làm về cắt cỏ giúp mẹ sao, bây giờ ở đây lải nhải cái gì. Mẹ cũng cùng con về nhà, An Bảo ra ngoài đã lâu nên chắc cũng khát nước rồi, phải cho con bé uống nước.”
Hai người mỗi người một câu, rất tự nhiên mà rời khỏi đám đông đi về nhà.
Chờ đến khi không có ai, Trần Hữu Phúc không nhịn được đành cuối đầu nhỏ giọng hỏi mẹ mình: “Không phải chúng ta cũng có thỏ hoang sao, vì cái gì phải trao đổi với Nhị Thắng, lãng phí lương thực a.”
An Bảo nghe vậy cũng tò mò nhìn bà nội mình.
Miêu Vân Anh cũng không chú ý đến ánh mắt sáng lấp lánh của cháu gái nhỏ đang bà, nhỏ giọng nói chuyện với con trai: “Con đúng là đầu đất. Phải đổi thỏ với nhà Nhị Thắng về nấu ăn để còn che mắt người khác. Bình thường khi làm thịt chúng ta phải đóng cửa nhà bếp lại để tránh người khác ngửi được mùi hỏi cái này cái kia. Nhưng hôm nay trời nóng mà thịt lại nhiều, nếu ngồi trong nhà bếp làm thịt sẽ rất khó chịu. Như vậy còn không bằng chúng ta mua một ít xương, về nhà cứ mở cửa nhà bếp ra làm bình thường, chỉ cần đóng cổng lớn là được, ai biết con ăn thịt, họ chỉ nghĩ con uống canh xương.
Miêu Vân Anh cũng không muốn mình có nhiều thịt như vậy mà còn phải mua của người khác; nhưng hiện tại bên ngoài vẫn rất nghiêm ngặt, lần này số lượng thịt lại nhiều như vậy, nếu bị người có ý xấu theo dõi thì phải làm sao? Có một số người tính tình đố kỵ, không chịu được việc nhà người khác sống tốt nên muốn chơi xấu, nên cẩn thận một chút vẫn hơn.
“Vẫn là mẹ suy nghĩ chu đáo.” Trần Hữu Phúc nhìn mẹ mình bằng ánh mắt bội phục, người ta nói gừng càng già càng cay quả nhiên không sai.
An Bảo cũng cảm thấy bà nội cô suy nghĩ rất thấu đáo, ở thời đại này vẫn phải có tâm đề phòng người khác, đương nhiên là đề phòng những người tâm tính xấu xa.
Cô yên lặng thở dài một tiếng, hy vọng cuộc sống của mọi người sẽ sớm tốt đẹp hơn.