Chương 39: Vở kịch

Ví dụ như ở trường học, bởi vì ngoại hình xinh đẹp của cô, các bạn học càng yêu quý cô hơn, các thầy cô cũng quan tâm hơn, đây đều là điều mà cô có thể cảm giác được.

Trên đường đi gặp bộ đội quân nhân, mấy nhóc trẻ tuổi không dám nhìn cô nhiều, cô đi đến hỏi vài câu thì đã làm cho đối phương đỏ mặt tía tai, bây giờ trong khu tập thể quân khu đều biết, con gái của Cục trưởng Chử rất xinh đẹp.

Tiết mục của lớp bốn A2 là một vở kịch ngắn, nội dung kịch bản là do Chử Tương và Uông Văn Hán cùng viết, chuyển thể từ tiểu thuyết ‘Lưỡi câu màu vàng’.

Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh trên đường hành quân, nhân vật chính là một tiểu đội trưởng đội cấp dưỡng, một vị chiến sĩ Hồng Quân và hai chiến sĩ trẻ vừa tham gia Hồng Quân không lâu. Ba vị chiến sĩ bởi vì bị bệnh mà rời đội, tiểu đội trưởng đội cấp dưỡng ở lại chăm sóc bọn họ, đảm bảo để bọn họ có thể an toàn trở lại đội ngũ cách mạng.

Tiểu đội trưởng là một người đàn ông trung niên, dáng cao, lưng hơi cong, tóc mai đã lấm tấm bạc, trên mặt đầy nếp nhăn. Chiến sĩ Hồng Quân Tiểu Lương là một nhân vật tầm mười tám mười chín tuổi, gầy gò ốm yếu, mà chiến sĩ trẻ Giáp Ất thì sao, là nhân vật mười hai mười ba tuổi, đau ốm triền miên, tiều tụy không chịu nổi.

Đó là vào một mùa thu trên đường hành quân, Hồng Quân tiến vào một bãi cỏ, tiểu đội trưởng đội cấp dưỡng nhận lệnh chăm sóc ba bệnh nhân. Ăn hết lương thực, các chiến sĩ chỉ đành phải ăn rau dại. Một ngày nọ, tiểu đội trưởng đội cấp dưỡng dùng kim khâu làm thành lưỡi câu để câu cá.

Tiểu đội trưởng nấu canh cá cho bọn họ, các chiến sĩ trẻ ăn canh cá một cách ngon lành. Tiểu đội trưởng ngồi bên cạnh nhìn bọn họ bằng vẻ mặt hiền lành.

Tiểu Lương nhìn thấy tiểu đội trưởng không cùng uống canh cá với bọn họ thì lấy làm lạ, hỏi: “Bác tiểu đội trưởng, sao bác lại không ăn?”

Bác tiểu đội trưởng lau lau miệng, dường như là đang đang hồi tưởng lại hương vị của canh cá: “Ăn rồi, tôi nấu xong đã ăn rồi, còn ăn trước các cậu nữa đấy.”

Tiểu Lương nửa tin nửa ngờ, sau đó cùng hai chiến sĩ trẻ khác ăn hết canh cá.

‘Trên đường hành quân gian nan, ngàn sông vạn núi chỉ chờ nhàn’, từ câu thơ của chủ tịch thì biết, hành quân vô cùng vất vả, đặc biệt là lúc không có đồ ăn, rau dại cỏ dại cũng ăn, lá cây cũng ăn, một bát canh cá giống như là thứ ngon nhất mà bọn họ được ăn trên hoang mạc khô cạn.