Có một lần Trần Hiên Ngang đến thăm nhà của Trần Tư Vũ, Trần Tư Vũ đã cố tình trát phân chó trên tay thằng bé, rồi Trần Niệm Cầm đã dùng loại xà phòng đó để rửa tay cho nó.
Rồi tay thằng bé cứ thoang thoảng hương hoa nhài.
Thơm suốt cả ngày.
Thằng bé vùng vẫy đấu tranh một lúc vẫn không chiến thắng đôi bàn tay bẩn thỉu nên đã dùng xà phòng, nhưng thay vì dùng khăn của Trần Tư Vũ, mà thằng bé dùng chiếc khăn cũ mà cô đã biến thành giẻ lau để lau mặt.
Sau khi tắm rửa xong, nhìn chiếc giường mà thằng bé ngẩn người một lúc, trên giường trải một tấm chăn năm cân bông mềm mại, chiếc chăn rách rưới cũ kỹ của thằng bé được cô may lại thành một tấm đệm nhỏ, đặt trên chiếc giường chạm trổ rộng hơn hai mét.
Trần Tư Vũ không chỉ thạo cầm kì thi họa mà còn giỏi thủ công, chiếc đệm nhỏ chỉ có thể nằm vừa một người kia được may vá vuông vắn, rất đẹp, vì có rất nhiều bông nên nó mềm mại, nhìn thôi đã thấy dễ chịu.
Trong mắt thằng bé thoáng qua một tia mê mang, không, phải là đang tưởng tượng nếu ngủ trên tấm đệm đó sẽ thoải mái như thế nào, nhưng chỉ liếc mắt một cái, trong mắt nó đã phủ một màu trống rỗng, vô dục vô cầu.
Sau khi tắm rửa, Trần Tư Vũ có thể nhìn rõ khuôn mặt của em trai mình.
Kiếp trước cô đã từng gặp không ít những anh chàng đẹp trai, nhưng hiếm khi gặp được người đẹp xuất sắc như Trần Hiên Ngang.
Vòm lông mày của thằng bé rất cao, lông mày rất rậm, mắt một mí nhưng mắt lại rất to, sống mũi cao và rất thẳng, đôi môi dày hơn so với các chàng trai bình thường, môi trên hơi cong, khiến cho gương mặt của thằng bé trông giống như tác phẩm điêu khắc La Mã lập thể vậy.
Nếu là trên sân khấu, ngồi trước đàn dương cầm, dưới ánh đèn sân khấu, với khuôn mặt này, quá hoàn mỹ.
Đáng tiếc lại quá gầy, nước da vàng vọt, quầng mắt thâm, rõ ràng là bị suy dinh dưỡng.
Thằng bé rõ ràng rất đói, nó cầm củ khoai lang đã hơi mềm, không kịp chờ đợi gì nữa mà gắp ra, xé vỏ và cho vào miệng, lúc này, Trần Tư Vũ đã ăn xong mì, nhịn cười, cô nói: "Biết tại sao em luôn xì hơi không?”
Trong nháy mắt khuôn mặt thằng bé đỏ bừng, cầm lấy củ khoai lang nóng hổi, thở hồng hộc, tiếng thở dốc hàm chứa sự nhục nhã và bị khinh thường, nhưng thế mà thằng bé lại nhịn xuống, bóc khoai lang chuẩn bị ăn.
"Ai ăn khoai lang nướng để nguội hoặc chưa chín kĩ thường hay xì hơi, em không biết sao." Trần Tư Vũ cảm thấy em trai mình rất đáng thương, nhưng cũng rất buồn cười, sợ rằng thằng bé sẽ không chịu được đả kích, sẽ gục ngã trong tủi nhục.
Nhưng thằng bé không như vậy, thằng bé yên lặng gặm nhấm sự nhục nhã, lại đặt khoai lang lên bếp, tiếp tục nướng.
Trần Tư Vũ không muốn lôi thôi gì nữa.
Sau khi đổ nước bẩn đi, mang nước sạch trong cái chậu cũ đến bên chân Trần Hiên Ngang, sau đó quay người đi ra ngoài, ném lại một câu: “Gia đình chúng ta như thế nào mà còn dám phí phạm hả, em không ăn cũng được, để mai nó ôi thiu hết, em đang lãng phí lương thực của xã hội chủ nghĩa, còn khoai lang đó cũng là của xã hội chủ nghĩa, ai cho em làm nhục biến nó thành rắm hả, để lại đó cho chị, mai chị nấu chín cho mà ăn”.
Cái này gọi là sự ràng buộc đạo đức, không ăn đồ ăn của cô thì tư tưởng có vấn đề.