- 🏠 Home
- Kiếm Hiệp
- Cổ Đại
- Thanh Triều Ngoại Sử 2
- Chương 124: Nhất thống thiên hạ
Thanh Triều Ngoại Sử 2
Chương 124: Nhất thống thiên hạ
Một thời gian nữa trôi qua, con đường hầm bên dưới Tị Thử sơn trang cuối cùng cũng được hoàn chỉnh, trong lòng Khang Hi vô cùng hoan hỉ, vừa lúc đó, Ung công công lại chạy vào cung Càn Thanh bẩm báo quân đoàn Chính Bạch kỳ do Tiêu Phong thống lĩnh đánh quân Cát Nhĩ Đan tơi bời, làm cho quân Cát Nhĩ Đan chạy đông trốn tây như đàn ong vỡ tổ.
Khang Hi đứng bật dậy khỏi long án, biết thời cơ mà mình chờ đợi trong suốt bao năm cuối cùng đã tới.
Vào năm Khang Hi thứ mười ba kinh thành xảy ra chính biến, quân Thượng Tam kỳ, Tương Hồng kỳ và Tương Lam kỳ trở về bằng đường hầm bên dưới Tị Thử sơn trang, đao thương sáng ngời xông vào cửa thành phía đông.
Cùng lúc đó quân thiếc giáp và quân Chính Bạch kỳ cũng đánh vào cửa thành phía tây.
Trương Đình Ngọc, Ngạch Nhĩ Thái, Mộc Khả Hỷ, Vương Diệm bấy giờ phục sẵn trong hoàng cung bảo vệ Khang Hi.
Long Khoa Đa thì ở ngoài Ngọ môn chờ đợi tiếp ứng.
Ngao Bái đang ở trong phủ chợt hay tin cổng thành phía đông sắp bị phá vỡ, bèn sai tướng của mình là Chu Thức mang quân đến tiếp viện, nhưng chỉ trong nửa canh giờ quân Thượng Tam kỳ đã đánh thốc qua cửa thành phía đông.
Ngao Bái bèn sai một viên tướng khác là Lương Trình Anh đem quân đi bắt giữ Khang Hi làm con tin, nhưng Long Khoa Đa trấn giữ Ngọ môn, chỉ đạo quân từ bên trong Ngọ môn đánh ra, ép Lương Trình Anh vào giữa.
Ngao Bái lâm cảnh bế tắc, chợt nghĩ đến lá bài hộ mệnh của mình vẫn còn trong phủ bộ hộ, bèn sai Vương Đăng Liên tới đó bắt người nhưng khi Vương Đăng Liên tới phủ bộ hộ, tất cả các huyết trích tử được Ngao Bái cài vào phủ đều bị gϊếŧ chết, ngoài Uyển Thanh và Tuệ Dung mất hẳn tung tích, xác nằm la liệt trên đất.
Dân chúng kinh thành hôm đó hoảng hồn bạt vía, người trốn kịp vào nhà, người không trốn kịp, ở ngoài đường kêu khóc như ri, kinh thành thoáng chốc đã trở thành một bãi chiến trường đẫm máu, cảnh tượng hỗn loạn xảy ra khủng khϊếp chưa từng thấy. Tại cửa thành phía Tây do tướng của Ngao Bái là Đường Văn Kính trấn giữ, đang bị quân thiếc giáp và Chính Bạch kỳ tiến đánh, Đường Văn Kính và quân đội liều chết chống cự, nhưng được một lúc thì cổng phía tây cũng bị phá vỡ.
Sau khi
phá tung cổng thành phía tây, Tiêu Phong và Tô Khất liền chỉ đạo cho quân ồ vào, tiếp tục đánh qua hai tướng khác của Ngao Bái là Lý Vinh Bảo và Thạch Hoà Lâm, thẳng vào Ngao phủ.
Ngao Bái từ phía trong phủ ra hiệu cho Vương Kiệt Thư đánh ra, tuy nhiên một hồi sau Vương Kiệt Thư đành phải vừa đánh vừa lùi, Ngao Bái bèn cùng Vương Đăng Liên chạy tới đằng sau hoa viên thoát ra ngoài phủ.
Chỉ còn cửa thành phía nam là chưa bị bao vây, Ngao Bái và Vương Đăng Liên bèn dẫn một số binh lính chạy tới cửa nam, nhưng lại bị Cửu Môn đề đốc thành Bắc Kinh là Nhạc Chung Kỳ điều động một đội quân từ Phong Đài đến bao vây cửa nam.
Ngao Bái bỏ lại Vương Đăng Liên, chạy tới cửa bắc, nhưng nửa đường đã bị một toán binh sĩ Chính Bạch kỳ bọc hậu, Ngao Bái bèn lệnh cho quân lính của mình hò reo xông tới đánh.
Gần cửa thành bắc tiếng hò hét kêu la vang vọng một mảnh trời chiều ảm đạm, máu chảy lênh láng cả mặt đất.
Đường sá bấy giờ đầy rẫy các thi thể. Quân của Ngao Bái ở ba cửa thành đông tây nam đi dần vào đất chết, bị truy sát một trận, toàn bộ lực lượng vũ trang đều bị tiêu diệt toàn bộ, thây chết ngổn ngang.
Cuối cùng Ngao Bái cũng bị bắt giữ ở gần cổng thành bắc, bị trói ké hết tay chân.
Số binh lính còn lại của Ngao Bái ở thành bắc cũng bị trói nốt lại, đưa tới nha môn Cửu Môn đề đốc để chờ thẩm vấn.
Tối hôm đó Cửu Dương dẫn một đoàn quân về phủ bộ hộ.
Uyển Thanh chạy ùa ra đón chàng xuống ngựa.
Chàng đã an toàn trở về khiến nàng vô cùng mừng rỡ.
Nàng nhìn chàng chăm chú, vẫn thân hình khôi vĩ như trước, chiến y trên người khiến chàng trông càng oai vệ, một tay cầm trường kiếm, tuy nhiên toàn thân vấy máu.
Uyển Thanh quên cả chuyện vào hậu viên báo tin cho nữ thần y và Tuệ Dung hay, nàng vội đỡ lấy trường kiếm trên tay Cửu Dương, đoạn xoay mình chạy trước vào sảnh.
Uyển Thanh đặt thanh kiếm của chàng lên chiếc bàn đặt ở giữa sảnh rồi rót một tách trà mang lại.
Khi này Cửu Dương đang đi vào sảnh, vừa đi, chàng vừa đưa tay áo lau qua mặt, gạt bớt mồ hôi và máu, đến giữa sảnh tự dưng hai mắt chàng tối sầm lại, không báo trước mà ngã ngửa ra sau.
Chàng đã dùng hết cả sức lực trong cuộc chính biến này.
Thêm vào trước đó chàng chiến đấu với bầy sói lang đã bị thương không nhẹ, nên khi chàng ngã người xuống như một con diều đã bị đứt dây.
Mấy ngày này chàng chỉ dựa vào nội tức mà chống cự, giờ được thanh thản rồi, chàng vừa buông lỏng người là không vận khí được nữa nên mới ngất xỉu ngay tại đó.
Nửa tháng sau, Khang Hi chính thức nắm quyền điều hành triều chính.
Để củng cố quyền lực, việc đầu tiên Khang Hi làm là lệnh cho Nhạc Chung Kỳ mang những người tướng của Ngao Bái trong cuộc chính biến vừa rồi và cửu tộc một loạt đem ra chính pháp.
Hơn một ngàn cái đầu bị chặt đứt, máu chảy lênh láng trên đất.
Phố xá kinh thành hôm đó vắng tanh vắng ngắt, dân chúng đóng kín mít cửa, hoảng hồn bạt vía, gần như không dám hít thở.
Qua ngày hôm sau một đạo dụ nữa ban xuống, Khang Hi chỉnh sửa hệ thống hành chính của nhà Thanh, đế chế được củng cố dựa trên hệ thống trước đó của nhà Minh nhưng lập thêm sáu bộ, mỗi bộ do hai thượng thư đứng đầu và được hỗ trợ bởi bốn thị lang.
Khang Hi phong Tiêu Phong thành Trịnh thân vương, ban cho toàn quyền lãnh đạo Quân Cơ Xứ, chuyên phụ trách các vấn đề quân sự và tình báo, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát mọi bộ của chính phủ. Năm vị quan quản lý Quân Cơ Xứ dưới quyền Tiêu Phong là Sách Ni, Trương Đình Ngọc, Vương Diệm, Ngạch Nhĩ Thái và Long Khoa Đa.
Cửu Dương nắm giữ vai trò tể tướng, được chỉ định làm người đứng đầu Quân Cơ Thủ Phụ.
Bốn người tướng khác cũng có công bảo vệ hoàng cung là Nhạc Chung Kỳ, Mã Tề, Tô Khất và Sách Ngạch Đồ.
Khang Hi tiền phong Nhạc Chung Kỳ thành thượng thư công bộ, Mã Tề thượng thư bộ hình, Tô Khất thượng thư bộ binh, Sách Ngạch Đồ thành đại học sĩ.
Tiếp theo đó Khang Hi hạ chỉ tưởng thưởng cho binh sĩ Thượng Tam kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ, và Chính Bạch kỳ đã hy sinh trong cuộc nội chiến, ban tước võ quan lục phẩm, chiếu theo lệ võ quan trận vong tế lễ, lại cho thêm thân quyến của họ một vạn lạng bạc.
Về phần Ngao Bái, Khang Hi tịch thu gia sản của Ngao Bái đem nạp vào bảo khố, sau đó tuyên Ngao Bái tội mật mưu làm phản, tích trữ binh khí, lương thảo và tài vật chuẩn bị khởi sự.
Còn lại gia quyến của Ngao Bái, Khang Hi phán thành thường dân.
Quan viên hồi trước theo tam mệnh đại thần mặc dù không nhúng tay vào cuộc chính biến cũng bị cách chức.
Chiều thu năm 1673 Khang Hi đi thăm Ngao Bái trong đại lao.
Bấy giờ đầu tóc Ngao Bái rối bù, mặt mày nhợt nhạt, Khang Hi trông thấy thảm trạng của Ngao Bái bèn nghĩ năm xưa người này đã từng là cố mệnh đại thần có công lập quốc, nên đã không xử tội chết.
Từ đó Ngao Bái bị giam trong ngục, không lâu sau vì ấm ức sinh bệnh, cả ngày thần trí mơ hồ, bọn lính cai ngục nói Ngao Bái không ngừng chửi bới Cửu Dương.
Quả thật Ngao Bái không thể nào ngờ người mà mình tin dùng bấy lâu lại có năng lực man thiên quá hải, dối trời lừa biển đến như vậy!
Trước khi Cửu Dương đi Hắc Long Giang, Ngao Bái cứ tưởng binh quyền kia giao cho Cửu Dương nắm giữ sớm muộn cũng sẽ thu về.
Bọn lính cai ngục nói hằng ngày Ngao Bái chửi bới Cửu Dương không tiếc lời, và sau khi chửi rồi Ngao Bái bật cười những tràng dài, tiếng cười bi lãnh của một người đã đến bước cùng đồ mạt lộ!
Nửa năm sau khi chiến thắng trong cuộc giành giật ngôi vị, Khang Hi xác lập được địa vị thống trị tuyệt đối, thực hiện cuộc cải cách về mặt quân sự, chế định Bát Kỳ chặt chẽ, các vai cấp trong quân đội được phân chia một cách rõ ràng, đồng thời các vị trí chỉ huy chủ chốt trong tám kỳ cũng được san định lại theo hướng bổ nhiệm các nhân vật thân tín, tâm phúc vào vị trí các kỳ chủ.
Không những vậy, Khang Hi còn tích cực kết tội những quan viên tham nhũng trên toàn đất nước, cũng như tích cực tiết kiệm trong vấn đề ăn mặc, ăn uống, hạn chế lãng phí một cách tối đa, để cải cách hành chính kinh tế một cách triệt để.
Mùa thu năm sau vào một buổi sáng trong đại điện, các quan xếp thành hai hàng dài thẳng tắp như thường lệ.
Khang Hi bước lên bục cấp ngồi xuống bảo điện, các quan quỳ xuống đồng loạt hô lớn:
- Chúng thần bái kiến hoàng thượng, chúc hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!
Khang Hi ngồi đặt tay lên tay ngai, cho mọi người miễn lễ, đoạn Khang Hi nói với các quan sẽ chính thức nạp hồi cương vào cương thổ, vùng rộng lớn tại An Tây, Khang Hi mệnh danh là Tân Cương, nghĩa là vùng hồi cương mới.
Các quan đồng loạt khấu đầu hô lớn:
- Đại Thanh quốc cửu, thiên thu vạn tuế!
Khang Hi gật gù, khẽ nhịp mấy ngón tay lên tay ngai nói:
- Tốt lắm!
Các vị đại thần, bây giờ bản đồ của triều ta so với các triều đại trước đã lớn hơn rất nhiều, thiên uy của triều ta, tứ hải nghe đến cũng phải khϊếp vía, đó chính là nhờ các khanh đoàn kết nhất trí, muôn người như một.
Dĩ nhiên thượng thế của triều ta muốn được thiên thu vạn tuế thế này, rất cần có thêm những người như các khanh phụng sự cho trẫm.
Cho nên về sau, bất kỳ là ai, không cần biết chủng tộc nào nếu có thể dốc hết toàn lực giúp trẫm hoàn thành đại nghiệp, tiếp tục nâng cao đời sống của bá tánh, khiến cho bá tánh an cư lạc nghiệp, quốc thái dân an, thì bất luận là Mãn, Hán, Mông, hay Hồi, trẫm cũng sẽ đều trọng dụng cả, luận theo tài bổ nhậm, luận công ban thưởng.
Khang Hi dứt lời từ trong điện Thái Hòa lập tức vang ra tiếng hô hào “hoàng thượng anh minh!”
Sau khi bãi triều Khang Hi trở về cung Càn Thanh.
Khang Hi đi vào thư phòng, đến ngồi phía sau long án, cầm bút lông lên bắt đầu duyệt tấu chương.
Ung công công mang trà vào đặt lên bàn rồi đứng bên bàn mài mực cho Khang Hi.
Khang Hi lật một tờ sớ ra đọc qua một lượt, đoạn vừa cầm bút viết gì đó lên sớ vừa lên tiếng hỏi thăm bệnh tình của Cửu Dương.
Ung công công ngưng mài mực, nhìn Khang Hi nói tối qua hơi thở của Cửu Dương đã chuyển thành suyễn, lại nữa do Cửu Dương bị chấn thương ở đầu quá nặng, nên có dấu hiệu tụ máu não.
Khang Hi nghe vậy ngưng viết lại, gác cây bút lên nghiên mực, suy nghĩ một chút rồi bảo Ung công công đi chuẩn bị xe ngựa.
Tấm biển phía trước phủ bộ hộ bây giờ đổi thành phủ thừa tướng.
Cỗ xe ngựa của Khang Hi dừng bên dưới tấm biển này.
Bấy giờ nữ thần y đang ở trong hậu viên.
Nàng ngồi bên giường Cửu Dương, nhìn chàng nằm bất động mà trái tim nàng như thắt lại.
Chàng yêu nàng vô điều kiện như thế, lúc trước có chuyện bất đắc dĩ chàng phải giấu nàng, thế mà bao nhiêu năm chung sống với nhau, nàng không hiểu chàng một chút nào cả, cũng không hề có một chút lòng tin nào dành cho chàng, một cảm giác áy náy dâng ngập lòng nữ thần y, trước mắt nàng nhòa đi.
Nữ thần y nhớ hôm nàng chứng kiến cảnh chàng ngất xỉu trong sảnh trái tim nàng như bị cắt ra làm nhiều mảnh nhỏ.
Hôm đó Phi Yến cũng có mặt trong sảnh, và đã nhìn nàng bằng ánh mắt chứa đầy những tia oán trách, Phi Yến nhìn thẳng vào nàng và nói có lẽ do chàng đã gây ra lỗi lầm với nàng từ kiếp trước, nên phải nhận lấy khổ tâm của kiếp này…
Nữ thần y nâng tay áo lên lau nước mắt, nàng không hề oán giận Phi Yến, Phi Yến trách nàng không sai, lúc trước nàng thật ngu ngốc, đã gây ra bao nhiêu nỗi đau cho chàng.
Nàng đã sai, sai thật rồi!
Tình yêu của chàng đối với nàng quá lớn, nó quá vĩ đại, quá rộng lượng, có lẽ kiếp này nàng cũng không bao giờ trả nổi cho chàng được.
Hiện nàng chỉ ước chàng tỉnh lại, để nàng có thể chạy ùa tới, gieo người vào trong lòng chàng.
Tối qua nằm chiêm bao, nữ thần y nhớ trong cơn mơ, nàng ngồi ngủ gục bên giường chàng và nghe được tiếng chàng gọi nàng.
Nàng đã mở mắt ra nhìn chàng, có vẻ như khuôn mặt tái nhợt của chàng đã có chút hồng hào trở lại.
– Muội muốn gì? – Chàng mê sảng nói - Nữ thần y? Muội muốn huynh phải làm gì? Tại sao muội cứ giày vò huynh? Tại sao vậy?
Nàng nhìn chàng, những giọt nước mắt lăn dài, chỉ có trong cơn mơ của nàng, chàng mới nói những lời này, còn không, ngoài đời thật, chàng không bao giờ oán trách nàng.
Bao giờ chàng cũng sẵn sàng yêu, nuông chiều, tha thứ cho mọi lỗi lầm của nàng.
Trong cơn mơ nàng đã dùng tay lau những vết máu rỉ ra từ miếng vải băng quanh đầu chàng, vừa thương vừa ân hận nói:
- Xin lỗi huynh, Thiên Văn, xin lỗi huynh, vì bắt huynh phải chịu đựng những nỗi đau khổ này.
Nữ thần y nói rồi như để tiếp tục xoa dịu cơn giận của chàng, nàng đan những ngón tay nàng chặt lấy những ngón tay chàng, giọng nàng khẩn thiết tội nghiệp hơn:
- Thiên Văn, muội xin lỗi huynh. Những tháng năm còn lại muội nguyện sẽ đền bù xứng đáng cho huynh.
Muội sẽ yêu huynh suốt đời, cho dù huynh có bằng lòng hay không.
Kể từ giờ phút này, chúng ta sẽ sống chết bên nhau, cho dù chân trời góc bể nào chúng ta đều có nhau và bên nhau đến trọn đời.
Nữ thần y nhớ trong cơn mơ đó sau khi nàng nói xong chàng liền tỉnh lại, nàng đã vô cùng mừng rỡ và dìu chàng ngồi dậy, để lưng chàng tựa vào thành giường.
Chàng đưa tay nhẹ vuốt một bên má nàng, từ trên mặt xuống đôi môi ướt đầm, và đến chiếc cổ nhỏ nhắn cũng ngấn lệ của nàng.
Chàng âu yếm nhìn nàng như thế thật lâu, như thể cố gắng tìm thấy hình ảnh của nàng khi xưa. Nữ thần y nhớ nàng đã mỉm cười với chàng trong giấc mơ kia, nàng thật sự cảm động trước tấm chân tình của chàng, nên khi nở nụ cười đó, tận trong trái tim nàng, nàng cũng cười với chàng.
Hai người mặt đối mặt nhau thật lâu, chần chừ chưa biết nói gì.
Nữ thần y nhớ nàng ngồi nhìn chàng một hồi đã nói:
- Trong mấy năm qua, muội đã để những lời nói làm thương tổn huynh, muội xin lỗi huynh.
Nàng nói đến đây cầm lấy tay chàng đặt trên ngực mình nói:
- Sau khi Tuệ Dung nói mọi việc với muội, muội thật sự cảm thấy hận bản thân mình, muội hận bản thân muội vô cùng, sao muội có thể nhẫn tâm với huynh đến như thế chứ?
Chàng tiếp tục im lặng, nàng lại nói:
- Năm đó huynh bị bao nhiêu hàm oan, mà vẫn một mình cam chịu, không tự minh oan cho mình, còn cố ý ngầm thừa nhận việc muội hiểu lầm huynh.
Muội thật sự quá là ngu ngốc, tại sao muội lại không tin tưởng vào con người huynh chứ?
Bên ngoài hành lang chợt vang lên tiếng chân người, cắt đứt suy nghĩ của nữ thần y.
Nàng lại nâng tay áo lên gạt nước mắt, ước gì cơn mơ đó thành hiện thực và chàng tỉnh dậy thực sự.
Hai tiếng cọt kẹt vang lên rồi cửa phòng mở ra, nữ thần y thấy người bước vào phòng đầu tiên là Khang Hi, rồi tới Hách Xá Lý Thị và Ung công công.
Theo sau ba người đó là Tuệ Dung và Phi Yến.
Khang Hi ngửi được khắp nơi trong phòng đầy ắp mùi thảo dược nghe đăng đắng.
Khang Hi bước lại đằng giường, nhìn Cửu Dương nằm trên giường sau tấm màn vải.
Khang Hi không thể thấy rõ gương mặt Cửu Dương nhưng nhìn qua tấm màn, Khang Hi có thể thấy bộ y phục màu trắng càng làm người Cửu Dương trắng nhợt, nom xuống dốc hẳn.
- Tham kiến hoàng thượng.
Nữ thần y rời giường, quỳ làm lễ bái chào.
Khang Hi cúi xuống đỡ nữ thần y đứng lên, lo lắng nhìn nàng và hỏi ngay:
- Không cần đa lễ, bệnh tình của hữu tướng còn phải điều trị đến bao giờ?
- Dạ bẩm hoàng thượng - Nữ thần y nói - Bệnh tình của huynh ấy còn chưa có khởi sắc.
Tuệ Dung nghe nữ thần y nói vậy, trong lòng nàng đau đớn vô cùng, trong mắt nàng cũng ánh lên những tia xót thương.
Hách Xá hoàng hậu nói:
- Nghe nói vết thương ở đầu ngài ấy có biến chứng, thật không?
Nữ thần y nhìn Hách Xá Lý Thị, hai giọt lệ trong mắt không kềm chế được rơi ra.
Phi Yến thấy nữ thần y đau lòng quá độ, nói không thành lời được bèn trả lời thay cho nữ thần y.
Phi Yến nhìn Hách Xá Lý Thị nói:
- Dạ bẩm hoàng hậu, trong thời gian tới chàng sẽ không thể tỉnh lại ngay được.
- Ngài ấy sẽ hôn mê bất tỉnh đến bao giờ?
Phi Yến lại khẽ đánh mắt sang nữ thần y, rồi nhìn Hách Xá Lý Thị đáp:
- Nếu may mắn, chàng sẽ tỉnh lại nhưng nhanh nhất có thể sẽ một năm, lâu hơn thì hai, ba, hoặc năm năm, lâu hơn nữa là mười năm, hoặc là…
Phi Yến thở dài:
- Chàng sẽ vĩnh viễn không tỉnh lại nữa.
Hách Xá Lý Thị lặng người, đưa cặp mắt sững sờ nhìn sang Khang Hi, bắt gặp Khang Hi cũng đưa cặp mắt trầm ngâm nhìn về phía chiếc giường.
Trong phòng ngủ của Cửu Dương lúc này
tịch mịch, im ắng đến độ có thể nghe được cả tiếng kim rơi.
Tuệ Dung phá vỡ khung cảnh ảm đạm này, nàng bước lại đằng bàn kéo hai chiếc ghế dưới bàn ra mời Khang Hi và Hách Xá Lý Thị ngồi.
Ung công công dìu Hách Xá Lý Thị trong khi Khang Hi bước lại ngồi bên chiếc bàn đặt ở giữa phòng.
Cùng lúc Uyển Thanh mang hai li trà vào đặt lên bàn.
Hách Xá Lý Thị ngồi cạnh Khang Hi, ái ngại nhìn nữ thần y nói:
- Cô nương đừng quá đau buồn, chỉ cần thừa tướng còn sống là còn cơ hội.
Đoạn Hách Xá Lý Thị quay sang Khang Hi hỏi:
- Hoàng thượng nói phải không?
Khang Hi không trả lời Hách Xá Lý Thị.
Khang Hi ngồi trầm ngâm nhìn tách trà trên bàn, một lúc sau Khang Hi nhìn nữ thần y chậm rãi nói:
- Vết thương ở đầu thừa tướng tuy là không mấy khả quan nhưng cũng không phải là ở tình trạng nguy hiểm tánh mạng…
Khang Hi nói tới đây chợt ngưng lại.
- Hoàng thượng… - Hách Xá Lý Thị chau mày tỏ vẻ không hiểu.
Khang Hi tiếp tục rơi vào trầm ngâm, một lát sau nhìn nữ thần y, Khang Hi nói tiếp:
- Lúc nãy Lộ cô nương có nói, đối với chứng bệnh của thừa tướng có thể tỉnh lại hay không còn chưa biết được ngày tháng năm nào.
Nhưng hồi sáng này, trẫm lên triều nghe các quan nói tình hình của dịch cúm hiện thời rất nghiêm trọng, dịch cúm hiện đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Chiết Giang và nhiều nơi khác, ngày càng lan rộng và đã gϊếŧ chết rất nhiều người...
Khang Hi chưa nói hết lời, nữ thần y đọc được ý của Khang Hi, nàng bước lại quỳ xuống dưới chân Khang Hi nói:
- Về phương diện sức khỏe đúng là huynh ấy vẫn bình thường, nhưng khẩn xin hoàng thượng thu hồi thánh chỉ, xin cho dân nữ được ở lại chăm sóc huynh ấy, tìm cách giúp huynh ấy bứt ra khỏi cơn hôn mê, khẩn xin hoàng thượng cho dân nữ được làm tròn bổn phận của một hiền thê.
Nữ thần y nói một hơi, gương mặt nàng tái nhợt.
- Xin hoàng thượng thu lại thánh lệnh.
Nữ thần y dập đầu xuống sàn nhà van cầu.
Tuệ Dung nãy giờ chỉ đứng nhìn mọi người, im lặng không nói gì, đột nhiên nàng nghe nữ thần y nói vậy, nàng nhớ lại buổi chiều trước khi Cửu Dương đi Hắc Long Giang chàng đã nhờ cậy nàng một việc...
Buổi chiều hôm đó hai người đứng bên bờ Vô Định hà, sau khi nghe chàng nói xong, với nỗi phẫn nộ đột nhiên bộc phát trong lòng Tuệ Dung, nàng nhớ nàng đã không còn kềm chế được nữa, với giọng giận dữ và bất bình, nàng nhìn chàng nói:
- Sao ngài lại thành thật tường phân với nô tì về thân phận của mình? Ngài không nên đẩy nô tì vào câu chuyện này, để nô tì lùi không được!
Ngài đừng tưởng rằng nô tì là người tốt thích làm việc tốt, nô tì sẽ không vì thiên hạ bá tánh, sẽ không bằng lòng với ngài đi giúp họ đâu, nô tì không có chút lòng dạ gì thương hại bọn họ đâu!
Cửu Dương bước thêm một bước đến đứng sát vào nàng, ánh mắt linh động dừng lại ở gương mặt nàng.
Nàng hỏi chàng:
- Ngài tin tưởng nô tì lắm sao?
Cửu Dương gật đầu không ngần ngại, Tuệ Dung thì thầm:
- Vì sao?
- Ta không hiểu vì sao – Chàng đáp - Nhưng ta tin nàng.
Trái tim Tuệ Dung đập rộn ràng trong ngực, nàng đứng trước sự tin tưởng ấy của chàng, thấy chàng nhất mực đặt cả niềm hy vọng vào nàng như thế, nơi đáy lòng nàng run rẩy.
- Mọi việc đều tin hay sao? – Nàng tiếp.
Chàng gật đầu:
- Trước kia cả ngày ta sống trong sự đề phòng, nhưng lại bị nàng dễ dàng phá vỡ phòng tuyến nghi ngờ đó.
Ta nhớ lần đầu ta vào căn phủ bộ hộ và gặp nàng, ta biết nàng không đơn giản là một a hoàn, vì ta thấy khí chất của nàng không đơn giản chút nào.
Nhưng khi ta nói chuyện với nàng, ta biết nàng là một người tốt.
Tuy rằng thường ngày nàng hay che giấu tâm sự của mình rất kỹ, rất khó tỏ vẻ quan tâm ai, những người quen nàng cũng đều chỉ nhìn thấy sự lạnh lùng của nàng nhưng họ không hề hay biết trong lòng nàng thật ra rất nóng. Lời lẽ tuy sắc lạnh như băng, ngay cả những người thân thiết với nàng trong phủ bộ hộ như Uyển Thanh đối với nàng cũng có chút sợ hãi, nhưng lại không biết ẩn dưới cái sắc lạnh đó là sự ấm áp. Riêng ta hiểu rất rõ ràng.
Chàng nói đến đây ngưng một chút, mỉm cười thêm lời:
- Thật tình ta cũng không ngờ bản thân đa nghi như thế này lại đem lòng tin nàng, sự tin tưởng như thế lâu rồi ta chưa từng có.
Tuệ Dung nhớ như in khi chàng dứt lời, nàng đã trông thẳng vào đôi mắt tràn đầy niềm tin của chàng đó, trái tim nàng như se sắt.
Người đàn ông này, quả nhiên đặt cả lòng tin cậy và tính mạng người chàng yêu nhất vào nàng.
Và vì lòng tin vô điều kiện của chàng, nàng không muốn làm hỏng nó, cho nên nàng quyết định sẽ cố gắng giúp chàng.
Ánh mắt Tuệ Dung bị một lớp lệ trào lên phủ lấy, cuối cùng, nàng gật đầu với chàng, nhưng nói trong tiếng khóc nghẹn ngào:
- Thật một trăm ngàn lần nô tì không nên nghe theo lời ngài, không biết ma quỷ nào xui khiến nô tì ưng thuận làm cái công việc này!
- Không phải ma quỷ gì đâu, mà chính là lòng thương người của nàng!
Tuệ Dung nhớ chàng đã nhại lại câu nói của nàng.
Sau đó hai người đứng bên nhau, chẳng biết nói gì hơn.
Tuệ Dung nhớ khi đó nàng thật sự rất muốn nói với chàng nàng đồng ý giúp chàng không phải do nàng có lòng thương người như chàng đã nói, mà chính do nàng yêu chàng.
Trên đời này một người cam tâm tình nguyện làm tất cả vì một người, ngay cả bảo vệ tình địch của mình, chẳng có gì khác ngoài tình yêu đâu, nàng yêu chàng, nhiều như chàng yêu cô gái đó vậy thôi.
Nhưng cuối cùng nàng đã không nói ra, nàng bảo lòng rằng sẽ mãi mãi chôn chặt tình cảm với chàng trong lòng.
Nó sẽ mãi mãi là bí mật của riêng nàng.
Suốt cả buổi chiều hôm đó nàng chỉ nhìn chàng trân trối, chàng cũng nhìn lại nàng bằng ánh mắt biết ơn. Một lúc sau nàng nhẹ nhàng, lặng lẽ, tựa gương mặt mình vào ngực chàng, đằm thắm.
Cửu Dương để yên cho nàng tựa vào chàng và nói với nàng:
- Cảm ơn nàng, Tuệ Dung.
Tuệ Dung nhớ nàng đã khóc ròng, mối chân tình của chàng dành cho nữ thần y đã khiến nàng thật sự cảm động, thật sự chua xót.
Chàng yêu nữ thần y, yêu tha thiết, yêu vô cùng, bất cứ việc gì cũng nghĩ cho nữ thần y trước tiên.
Đến khi trăng nằm núi, Tuệ Dung vẫn còn đứng tựa vào chàng và nàng ngẩng đầu lên, nhìn chàng bằng ánh mắt chan chứa tình thương yêu, nàng hỏi nhỏ:
- Ngài yêu phu nhân đến mức độ nào?
Cửu Dương im lặng.
Sau một thoáng suy nghĩ chàng đã nói với nàng chàng thật sự không biết câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi của nàng, chàng vốn chưa bao giờ đo lường tình cảm của chàng dành cho nữ thần y, chỉ biết rằng, tất cả những tư tưởng của chàng luôn luôn lúc nào cũng bị nữ thần y chiếm cứ.
Chỉ cần một ngày không gặp, thì suốt ngày hôm đó chàng cảm thấy vô cùng buồn bực, chán nản...
Không còn có một ngôn ngữ hay hành động nào có thể lay động được tình cảm của chàng dành cho người con gái kia.
Tuệ Dung nhớ chuyện năm đó đến đây, nàng bước lại quỳ bên cạnh nữ thần y, ngẩng đầu lên nhìn Khang Hi, nói:
- Nô tì có việc này muốn xin hoàng thượng làm chủ.
Tuệ Dung dứt lời lấy trong áo ra một phong thư màu vàng dâng lên Khang Hi.
Khang Hi bóc lá thư ra xem rồi đưa cho nữ thần y.
Nữ thần y cầm lá thư, nàng nhìn những con chữ trên giấy, cơ hồ như không tin ở mắt mình.
Khang Hi trầm tư giây lát rồi nói với giọng quyết định:
- Nếu đã vậy rồi thì nàng hãy cứ đi Chiết Giang tìm cách giúp bá tánh như lời trẫm nói. Ngày mai, trẫm sẽ truyền ba ngự y giỏi nhất trong cung đến đây ngày đêm thay nàng tiếp tục chăm sóc thừa tướng, cho tới khi thừa tướng tỉnh dậy, nàng cứ việc an tâm.
Nước mắt lăn dài trên gò má nữ thần y, nàng nhắm chặt hai mắt, cắn chặt hai hàm răng một mực lắc đầu.
Tuệ Dung đặt tay lên vai nữ thần y, nhẹ nhàng khuyên nàng:
- Phu nhân à, tuy rằng thừa tướng đại nhân có lẽ sẽ chẳng thể tỉnh lại được nữa nhưng chúng ta đừng quên rằng, lúc trước khi còn tỉnh táo và khỏe khoắn ngài ấy đã yêu, mà con người thì chỉ cần yêu một lần trong đời với tất cả trái tim mình là cuộc sống đã đủ ý nghĩa rồi!
Lời của Tuệ Dung không khiến nữ thần y cảm thấy khá hơn chút nào, nàng tiếp tục khóc rưng rức, đánh rơi cả lá thư trong tay xuống đất.
Phi Yến bước lại gần nữ thần y, cúi xuống nhặt lá thư trên sàn nhà lên cầm trong tay, Phi Yến nói:
- Cô hãy nên làm theo lời chàng ghi trong thư, chàng rất yêu cô, vô cùng yêu cô, nên khẩn xin cô đừng biến yêu thương ấy thành sự thương hại chàng nữa.
Sau khi hai người ly hôn, nếu chàng may mắn có thể tỉnh dậy, chàng sẽ lấy lại được sự tự do và làm lại cuộc đời mới.
Suốt cuộc đời này chàng chỉ biết sắp đặt cho kẻ khác, lo lắng cho kẻ khác, mà không biết sắp đặt hay lo lắng ổn thỏa cho chính mình.
Bây giờ cô rời chàng, đó là điều tốt nhất cho hai người, chàng biết cô không yêu chàng nên không muốn miễn cưỡng cô, giữ cô ở cạnh bên với thứ tình cảm thương hại để rồi làm đau lòng cô, đau cả lòng chàng.
Vậy thì, thà một lần dứt khoát còn hơn mãi khắc khoải day dứt!
Phi Yến nói xong, nữ thần y vẫn lắc đầu quầy quậy, nước mắt liên tục chảy đầy mặt.
Nữ thần y dùng ánh mắt chứa đầy sự van xin cầu khẩn, nhìn Khang Hi, dùng một giọng nói run rẩy, khẩn thiết nói:
- Dân nữ sẽ không chấp nhận ly hôn, dân nữ đã sai lầm một lần rồi không muốn sai lầm lần nữa.
Từ đây về sau, dân nữ chỉ mong được ở bên cạnh chăm sóc huynh ấy, cho dù huynh ấy có tỉnh lại hay không chăng nữa, dân nữ cũng muốn hầu hạ huynh ấy, để chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ, xin hoàng thượng đừng làm theo lá thư, xin cho dân nữ toại nguyện!
Khang Hi nhìn nữ thần y một lúc rồi khẽ lắc đầu, nữ thần y thấy vậy lòng nàng quặn đau, nàng cúi mặt xuống cảm thấy trời đất quay cuồng, sụp đổ.
Từng nét chữ trong lá thư như nhảy múa trước mặt nàng.
Mấy năm giữ rịt nàng trong căn phủ này, chàng vốn hiểu rất rõ trong chuyện tình yêu không nhất thiết phải tìm cách chiếm hữu lấy, nhưng đó là cách duy nhất có thể bảo toàn tánh mạng cho nàng.
Chiếm hữu trong tình yêu, cũng giống như việc một người nuôi một con chim.
Nếu người đó yêu con chim đó, để nó sống trong chiếc l*иg đắt tiền, cho ăn những đồ ăn đắt tiền.
Ngày ngày ngắm nhìn nó nhảy nhót trong chiếc l*иg.
Hay là mở cửa l*иg để nó sải đôi cánh bay đi. Trở về với thiên nhiên, với những gì nó vốn được sống?
Nếu chàng chọn cách đầu tiên đó không phải là sự yêu thương.
Vì khi cánh chim chỉ được bay trong chiếc l*иg chật hẹp, thử hỏi nó có thấy hạnh phúc với cuộc sống đó không?
Nó có muốn sống như vậy không?
Vậy nên, nếu yêu thì đừng chiếm hữu người ta yêu, mà hãy chắp thêm đôi cánh để chú chim được sải cánh giữa trời xanh bao la.
Nếu yêu, hãy từ bỏ sự chiếm hữu trong tình yêu.
Thay vào đó, hãy chắp thêm đôi cánh của sự tự do.
Uyển Thanh bước lại đặt tay lên vai nữ thần y nói:
- Phu nhân đừng nên như thế, mọi việc xảy ra trong những năm qua tất cả đều không phải lỗi do phu nhân, phu nhân chớ nên tự trách bản thân mình, phu nhân không nợ thừa tướng điều gì, không nợ ngài ấy thứ gì cả, mọi người ở đây đều biết người phu nhân yêu là Trịnh thân vương, Trịnh thân vương cũng hết lòng yêu phu nhân, trong cuộc tình tay ba này chỉ có phu nhân chấp nhận ly hôn mới có thể làm cho thừa tướng thay xương đổi cốt, sự rời đi của phu nhân, có thể sẽ cứu được thừa tướng, và cũng sẽ cứu phu nhân và Trịnh thân vương, đó là biện pháp giúp cho cả ba người không cùng chịu đau khổ.
(còn tiếp)
- 🏠 Home
- Kiếm Hiệp
- Cổ Đại
- Thanh Triều Ngoại Sử 2
- Chương 124: Nhất thống thiên hạ