Chương 10-1: Lần đầu chạm mặt

Mùa xuân, tháng 4, năm Hồng Vũ thứ 31, Bắc Nguyên xâm phạm biên cương, tập hợp hơn một nghìn kỵ binh, tập kích Khai Bình.

Trong sử sách đời sau, về những cuộc xung đột biên giới giữa Đại Minh và Bắc Nguyên thường chỉ có vài nét chấm phá, trừ khi Bắc Nguyên đến Đại Minh gϊếŧ người, phóng hỏa cướp lương, hoặc quân Minh tiến vào thảo nguyên gϊếŧ người, phóng hỏa đốt lều trại, bằng không, sử quan sẽ lười lãng phí quá nhiều bút mực.

Ngôn ngữ Trung Hoa bác đại tinh thâm, nói chuyện, làm việc, viết văn, đương nhiên càng súc tích càng tốt.

Vài lời miêu tả rõ ràng để hậu thế nắm được cốt lõi là đủ.

Đối với binh sĩ trấn giữ Khai Bình Vệ, trận chiến cũng y hệt với những trận chiến trước đây, không gì khác ngoài việc bạn gϊếŧ tôi, tôi gϊếŧ bạn, gϊếŧ chết giặc Mông Cổ là chiến công, bị giặc Mông Cổ gϊếŧ chết coi như xong.

Tiền trợ cấp và an trí gia quyến, trong xã hội phong kiến

ác độc, từ trước đến nay luôn là một vấn đề vừa hàm súc vừa mơ hồ, tất cả phụ thuộc vào lương tâm của cấp trên.

Mạnh Thanh Hòa mới đến, chuẩn bị tâm lý không đầy đủ, lần đầu tiên nhìn thấy chiến trường rộng lớn, ngựa chiến phi nước đại, máu bắn tung tóe, tay chân không tự chủ được lạnh toát.

Người sinh ra trong thời bình, sao có thể tưởng tượng được chiến trường thời kỳ vũ khí lạnh tàn khốc và đẫm máu đến mức nào.

Nhìn từ trên thành xuống, kỵ binh thảo nguyên như bầy sói khát máu, nhe nanh nhọn hoắt, cố gắng xé toạc một lỗ hổng từ Vệ sở do quan quân Đại Minh trấn giữ, xông vào cướp bóc gϊếŧ chóc.

Đây là cuộc xung đột giữa nền văn minh du mục và nền văn minh nông nghiệp, đã tồn tại từ thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xôi, tất cả chỉ vì sinh tồn.

Cái gọi là từ tiết kiệm đến xa xỉ rất dễ, từ xa xỉ quay lại cần kiệm thì khó, từ khi Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên đến khi bị nhà Minh thay thế, chưa đầy hai trăm năm. Những dân tộc du mục bị đuổi về thảo nguyên, ngoài ý chí kiên cường ra thì cái gì cũng thiếu. lại đυ.ng phải Hoàng đế Đại Minh cố chấp, cứ động chút là phái binh đến thảo nguyên gϊếŧ người, phóng hỏa đốt lều trại, còn sống chết không mở giao thương. Nếu bắt được thương đoàn dám bán “hàng cấm” cho du mục thảo nguyên, thì chỉ có một chữ, gϊếŧ!

Để sinh tồn, cho dù phải đối diện những kẻ tàn nhẫn như Yến Vương, Ninh Vương, quý tộc Bắc Nguyên và kỵ binh cũng phải quay lại nghề cũ, cướp bóc!

Cướp người, cướp lương thực, cướp gia súc, hễ thứ gì có thể cướp được, đều không tha.

Cứ có cơ hội là cướp, cướp xong thì chạy.

Chạy thoát được coi như thắng, chạy không thoát thì về với lòng đất mẹ.

Theo góc nhìn tích cực, cách suy nghĩ của kỵ binh Bắc Nguyên và quân sĩ Đại Minh trong một khoảng thời gian nhất định lại có nét tương đồng. Tuy cách làm khác nhau nhưng kết quả lại ăn khớp đến kỳ lạ.

Trước đây, những người hàng xóm thảo nguyên thường gây chiến vào mùa thu, không vì nguyên nhân gì sâu xa, đây là thời điểm lúa mì chín, gia súc béo nhất.

Mấy năm gần đây, thời gian viếng thăm ngày càng được đẩy lên sớm hơn, nguyên nhân không phải là thế lực Bắc Nguyên mạnh lên, hay triều đình du mục hứng nắng thảo nguyên đến nóng đầu, mà chỉ vì cuộc sống quá khó khăn.

Không chỉ những người hàng xóm phương Bắc có cảm nhận này, quan quân đóng giữ ở Khai Bình Vệ cũng nhận ra được sản lượng thu hoạch trên đồng ruộng ngày càng ít, tiết khí các năm ngày càng bất thường. Diện tích đất nông nghiệp khai khẩn trong những năm trước không đủ cho Vệ sở sử dụng, phần lớn phải dựa vào thương nhân vận chuyển lương thực từ nơi khác đến. Do đó, không thể không ca ngợi tầm nhìn xa của Hồng Vũ đế, nếu không có [Khai Trung Pháp], dùng muối thu hút thương nhân, e rằng việc ăn uống của quan binh biên phòng sẽ thành vấn đề.

Mặc dù vậy, đến thời Minh trung, Khai Trung Pháp cũng giống như chế độ Vệ sở dần sụp đổ. Thân hào, quý tộc, thậm chí cả những quan lại đọc sách đều là những người đứng sau thúc đẩy.

Lúc này, mọi người không biết đến một thuật ngữ tên gọi “kỷ băng hà nhỏ”, chỉ biết cuộc sống ngày càng khó khăn, cách ứng phó của hàng xóm trên thảo nguyên là đến nhà hàng xóm cướp lương, Đại Minh không cam tâm bị cướp, sẽ vùng lên chống trả, căng hơn nữa sẽ đến nhà hàng xóm bày tỏ sự bất mãn. Về điểm này, Vĩnh Lạc đế là người nổi bật nhất, hăng hái nhất.

Dám cướp lương thực gia súc nhà ta? Ta không chỉ cướp lại, còn đốt nhà của ngươi nữa!

Mục đích tòng quân của Mạnh Thanh Hòa là để thực hiện “lý tưởng”, nhưng quá trình thực hiện tuyệt đối không bao gồm việc cầm đao lên chiến trường liều mạng với người khác.

Sự sống là quý giá, một người chỉ có một lần… được rồi, tính cả kiếp trước, hắn có đến hai lần. Nhưng ông trời chắc gì sẽ cho hắn cơ hội thứ ba.

Trong tay cầm thanh đao nặng trịch, bên tai tràn ngập tiếng hô gϊếŧ của kỵ binh Bắc Nguyên và quan quân thủ thành, trong một khoảnh khắc, Mạnh Thanh Hòa thực sự cảm thấy sợ hãi.

Thật mất mặt.

Sau này nghĩ lại, Mạnh Thanh Hòa rất muốn đập đầu vào tường.

Cho dù thời gian quay ngược lại, hắn cũng không thể tự lừa dối mình, hắn thực sự đã sợ hãi.