- 🏠 Home
- Kiếm Hiệp
- Thanh Gươm Cô Độc
- Chương 15
Thanh Gươm Cô Độc
Chương 15
Lão Nhị ngồi bên gộp đá gần mộ phần lão sư Chiêu Phước. Chung quanh là Minh Quang, Thu Hà, Phi Yến, Lê Xuân Ước và Lê Tứ...
ánh trăng soi tỏ mặt đá và những viên sỏi trên sân lều. Chú vượn nhảy lon xon quanh mọi người như đứa trẻ đang tập đi...
Lão Nhị thở dài nói:
- Thấy cảnh nhớ người. Ngày ấy cũng vào đêm trăng như thế này. Bọn ta gồm bốn người:
Lê Duy Khâm, Trương Đàm, Mạc Kiến Hùng và ta. Bốn cận tướng của vua Lê Duy Phương. Nhà vua tin yêu mến tài nhất là Duy Khâm và ta. Bởi ngài chuộng do thẳng tính, không hay gièm pha kẻ khuất mặt.
Một đêm trăng bọn ta đang ngồi uống rượn, thì nghe tin chúa Trịnh Giang bắt nhà vua phải tự giáng chức để làm Hôn Đức Công. Một chức vị không có quyền lực trong tay. Chưa hết bàng hoàng thì có quân cấm binh đến báo lịnh của chúa Trịnh cho vời Trương Đàm và Mạc Kiến Hùng vào phủ chúa.
Vua Lê nhìn hai ta. Ngài rưng rưng bảo nhỏ:
- Các khanh hãy liệu giữ mình. Trẫm từ đây không còn cách gì để bảo ban cho các khanh được... Ngày mai hai khanh hãy vào gặp hoàng hậu để nhận mật lịnh của trẫm. Thôi các khanh lui về đi...
Lê Duy Khâm và Lê Trương tạ từ nhà vua. Cả hai lui ra đến vườn ngự uyển thì thấy Trương Đàm và Mạc Kiến Hùng từ cửa môn quan cỡi ngựa chạy về phủ chứa.
Lê Duy Khâm bảo với Lê Trương:
- Lê huynh đến dinh của đại huynh Lê Chiêu Phước báo hung tin, để tiểu đệ theo dò họ Trương với họ Mạc xem có điều mờ ám không?
Lê Trương gật đầu, nhưng căn dặn bạn:
- Lê huynh nhớ cẩn thận. Lúc nầy phủ chúa canh phòng cẩn mật lắm đó. Lê Duy Khâm lại bắt ngựa dẫn ra hoàng môn rồi phóng theo hướng đến phủ chúa Trịnh. Lê tướng quân cách phủ chúa nửa dặm đường thì xuống ngựa... Viên võ tướng nịt lại quần áo và đoản kiếm rồi bước mau theo bóng tối của đêm lẩn tới tường thành phủ chúa.
Tường thành khá cao, nhưng đối với một võ tướng thì không phải là điều đáng kể. Lê Duy Khâm chỉ ngại hai chòi canh ở hai đầu tường thành. Nhưng rất may lính canh cũng chỉ là những người cầu an lánh cực nên không xem việc đột nhập của kẻ lạ là việc dễ dàng. Dù sao cũng nơi chúa ngự. Chỉ có những kẻ điên rồ mới tìm chỗ chết.
Lê Duy Khâm không điên rồ mà vẫn bám lên đầu tường thành nhẹ nhàng rồi thả người vào bên trong. Lại nương theo bóng tối của các thân cây vườn chúa ngự mà chạy đến tường nhà cao bám lấy mái để lên nóc...
Khi tìm được nơi có đèn sáng, Lê Duy Khâm nhìn qua lỗ tò vò thông hơi. Họ Lê thấy chúa Trịnh Giang ngồi nơi trường kỷ còn họ Mạc và Trương thì ngồi cách đấy một tầm kiếm. Chúa Trịnh đang nói một câu gì đó với hai tên phản tướng.
Họ Trương cung kính thưa:
- Bẩm chúa? Kẻ hạ thần nghĩ hai người cùng đi thì lộ. Phải để Mạc huynh ở lại nội cung mà kềm nhà vua... tiện hơn...
Trịnh Giang gạt đi:
- Ta cần hai người cùng đi... Còn Duy Phương chưa phải lúc để ta kềm giữ.
Đợi xong việc sẽ hay?
- Vâng ?
- Phải nhớ nhổ cho sạch cỏ đây nhé?
- Bẩm vâng?
Mạc Kiến Hùng chợt hỏi:
- Bẩm chúa, bọn hạ thần đi ngay đêm nay chứ?
Trịnh Giang lắc đầu:
- Các ngươi đợi hai ngày nữa rồi hãng lên đường. Đợi đoàn xe ấy vào đến Đồng Hới rồi hãy ra tay...
- Vâng ?
Chúa Trịnh cầm hai gói giấy điều đưa cho hai viên phản tướng:
- Ta ban cho các khanh đây?
- Tạ ơn chúa... công ?
- Cho các ngươi lui...
Lê Duy Khâm chuyền ra mái ngói, vượt ra khỏi tường thành trước, rồi chạy một mạch đến nơi giấu ngựa. Họ Lê đứng trong bóng đêm chờ ngựa của họ Mạc và Trương chạy về dinh riêng rồi mới chậm rãi cho ngựa đi nước kiệu về dinh của Lê Chiêu Phước.
Duy Khâm đi chưa bao lâu thì đã gặp Lê Trương từ cửa Chiêu Phước cời ngựa đi ra. Cả hai lại quay vào...
Lê Chiêu Phước đứng nơi cửa hỏi:
- Chào lão đệ... Sao lại cùng trở lui thế?
Lê Duy Khâm xuống ngựa, ông kéo hai người bạn đến nơi đặt đôn đá mà nói:
- Chúa Trịnh âm mưu gì đó trong Phú Xuân... Y sai Trương Đàm và Mạc Ki^n Hùng cùng đi vào trong ấy... khi về sẽ thủ tiêu nhà vua sau. Đại huynh thấy thế nào?
Chiều Phước trầm ngâm một lúc mới bảo:
- Qua lời của hoàng thượng, thì ngày mai, hai hiều đệ vào hậu cung, xem hoàng hậu căn dặn điều gì không. Lúc ấy ta sẽ tính sau.
Lê Trương ngẫm nghĩ bảo:
- Sao lại hoàng hậu căn dặn hỉ?
Chiêu Phước giải thích:
- Hoàng thượng lúc nào cũng bị chúng theo dõi nên người phải nhờ hoàng hậu chứ sao?
- à ? Có thế mà ta không nghĩ ra.
- Thôi bọn ta lui. Để chúng nghi ngờ thì hỏng hết.
Một nữ tỳ cầm l*иg đèn đi trước. Nàng dẫn đường cho một nữ nhân vào hậu cung. Nữ nhân ấy là Lê Trương phu nhân. Bà làm theo lời căn dặn của chồng vào gặp hoàng hậu để nhận mệnh lệnh.
Đứng trước cửa hậu cung. Nữ nhân nhìn hai đầu hành lang rồi mới tiếp tục đi vào ngạch cửa phượng cung. Từ trong ấy hoàng hậu khẽ gọi:
- Khanh chờ ở đấy... Ta sẽ đưa... nhớ cẩn thận khi về.
Lê phu nhân khẽ vâng rồi đứng chờ trong bóng tôi nhờ nhờ. Còn nữ tỳ cầm đèn l*иg chậm rãi đi thẳng về dọc hành lang...
Hoàng hậu từ trong đưa ra một gói giấy mỏng. Bà bảo:
- Di vật của hoàng thượng. Hãy trao lại cho Lê tướng công cẩn thận. Ngày mai chúa Trịnh sẽ triệu tướng quân đi theo bảo tiêu. Nhớ giữ gìn kẻo mang tai họa...
Thôi phu nhân về đi... Ta không còn dịp gặp lại nữa đâu...
Lê phu nhân nghe tiếng nói uất nghẹn trong tối rồi im bặt. Bà vội giấu tín vật của nhà vua rồi lẩn ra ngoài vườn ngự uyển... mà đi.
Võ tướng Lê Duy Khâm và Lê Trương vào yết kiến chúa Trịnh. Chúa thờ Ơ ngồi trên đôn chạm rồng xà cừ. Chúa nhìn hai người rồi hỏi:
- Hai khanh ai đủ sức vào Đồng Hới?
Lê Duy Khâm đáp:
- Hạ tướng có sức khỏe hơn Lê Trương tướng quân?
- Sao thế?
- Bẩm chúa? Lê huynh đang bị ốm đấy ạ! - Hừ? Khanh nghe tin nhà vua bị giáng thì đau chứ gì?
Lê Trương nghiêm trang đáp:
- Không phải thế đâu. Hạ tướng bị ốm do thời tiết gần tuần trăng nầy rồi ?
- Vậy thì sáng mai Duy Khâm tướng quân đi Đồng Hới nhé? Vào trong ấy để áp tải xe châu báu của nhà vua... Phải giữ gìn cho tốt. Nếu suy suyển là tự xử nặng đấy.
- Tuận lệnh ?
- Các ngươi lui?
Hai viên võ tướng lui ra bắt ngựa về nhà sửa soạn. Lê Trương bảo bạn:
- Lão huynh an tâm đi... tiểu đệ sẽ vào Phú Xuân xem xe châu báu xuất phát từ đâu và xem hành động của Trương và Mạc thế nào?
- Hiền đệ nên đi trước ngay trong đêm nay...
Ngay trong đêm ấy, Lê Trương thay dân phục. Như một tay giang hồ du thủ.
Viên võ tướng cho vợ con lên xe trốn về quê. ông bảo:
- Ta đi lần nầy hung nhiều lành ít. Có thể ta sẽ không trở về... phu nhân hãy can đảm về quê Đó là hành động trung nghĩa với hoàng thượng, đất nước.
Lê phu nhân rươm rướm nước mắt bảo chồng:
- Phu quân khá giữ gìn sức khỏe. Hãy dẫn theo đứa thân bộc để khi có việc cần đến thì có người... ?
Lê Trương suy nghĩ rồi gật đầu:
- Phu nhân có lý. Để ta dẫn theo một đứa...
Hai thầy trò cắp kiếm, đội khăn nâu và bắt ngựa lên đường. Còn Lê phu nhân cùng gia nhân thì lánh về quê chờ nghe tin tức... chồng.
Ngày đi đêm nghỉ. Suốt hai ngày đường Lê Trương và Lê Nhân người thuộc hạ hai mươi hai tuổi, trung thành nhất của võ tướng họ Lê đã vượt dặm đường dài với đôi ngựa chiến lai giống Trung nguyên. Chiều ngày thứ ba hai thầy trò đã đến Phú Xuân. Lê Trương bảo thuộc hạ:
- Nhà ngươi dẫn ngựa đi tìm một ngôi miếu gần phủ chúa. Chỉ có nơi ấy ta mới theo dõi được những kẻ ra vào phủ...
Người thuộc hạ dẫn ngựa đi, thì Lê Trương tìm đến một quán rượn ngồi chờ.
Khi người thuộc hạ trở lại. Anh ta nói nhỏ với Lê Trương:
- Phía sau phủ có mấy xe trâu vừa vào cổng... Loại xe này rất lạ, kiểu dáng rất giống loại xe người Lâm ấp. Tướng quân đến xem thử.
Lê Trương mừng rỡ hỏi:
- Có quân theo bảo tiêu chứ?
- Vâng? Khoảng trên dưới hai mươi người.
Lê Trương bảo Lê Nhân:
- Nhà ngươi cứ ngồi đây ăn uống chờ ta nhé.
Họ Lê đi một mạch như kẻ thương nhân qua đường. Viên tướng vừa qua cổng sau phủ thì nhìn thấy Mạc Tiếu Châu đang đứng nơi cổng. Dù y thị hóa trang thành nam tử, nhưng Lê tướng quân không nhầm. ông nghĩ:
- Mạc Tiếu Châu vào đây từ lúc nào?
Lê Trương đi qua rồi vòng lại để về quán rượn. Hai thầy trò ăn uống no nê rồi trở về miếu. Đêm ấy Lê Trương xâm nhập vào phủ chúa Nguyễn thì bắt gặp Trương Phúc Loan đang ngồi cùng bàn ăn với Mạc Tiếu Châu thị bảo:
- Trương trấn thủ, ngài nhớ gìn giữ cái kho ấy. Chờ xong xuôi ta sẽ phân chia... còn các xe kia thì cứ bịt kín và hai hôm nữa sẽ cho lên đường đến Đông Hà cũng vừa lúc hai họ Trương Đàm và Mạc Long Kham đến tiếp nhận đưa về Bắc Hà... Qua Đồng Hới sẽ có Lê Duy Khâm nhận về... và hắn sẽ chịu tội vì để sổng mất tài vật, châu báu... Bọn ta sẽ ngồi không mà hưởng...
Trương Phúc Loan bảo họ Mạc:
- Chỉ tháng trăng tới đây chúa Nguyễn về phủ. Ta e bị lộ, theo ta ngay đêm nay cô nương cho chuyển về dinh của bản chức thì hay hơn...
Mạc Tiếu Châu lắc đầu bảo:
- Nơi phủ chúa, tướng quân đứng vào hàng thứ nhì thì ai dám mở kho ra, nếu không có lệnh. Còn chúa Định Vương thì lúc nào mà không tin tướng quân... Thôi hãy cứ để nơi ấy.
Trương Phúc Loan mỉm cười thâm hiểm bảo:
- Tùy Mạc cô nương. Thế chừng nào cô nương về Bắc Hà?
- Chưa định trước. Ta còn ở đây để xem bọn chúng làm ăn thế nào đã.
Thấy không còn cần phải nghe thêm, Lê Trương lẻn ra dãy trại của bọn thuộc tướng trong phủ. Lão chọn một bộ võ tướng và các thứ cần dùng rồi phóng ra về...
Đúng hai ngày đoàn xe hai chiếc lên đường. Nếu để ý kỹ sẽ thấy trong đám thuộc binh thám sát đi theo đoàn có cả Mạc Tiếu Châu. Y thị song song ngựa với một đội trưởng cơ binh đi phía sau xe trâu.
Đến đêm hôm ấy. Đoàn xe dừng lại Đông Hà để chờ người từ Bắc Hà ra. Lê Trương nhân trời tối ông lần đến nơi bọn cơ binh ngồi và chờ đợi...
Khi có tiếng ngựa từ phía Bắc phi đến. Một tên cơ binh đứng dậy bảo:
- Vậy là các quan Trương và Mạc đã đến. Tại hạ ra lùm cây một chút hỉ?
Lê Trương chỉ chờ có thế. Viên võ tướng lấy bộ y phục cơ binh trai cho Lê Nhân và dặn dò người thuộc hạ những điều cần ứng xử rồi đẩy anh ta ra:
- Chú mi nhập vào đội cơ binh đi. Họ đang lên đường đấy, nhớ kéo nón đầu xuống sát mí mắt.
Lê Nhân nhập vào đoàn áp tải về phía Đồng Hới. Chàng trai vô tình nghe được chúng trao đổi nho nhỏ:
- Châu báu ni được đưa từ Chân Lạp về Bắc Hà dâng lên hoàng thượng...
không khéo sẽ được đưa vào kho nhà chúa đấy?
- Chú mi có im đi không. Cái gươm kề cổ đấy. Hãy coi chừng?
Người nói câu ấy đi gần Lê Nhân. Chàng vờ không hiểu gì cả nên hỏi:
- Sô lại từ Chân Lạp mang về..? - Nói nhỏ rứa.. Vua Nặc ông nạp dâng lên vua Lê để tạ tội xâm lấn biên cương ta... thế mà... thế mà...
- Thôi im? Sao mà lắm mồm thế hỉ?
Đoàn người đi đến mờ sáng thì hai người khách của Bắc Hà bỗng tách ra đi trước và phía sau Mạc Tiếu Châu cũng biến đi từ lúc nào. Lê Nhân lo lắng.
Chàng tìm cách đi lùi lại phía sau để tìm chước... Nhưng bất ngờ từ trong các lùm bụi bắn ra từng loạt tên...
Lão Nhị kể đến đây thì dừng lại và nói:
- Phần còn lại thì các cháu đã biết.. Đến khi đoàn xe đến Đồng Hới thì Lê Nhân được cụ Lữ cứu đưa về. Ta đến kịp nên cậu ta mới sống đến ngày gặp Trịnh Du.
Minh Quang nôn nóng hỏi:
- Thế rồi lão bá có trở lại Bắc Hà chứ?
Lão Nhị tiếp:
- Lão theo Lê Duy Khâm về đến Bắc Hà. Hai chúng ta chia tay khi nghe tin hoàng thượng đã bị chúa Trịnh ép lui vào nơi quản chế, mất cả liền hệ với các thuộc tướng và quần thần.
Lão quay đi tìm nghe tin tức vợ con để đưa vào Đàng trong, không ngờ vợ con ta bị hạ thủ khi về đến quê nhà... Thật là một cái tang khá lớn, nhưng biết làm sao.
Lão lại trở vào kinh thành thì hay Lê Duy Khâm đã bị gϊếŧ hại. Lão Lê Chiêu Phước cũng đưa Minh Quang lên núi như các điệt nhi đã hiểu...
Lão giả ra người ăn xin lê la các nơi để tìm cho ra kẻ chủ mưu làm điều ấy thì mới hay Mạc Tiếu Châu làm ra tất cả do muốn bịt đầu mối kho tàng và muốn trả mối tư thù của mình. Thế mà trời lại không chiều lòng kẻ gian ác như Mạc Tiếu Châu. Kho tàng mụ và Trương Phúc Loan âm mưu chiếm đoạt đã bị họ Trương âm thầm dời đi để làm của riêng...
Mạc Tiếu Châu như con thú điên, mụ vào Phú Xuân để vừa xoa dịu vừa hăm dọa họ Trương. Nhưng họ Trương bảo:
"Chúa Nguyễn Định Vương đã phát hiện ra kho tàng và đã cho nhập kho... Phải để chậm rãi mà lấy lại".
Mạc Tiếu Châu cảm thấy bị lừa một cách nhục nhã như thế. Nếu sử dụng võ lực thì sẽ không tìm ra kho châu báu nên ngầm về báo với chúa Trịnh Sâm:
"Kho tàng hiện nằm trong tay Trương Phúc Loan". Chính vì vậy mà chúa Trịnh đang chuẩn bị quân và sai Hoàng Ngũ Phúc vào Bố Chính để bắt họ Trương...
Minh Quang chợt hỏi:
- Bây giờ Mạc Tiếu Châu đã chết. Hoàng Ngũ Phúc sắp đưa quân vào Nam Bố Chính. Cháu không muốn kho tàng lọt vào tay chúa Trịnh...
Lão Nhị nói:
- Theo các điệt nhi thì nên làm thế nào cho đúng cái ý của hoàng thượng là:
"Phải đưa kho tàng vào tay người có đức độ"?
Thu Hà nói:
- Cháu thấy ở Qui Nhơn có anh em nhà Tây Sơn đang chiêu binh mộ mã để dẹp giặc...
Họ là người nhà nông cực khổ khởi nghĩa thì chắc là những người có đức độ.
Vậy sao lão bá bá không đưa kho châu báu ấy cho họ? Lão Nhị nhìn quanh hỏi:
- Thế ý của các cháu thế nào?
Lê Xuân Ước đáp:
- Huynh đệ chúng tại hạ đóng trại ở Truông là mục đích phù Lê diệt Trịnh.
Nay nhà Lê suy nhược khó phục hồi. Thôi ta cứ làm theo ý của lão Chiêu Phước, dù sao đó cũng là ý của hoàng thượng...
Mọi người đều đồng lòng, Lê Tứ nói:
- Vậy ngày mai ta vào Phú Xuân ngay... cho kịp.
Lão Nhị khẽ bảo:
- Phải chờ anh em song tửu nguyệt đao từ Bắc Hà vào đây rồi quyết định.
Minh Quang ngạc nhiên hỏi:
- Sao lão bá lại biết anh em Song Tửu Nguyệt đao ra Bắc Hà?
Lão Nhị nói:
- Khi lão vào ngõ núi phía Đông thì gặp hai người ấy đi ra. Lão hỏi thì Lê Ban - việc Minh Quang giao đã làm xong. Nay định ra Linh Giang để đón cậu ta.
Ta mới bảo:
- Vậy thì lão nhờ nhị vị vào Bắc Hà xem việc động binh của Hoàng Ngũ Phúc đến đâu rồi... và phải trở vào gấp cho bọn ta hay? Vậy thì các người hãy bình tâm mà chờ nhé?
Mọi người vâng lời và bếp lửa rừng được nhóm cao ngọn. Già trẻ ngồi quây quần gần mộ lão sư Lê Chiêu Phước. ánh trăng đã lên cao. Chú vượn vàng ngồi yên trong lòng chàng trai sơn dã.Minh Quang khẽ hỏi Thu Hà ngồi gần bên chàng:
- Muội muội có định ở lại trên núi hay khi về Phú Xuân lại không muốn đi xa nữa.
Thu Hà long lanh nhìn ngọn lửa bập bùng. Nàng nhìn qua Phi Yến đang khều khúc củi đỏ rực đưa qua cho Lê Xuân Ước. Cô gái khẽ mỉm cười bảo nhỏ:
- Nơi nào có đại huynh là có tiểu muội. Em muốn theo giúp anh diệt ác trừ gian mà thôi.
Minh Quang bật cười nho nhỏ:
- Còn sư mẫu của anh thì sao?
- Bà thích yêu tĩnh. Em sẽ đưa mẹ lên đây để bà săn sóc phụ thân em! Phi Yến chợt xen vào:
- Huynh đệ chúng mình sẽ cất một dãy trại tranh trên Hoành Sơn rồi chia ra hai bên mà ở. Để sư mẫu ở gian chính giữa được không... đại huynh?
Minh Quang nhìn qua lão Nhị đang ngồi xếp bằng tròn. Mắt nhắm lại như đang trôi về cõi xa xưa nào đó. Chàng đưa tay lên miệng ra đấu cho mọi người không được gây ồn ào, rồi nói:
- Điều đó thì tốt lắm Ngu huynh rất ưng ý, nhưng để xem lão Nhị dạy như thế nào đã...
Lê Xuân Ước nói khẽ:
- Tại hạ thì chưa yên để ngồi tịnh dưỡng được. Xong việc kho tàng, nếu lão Nhị bằng lòng, huynh đệ tại hạ sẽ tải kho tàng vào Qui Nhơn cho ba anh em Tây Sơn dựng nghiệp cứu nước.
Minh Quang thở dài rồi đáp:
- Vâng? Có lẽ tại hạ cũng đi vào con đường ấy với nhị vị mà thôi.
Thu Hà, Phi yến lắc đầu chen vào nói:
- Vậy bọn muội muội cũng theo tam vị nhân huynh mà... diệt ác.
Lê Xuân Ước cười nhỏ hỏi:
- Còn sư mẫu thì ai săn sóc?
Thu Hà cúi đầu xuống tỏ vẻ buồn. Còn Phi Yến thì nói:
- Nếu Thu Hà tỷ tỷ ở nhà săn sóc sư mẫu thì tiểu muội cũng ở lại... ?
Minh Quang đặt thêm khúc củi khô vào bếp lửa. Chàng nói:
- Thu Hà phải ở lại núi với sư mẫu và Phi Yến muội muội. Bọn ngu huynh đi vài năm là trở về ngay thôi... Thế Tây Sơn đang cường thịnh mà?
Mọi người đang bàn bạc nói chuyện cho đến lúc tiếng gà rừng phía núi Đông cất rộ tiếng gáy thì cũng có tiếng ồn ồn của Song Tửu Nguyệt đao vẳng đưa lên.
Lão Nhị mở mắt ra bảo mọi người:
- Các điệt nhi chuẩn bị ta vào Phú Xuân?
Minh Quang chẫm rãi bước lại đường sạn dạo chạy từ dưới núi đi lên. Chàng thấy lão Nhất đang dìu lão Lê Nhân bước khập khễnh thì bước xuống đỡ.
Khi lão Lê Ban đặt Lê Nhân ngồi xuống bên tảng đá. Lão Nhị mới bước lại sờ vết thương nơi đùi của Lê Nhân. Một vết chém xéo từ ngang đùi chéo lên mông.
Lão Nhị lấy trong ngực áo ra một gói thuốc bột rải lên vết chém và xé vải đay buộc vết thương cho kẻ bị nạn.
Minh Quang hỏi Lê Ban:
- Chuyện xảy ra như thế nào?
Lê Ban thở dài kể:
- Đêm qua anh em tại hạ về đến quán tranh dưới bìa rừng thì thấy một người thợ săn từ trong núi đi ra. Hắn vác trên vai một bọc to. Lão Nhân nầy mới để tâm theo dõi... Hai huynh đệ ta mới vào quán gọi thức ăn để xem cái bọc ấy là bọc gì mà tên thợ săn vác đi có vẻ dè dặt như vậy.
Bọn ta ăn xong mới bảo với người vợ:
- Anh em ta lỡ đường nay muốn nghỉ qua đêm rồi mai sẽ đi... Chị có giúp được không?
Người đàn bà chủ quán vui vẻ bảo:
- Được ? Hai vị nằm ngoài mái hiên nhé?
- Được ?
- Nhưng hai vị về đâu ngày mai?
- Qua sông Linh Giang.
Đêm ấy anh em ta nằm nhưng lắng nghe tiếng lục đυ.c phía trong buồng... Ta mới se sẽ ngồi dậy đi rình xem thợ săn làm gì, có thể hắn đã tìm ra kho châu báu và tải dần về nhà thì sao. Ta tự nghĩ như thế nên nhanh nhẹn vòng ra phía ngoài rồi lần tới vách nhìn vào. Dưới ánh đèn, ta thấy hắn lôi trong bọc vải ra mấy đùi thịt người và những thanh kiếm gãy. Ta bàng hoàng nhớ ra:
"Vậy là tên thợ săn nầy đã sả thịt những kẻ đánh nhau trong núi Hoành Sơn đem về cho mụ vợ hắn bán... ?" Chưa hết hồn thì đã nghe mụ đàn bà hỏi:
- Bữa ni săn thú không có hay sao mà sả thịt về bán?
Thằng chồng khẽ hừ một tiếng rồi đáp:
- Tụi ni dù có săn được thịt thú, ta cũng lấy thịt của nó cho đồng bọn ăn thịt khi chúng xuống núi. Bọn ni phải đối xử như thế mới hả giận.
Mụ vợ hỏi:
- Sao mà giận người ta dữ rứa?
- Tụi hắn là người của Trịnh... còn ta là người của ai thì mụ biết rồi.
- Sao còn lấy kiếm về làm cho chật nhà?
- Phải có vũ khí để phòng ngừa chứ... cũng như hai thằng nằm trước mái hiên.
Nếu ta không có kiếm thì mần răng đêm nay mổ bụng tụi hắn?
Mụ vợ xuýt xoa nói:
- Sao mà ông hung rứa? Họ có làm chi hại ông đâu... Hãy để yên cho họ.
Tên thợ săn hậm hực nói:
- Hai thằng ni cùng một phe với mấy đứa đang ở trên núi và mấy thằng đã chết mà ta sả đùi đây... Thôi mụ ni đừng bô bô nữa mà hắn hay... Hãy liệu cái mồm.
Mụ vợ nói:
- Tui có nói gì cản ngăn công việc của ông đâu?
Tên thợ săn nghiến răng nói:
- Mụ không nhớ cái hôm đó có thằng tiểu tử ngủ lại đây để mai lên núi à?
Chính mụ cản ngăn không thì ta đã mổ bụng hắn rồi! Mụ vợ lại nói giọng nhỏ nhẹ hơn:
- Chú nó còn nhỏ, với lại tui thấy như em trai tui... Ai nỡ để ông làm điều ác đức ấy Người chồng gằn giọng hỏi. Còn tay y thì lăm lăm mũi kiếm chỉ vào cổ vợ:
- Vậy đêm nay mụ có can ta nữa không?
Giọng người vợ rầu rĩ trả lời:
- Tui đâu dám?
- Hừ, vậy thì đem mấy cái đùi ni mà cất đi. Mai nấu bán cho tụi trên núi xuống ăn Để ta ra mổ bụng hai tên ngoài mái hiên luôn thể.
Tên thợ săn cầm kiếm soi đèn chầm chậm đi ra cửa. Còn Lê Ban thì chạy nhanh về chỗ nằm giả vờ ngủ say.
Tên thợ săn bước ra. Hắn đặt đèn nơi ngạch cửa rồi đưa kiếm lên cao đâm xuống ngực lão Nhất. Lê Ban như con lật đật tung người dậy lăn qua và đá quét vào ngực tên thợ săn một cước. Cú đá thần tốc của họ Lê tưởng sẽ hạ thủ tên thợ săn trong chớp mắt. Không ngờ hắn lách ra sau và chém lại một kiếm rồi nhảy ra sân Lê Ban nhảy theo Lê Nhân thì đứng nơi cửa bảo người vợ:
- Ta thấy chị hiền hậu, ta tha cho chị khỏi chết... Vậy chị mau rời khỏi đây ngay... Đừng để ta đổi ý hỉ?
Người đàn bà mừng rỡ lắp bắp nói:
- Đa tạ ngài, nhưng tui sợ ông ấy sẽ theo tìm tui được thì hắn sẽ gϊếŧ tui mất.
Lê Nhân ngạc nhiên hỏi:
- Hắn là chồng chị mà?
- Không phải. Hắn ép tui... Hắn là đội cơ trong thám sát binh ở Phú Xuân ra đây rình người của Trịnh...
- Vậy thì chị cứ về Bắc Hà đi. Hắn chẳng dám ra ngoài ấy đâu.
- Cám ơn ngài... tui đi ngay đây.
Người đàn bà nói xong thì vào gói tư trang áo quấn chạy ra cửa sau mà trốn đi Lê Nhân bây giờ mới quay ra tìm xem trận đánh. Lão thấy tên thợ săn không phải tay tầm thường. Đường kiếm của hắn linh diệu tinh thông. Quả đúng là một tay trong đội thám sát binh.
Lê Ban múa nguyệt đao điểm tới những đường đao kỳ ảo. Lão chém và đâm rồi sả xuống ngang hông của tên thợ săn bằng một thế "Bách đao tải nguyệt". ánh đao đi lấp lánh đưa ánh sáng trăng nhảy múa như trăm đóm sao lượn trên sông trời Khiến tên thợ săn nhấp nhô nhảy tránh và đường kiếm của hắn cũng thay đổi luôn.
Lê Nhân thấy cần phải giúp một tay cho đại ca mình mau kết thúc trận đánh.
Lão Nhị quay lại cầm nguyên ngọn đèn dầu ném vào vách tranh. Ngọn lửa táp cháy bùng lên cao làm tên thợ săn luống cuống ném vào người Lê Ban một nắm kim độc rồi phóng vào quán, nhưng lão Nhị đã múa đao ngăn hắn lại. Không ngờ kẻ liều l~nh kia đã hất nguyên một tấm vách lửa vào người Lê Nhân và chém luôn một đường kiếm "Bát bộ thoát hiểm". Lão Nhị nhảy tránh tấm vách lửa thì bị luôn đường kiếm ấy vào đùi. Lão kêu lên một tiếng rồi ngã sóng soài bên khối lửa, khiến lão Lê B an phải chạy lại cứu sư đệ...
Khi đỡ được chú em đứng dậy thì tên thợ săn đã biết mất trong đêm. Lê Ban kể đến đó thì nói:
- Cũng may nếu không thì ngày mai các vị được ăn một bữa thịt người trước khi vào Đàng trong.
Mọi người thì xôn xao bàn tán. Riêng Minh Quang cứ vuốt cần cổ và nuốt nước bọt rồi nhổ mãi xuống nền đá núi. Thu Hà và Phi Yến ngạc nhiên hỏi:
- Sư huynh làm sao thế. Anh có ăn thịt người đâu mà nhổ mãi vậy?
Minh Quang lắc đầu không đáp, nhưng chàng nhớ đến bữa ăn trước khi đi vào núi Hoành Sơn. Chàng nghĩ:
- Hôm ấy mình ăn một đùi gà và mấy miếng thịt... gì nhỉ?
Lão Lê Trương lẩm bẩm nói với Minh Quang và Lê Xuân Ước:
- Tên thợ săn nầy có lẽ do họ Trương đưa vô đây để dò những ai vào ra núi Hoành Sơn. Vậy là hắn đã biết cái chết của Mạc Tiếu Châu, nhưng không hiểu có khám phá ra Mạc Yến là Phi Yến không? Nếu vậy thì kế hoạch của bọn ta khó khăn khi vào Phú Xuân đấy! Minh Quang lắc đầu bảo:
- Không lộ đâu, bởi cho đến phút chót, tiểu diệt còn ngồi trên cành cây mà không thấy có kẻ lạ mặt đến quanh trận đấu. Có thể hắn chỉ phát hiện ra Mạc Tiếu Châu chết khi mấy huynh đệ Lê Xuân Ước đào huyệt chôn lấy...
Lê Xuân Ước cũng nói:
- Lão bá yên tâm... Huynh đệ bọn cháu sẽ liệu khi vào Phú Xuân. Nếu kẻ thù biết thì ta sẽ đổi cách hành động.
Thu Hà cũng bảo:
- Chúng ta vào dinh của Trương Phúc Hùng một vài bữa cho nhũ mẫu cháu sắp đặt rồi sẽ hành động sau.
Phi Yến đùa Thu Hà:
- Sao tỷ tỷ không gọi sư mẫu là mẫu thân mà gọi nhũ mẫu. Hay tỷ tỷ muốn tiếp đại huynh em như lúc đầu mới vào Phú Xuân?
Thu Hà đập vào vai bạn. Nàng bảo nhỏ:
- Phải từ từ mới quen, nhưng lulu mẫu và thân mẫu cũng thế thôi tiểu muội à?
Nàng nói xong mới quay lại nói với Lê Trương:
- Bá bá? Vô Phú Xuân... cháu và tỷ tỷ sẽ ở trong dinh phó trướng họ Trương với mẫu thân cháu nhé.
- ử? Còn hai lão Lê Ban và Lê Nhân thì phải cải trang thành đội cơ ở Lũy Thầy vào Phú Xuân. Còn lại những người khác sẽ tùy tình thế, hoàn cảnh mà thay hình đổi dạng.
Lê Nhân lắc đầu bảo:
- vết thương của tại hạ liệu có lành hẳn chưa. Nếu lành thì để tại hạ cũng tùy nghi mà thay đổi hình dạng...
Lão Lê Trương gật đầu:
- Ngày hôm nay ta chia làm ba toán để lên đường. Ta sẽ đi bằng đường thủy với Lê Nhân. Lão Lê Ban, Lê Xuân Ước và Lê Tứ đi chung. Còn Minh Quang đi với hai cháu gái của lão... Thôi tất cả lại từ giã lão Nhất của ta (ngày xưa lão Lê Chiêu Phước là đại huynh, Lê Trương nhị ca, Lê Duy Khâm là tam ca...) để lên đường
- 🏠 Home
- Kiếm Hiệp
- Thanh Gươm Cô Độc
- Chương 15