Hàm Phong hoàng đế tiếp chén huyết uống một hơi cạn, quả nhiên thấy trong mình lập tức khỏe mạnh hẳn lên, tinh thần cũng hăng hái hơn. Ngài bèn truyền dụ cho Cung thân vương ở lại giữ kinh sư, mặt khác sai Túc Thuận thống lãnh quân ngự lâm bảo vệ Hoàng gia lên hành cung Nhiệt Hà, còn Đoan Hoa thì lo liệu mọi việc ở trong vườn Viên Minh.
Tin này vừa quyết xong thì truyền vội ra ngoài. Vườn Viên Minh đang yên tĩnh bỗng trở thành sôi động chưa từng thấy. Nào ngựa hí nào lừa chạy, nào oanh la nào én kêu, tất cả vùng lên như một tổ ong vỡ.
Hàm Phong hoàng đế đến lúc này cũng chẳng còn lo được gì nhiều. Ngài chỉ còn biết gượng bước ra sân, lật đật mãi mới lên được cái xe che lọng vàng đậu trong vườn.
Túc Thuận vội chạy ra mở cửa vườn cho xe ra. Bốn chiếc xe đã chuẩn bị sẵn sàng, trong trải một chiếc chiếu lác. Chiếc xe đầu do Hiếu Trinh hoàng hậu ngồi, tay bế hoàng tử Đái Thuần. Còn ba chiếc xe kia thì bọn phi tần tranh nhau leo lên, ngồi chen chúc như nêm cối, đến nỗi mỗi cái phải chứa đến năm, sáu cô, vẫn chưa hết, khiến cô nào cô nấy bại cả đít, tê cả vai mà cứ phải chịu đựng. Nhưng kẻ đáng thương nhất có lẽ là Ý quý phi. Bình nhặt trong cung cấm vàng son lộng lẫy, nàng được sung sướиɠ như thế nào, mền ấm nệm êm như thế nào, vậy mà nay đêm khuya khoắt phải bỏ vườn trốn chạy, chịu đựng hết mọi gian lao khổ cực. Người ta đã thấy nàng rêи ɾỉ âm thầm, giọt lệ tầm tã trong chéo khăn.
Bọn được ngồi xe quả đã là phúc lắm, còn một đám đông phi tần không có xe, đành phải lê bước theo, kẻ khóc người mếu, lẽo đẽo thành một cái đuôi dài mờ dần trong đêm tối. Trong số này, cũng có năm ba cô, lâu nay đối tốt với bọn thái giám, đến lúc không đi được, nhờ chúng cõng cho từng chặng đường. Rồi đi dọc đường may thay mướn được mấy cái xe bò, cho cả bọn leo lên đầy, nghe cút kít, ục ịch cùng cả đường.
Ý quý phi trải qua một đêm hãi hùng ngoài sương gió trong chiếc xe bánh lăn lọc cọc trên con đường gồ ghề khi hất lên, lúc nhồi xuống, khiến tóc tai nàng đã bù lại bù thêm, trán đã dơ dáy còn bị chạm vào thùng xe sưng húp. Nàng xúc động can tràng; thương tâm quá, bất giác nàng khóc lên hu hu. Tình cảm đã thê lương, tiếng khóc của nàng chen lẫn những tiếng nức nở rền rĩ của bọn phi tần bên cạnh còn làm tăng thêm nỗi niềm sầu thầm cho một ông vua mắc bệnh nặng chạy loạn.
Trời bắt đầu sáng, Ý quý phi thấy Túc Thuận đuổi tới một đàn lừa ngựa, và đã đến sát bên cạnh xe. Đến lúc này, nàng chẳng còn e dè gì nữa, vội tháo bức rèm xe, lớn tiếng gọi:
- Lục gia! Lục gia! Xe tôi hỏng rồi. Nhờ Lục gia thay giúp cho tôi một cỗ xe khác được không?
Lời nói còn chưa dứt, mắt nàng đã thấy rưng đôi dòng lệ. Thuận giữa lúc xua vội đàn lừa ngựa tiến gấp lên trước đuổi kịp hoàng đế, bỗng nghe Ý quý phi gọi, liền quay lại đáp:
- Giữa đường giữa sá, còn tìm đâu ra xe tốt nữa chứ? Ta cố đi tới phía trước, nghỉ một lát đỡ mệt rồi hãy hay!
Vừa nói xong, Thuận đã ra roi cho ngựa vọt lên. Quả nhiên có một thị trấn thật! Đoàn người ngựa dừng lại nghỉ mệt.
Ý quý phi nhìn quanh bốn phía, không thấy Túc Thuận liền hỏi tên thái giám ngồi cạnh, mới biết Thuận đang tâu trình mọi việc trước mặt hoàng đế. Đợi cho Thuận tâu xong, nàng lết tới bảo Thuận cố tìm cho mình một cỗ xe. Nhưng Thuận nghe xong lắc đầu quầy quậy bảo:
- Bà có biết lúc này là lúc nào không? Tôi làm gì còn thì giờ để làm những việc đó cho bà nữa chứ!
Qua ngày hôm sau, Ý quý phi lại gặp Túc Thuận. Nàng không còn đủ sức để chống nổi cảnh vất vả khổ cực trên chiếc xe ọp ẹp long bánh mất đinh này được nữa. Miệng vừa khóc vừa xin Thuận thay cho chiếc xe. Thuận nghe xong, mặt bỗng sa sầm, nghiêm giọng nói:
- Lúc này là lúc anh em chạy loạn, chứ đâu phải ngày thường. Giữa lúc thâm sơn cùng cốc này, mướn xe tốt đâu được mà mong. Xin quý phi an phận mình là hơn. Còn được ngồi trong một cỗ xe hỏng lúc này, kể cũng là may lắm rồi đó! Quý phi không thấy bên cạnh đường còn thiếu gì quý nhân, cung nữ bỏ chạy theo xe, miệng mếu lệ rơi đó sao? Trong chiếc xe hỏng, quý phi đã thấy các phi tần đều chịu một tình cảnh đó sao? Không một ai đòi xe mới cả, chỉ duy mình quý phi là hạng người gì mà dám đòi sướиɠ hơn hết cả mọi người?
Mai mỉa mấy câu xong, Túc Thuận lại quất ngựa đánh trót một cái, cho ngựa nhảy vọt lên trước. Ý quý phi chẳng biết cách nào hơn, chỉ còn nước nghiên răng trợn mắt chửi thầm:
- Tên gian tặc cả gan thật! Chỉ vài hôm nữa mi sẽ biết tay ta.
Ít hôm sau đoàn người nào hoàng đế, hoàng hậu nào phi tần hoàng tử, cung nhân đã tới được Nhiệt Hà vào trú tại hành cung. Hàm Phong hoàng đế một mặt truyền dụ cho Cung thân vương mở cuộc nghị hoà với bọn tướng soái Liên quân càng sớm càng tốt, mặt khác vẫn hạ lệnh cho hai lộ quân của Tăng và Thuỵ cố thủ các nơi hải khẩu.
Đối với tên tướng giặc Ba Hạ Lễ, không còn có ai có thể ghét hơn Tăng vương. Bởi vậy Tăng vương nghĩ mãi mới ra một kế sách hòng diệt tên quỷ trắng này. Vương cho đặt một bữa tiệc mời Lễ tới dinh, rồi hô phục binh bắt Lễ giam vào tu xa, đưa tắp về kinh nhốt kỹ.
Viên công sứ Anh thấy mất Ba Hạ Lễ, lòng vô cùng tức giận, buộc Cung thân vương phải trả gấp. Mặt khác, Bảo Thăng cũng truyền hịch khắp miền Giang Nam gọi quân binh chiến đấu cần vương.
Chỉ ít hôm sau tướng bộ hạ của Tăng vương là Bào Siêu, tướng bộ hạ của Viên tướng quân là Trương Thăng đồng thời cả Đoàn luyện tỉnh An Huy là Miêu Bái Lâm đều rầm rập kéo binh về kinh để ứng phó với tình thế.
Bọn ngoại quốc thấy quân Thanh kéo về quá nhiều, cũng lấy làm ngại, đành chịu chiếu hội với Cung vương, yêu cầu vương trao trả Ba Hạ Lễ trong ba ngày. Nhưng vương không chịu, vương buộc quân Anh Pháp phải lui quân về Thiên Tân trước đã, rồi sau đó mới mở cuộc hoà hội.
Viên công sứ Anh không trả lời yêu sách này. Cung vương chẳng biết cách nào hơn, bèn cho người lên hành cung tại Nhiệt Hà, tâu với Hàm Phong hoàng đế, nói rằng ngoại nhân hết sức cường mạnh ngoan cố.
Hàm Phong hoàng đế thân thể vốn bệnh hoạn lâu ngày, lại thêm cảnh chạy loạn, ngày đêm trúng phải phong hàn, bởi thế khi tới Nhiệt Hà bệnh tình của ngài càng thêm trầm trọng.
Muốn bảo toàn sức khỏe cho hoàng đế, Hiếu Trinh hoàng hậu gác hết mọi chuyện bên ngoài, nào chuyện loạn tóc dài, chuyện bọn cướp bể thổ phỉ, nào chuyện Liên quân đang bức bách kinh thành. Mọi việc đại sự đều do Cung thân vương tiện nghi hành sự tại kinh đô, còn những việc nhỏ thì đích thân bà phải tự coi lấy các bản sớ hằng ngày để giải quyết, cùng với hai vị đại thần là Đoan Hoa và Túc Thuận. Nhân Ý quý phi giải quyết công việc có vẻ lẹ làng sáng suốt, khẩu tài, chữ viết lại lẹ và tốt, hoàng hậu bèn cùng gọi nàng tới, giúp một tay để lo việc triều chính. Nhiều khi gặp những chuyện khó khăn nghi ngại, Ý quý phi một lời quyết đoán. Nhờ thế mà Hàm Phong hoàng đế mới được tiêu diêu tự tại, tĩnh tâm điều dưỡng.
Bọn ngự y cũng theo hoàng đế tới đây, hằng ngày chẩn mạch hốt thuốc. Mấy trăm con hươu nuôi trong vườn Viên Minh trước đây nay cũng cho đưa lên đây hết.
Hằng ngày Hàm Phong hoàng đế đều có uống máu hươu, nhờ đó thân thể ngài ngày một khang kiện, mặt mũi sáng sủa tươi tắn hơn xưa nhiều. Bên cạnh ngài có viên thái giám An Đắc Hải phục thị hằng ngày không rời bước. Nhiều hôm Hải còn đưa hoàng đế đi khắp đó đây trong hành cung du ngoạn nữa.
Hành cung Nhiệt Hà tuy toạ lạc miền Bắc xa xôi hoang lương cô tịch nhưng từ đời Càn Long, Gia Khánh đã được sửa sang xây cất lại, cũng có đủ nào đào liễu cỏ hoa, nào yến oanh đua hót líu lo. Hàm Phong hoàng đế thấy phong cảnh cũng nhiều chỗ nên thơ, bỗng sinh lòng cảm khái, ngài nhớ lại cái cảnh huy hoắc tại vườn Viên Minh, biết bao phong lưu khoái lạc. Thế mà nay chỉ côn thấy có một khu vườn trống hoang lương, tuy còn có liễu xanh đào thắm, nhưng hương phấn ba cung sáu viện nay còn đâu. Cảnh xuân càng tươi mát, lòng tưởng nhớ của ngài càng mênh mang vô tận…
Hiếu Trinh hoàng hậu đã có chủ ý, nhất thiết việc triều đình đều không được cho hoàng đế hay biết, trong khi đó, sai bọn thái giám An Đắc Hải đem hết sức hầu hạ để ngài được rỗi rảnh tâm tư chóng khỏi bệnh. Ngay đến bà cũng vậy, bà thường tránh mặt hoàng đế không để cho ngài thấy mặt, sợ ngài khích động tìиɧ ɖu͙©, có hại đến thân thể. Bà còn hạ lệnh cấm cả Ý quý phi và bọn phi tần không được tới gần ngài, e rằng ngài nhìn thấy bọn này, lại nhớ tới cảnh xưa khi ở trong vườn Viên Minh mà động lòng bi thương buồn bã, rồi có thể lại triệu hạnh một đôi cô, gây tai hại cho sức khỏe của ngài.
Nhưng hoàng đế sống tại hành cung càng ngày càng mạnh, dưỡng bệnh lâu ngày chẳng cỏ việc gì làm, nên buồn, nhiều lúc vào ra mà thở vắn than dài. An Đắc Hải biết rõ tâm tư của ngài hơn ai hết, bèn chạy ra ngoài hành cung, lẻn gọi vài con mặt phấn môi son vào hầu hạ đấm bóp.
Quả thật thần diệu! Bởi vì từ hôm đó hoàng đế không còn buồn nữa, ngài vui ngay lên được. Trong đời hoàng đế, ngài có bao giờ ngủ với gái mà phải lén lút đâu, ấy thế mà nay ngài phải giấu giếm thậm thụt mới dám chơi. Ở đời có cái kỳ là cái chơi càng vụиɠ ŧяộʍ lén lút thì bọn làng chơi lại cảm thấy thú vị. Trường hợp này cũng chính là trường hợp hi hữu tại Nhiệt Hà của Hàm Phong.
Chơi đã đến lúc quen mùi, ngài cảm thấy trong hành cung chơi không đã, thế là ngài nổi hứng bảo An Đắc Hải lén đưa từ ngoài vào mấy đứa nhà thổ lậu cho ngài nếm của lạ.
Nhiệt Hà vốn là nơi tứ chiếng lớn rộng xài sang, thiếu gì bọn khách thương từ quan ngoại qua lại, do đó làm sao tránh khỏi rải rác đó đây năm ba cái tổ quỷ của đám chị em ta. Thế rồi từ lúc hoàng đế xuất hạnh, văn võ bá quan cũng theo ra. Nhiệt Hà bỗng trở thành một nơi thị tứ phồn hoa vô cùng náo nhiệt.
Bọn quan lại văn võ chạy theo vua phò giá nhất thời, đâu có mang theo được bà xã bởi thế nhiều ông đã hỏi thăm nhau tới đó, mấy mụ dầu lúc này xem ra lên chân ra phết. Hèn cho bọn hèn, sang cho bọn sang, đó là quy luật của làng chơi.
Do đó trong đám chị em bình dân, người ta đã thấy xuất hiện gần đây một loại đĩ thượng hạng đang tung câu giật mấy ông lớn xa bà xã. Đây chính là đám chị em đánh hơi tiền từ Thiên Tân, Bắc Kinh chạy lên.
Chính ở mấy cái tổ quỷ hạng sang này, Hàm Phong hoàng đế thường lui tới biểu diễn cái trò phong lưu mã thượng vốn có từ nhỏ trong cung cấm! Hàm Phong hoàng đế ốm yếu đã từ lâu, thân thể tuy nói là bình phục chứ thực chưa phải khỏe mạnh hoàn toàn. Ấy thế mà nay ngài thả cửa ngày đêm ăn chơi trác táng cho nên chẳng bao lâu thân thể ngài lại bắt đầu còm cõi, đôi vai ngài xọp lại, xương sống ngài gồ lên, hình như hơi sức ngài đã xuất hết tự bao giờ.
Mùa thu sang, heo may đã bắt đầu len đến. Hàm Phong hoàng đế bỗng thổ huyết ra đầy nhà. Hiếu Trinh hoàng hậu cũng như văn võ bá quan khắp triều hoảng hồn bạt vía, chẳng biết đường nào mà lần, chỉ còn cách gọi ngự y vào bắt mạch hốt thuốc, lo lắng điều trị mà thôi.
Nhờ thuốc tốt, chứng thổ huyết ở ngài đã hết nhưng thân thể ngài gầy còm ngày một trông thấy. Chính Hàm Phong hoàng đế cũng tự biết mình vô dụng rồi, cho nên ngài cho truyền Hiếu Trinh hoàng hậu và Quý phi tới bên giường ngày đêm hầu hạ bầu bạn. Ngài cũng hỏi tình hình chiến sự của Liên quân Anh Pháp ra sao. Hiếu Trinh hoàng hậu lúc đầu khuyên ngài bất tất nhọc lòng tìm hiểu mà chỉ cần ngày đêm lo dưỡng bệnh, nhưng phiền nỗi ngài cứ khăng khăng một mực muốn biết, bắt đem các bản sớ tấu về cho xem.
Hiếu Trinh hoàng hậu không còn cách gì cản ngăn được nữa, bèn đưa cho ngài xem cả một tập sớ dày cộm về vụ này. Ý quý phi có nhiệm vụ ngồi ngay trước giường bệnh lớn tiếng đọc lên cho ngài nghe. Lúc đó ngài mới cược biết Cung thân vương đã hội thương với sứ thần các nước, đổi nơi hội nghị sang Thông Châu, nhưng bọn quỷ trắng ngoại quốc không thèm trả lời.
Hàm Phong hoàng đế liền hạ nghiêm dụ xuống dặn Cung thân vương không được làm gì mất thể diện triều đình. Do đó Cung thân vương không dám liều lĩnh nghị hoà. Thế là hai bên giằng co mãi không đi tới quyết định nào. Liên quân Anh Pháp nổi khùng lên, lập tức xông vào tấn công Hải Định.
Cấm vệ quân canh gác hai bên tả hữu hoàng cung thấy bọn lính ngoại quốc xông vào, hoảng hồn bạt vía vội vàng bỏ chạy tán loạn. Cung thân vương thấy lính chạy hết ráo, chỉ còn trơ lại có mỗi một mình, không còn có cách gì đứng vững được, vội chạy ra ngoài cửa Quảng Ninh, rồi chui tọt vào điếm Tràng Tân trốn biệt.
Thuỵ Lân lúc đó bí quá đành phải xuất đầu lộ diện. Lân cho gọi bộ quân tổng thống là Văn Tường thảo luật, cuối cùng quyết định đem thả tên sứ Anh Ba Hạ Lễ ra. Lân và Tường không ngờ sự thả tên Lễ này ra gây lại hậu quả vô cùng tai hại.
Số là Lễ bị nhà Thanh giam giữ trong lao, nay được ra lấy làm tức, lại xấu hổ nữa, nên chạy lẻn tới vườn Viên Minh đốt một mồi lửa, lửa lan rộng nhà cháy cửa xém, mù mịt cả một góc trời.
Ngự lâm quân lúc này đã bỏ trốn hết chẳng còn lấy một tên. Trong vườn bọn thái giám thấy hoàng đế đã chạy cũng tan đi hết, kẻ thì về nhà, kẻ thì bỏ đi biệt tích, chỉ còn lại có mấy bà già ốm, không lết đi được mới ở lại. Như vậy thì thử hỏi còn có ai để mà ngăn được ngọn lửa này nữa.
Hôm đó gió tây lại thổi mạnh. Trong vườn lâu đài xây cất hết tầng nọ đến tầng kia, chỉ trong nháy mắt đã bắt lửa cháy lên ngùn ngụt. Đứng từ xa kinh thành, người ta cũng thấy được ngọn lửa cột khói. Một đám khói rộng lớn như một đám mây hồng càng ngày càng lan mãi ra tận chân trời.
Thật đáng tiếc cho một khu vườn rộng bao la bát ngát, nào cung điện, lâu đài, nhà cửa, vườn hoa, vàng ngọc, châu báu, tất cả lúc này chỉ còn là những miếng mồi ngon của thần lửa. Vườn Viên Minh cháy suốt ba ngày ba đêm, cháy luôn một hơi, cháy tàn hoại sạch, chỉ còn lại có mấy bức tường trơ trọi đen thui.
Vườn Viên Minh bị cháy đáng tiếc thật, nhưng đối với độc giả có lẽ của quý đáng tiếc và cần biết phải là Tứ Xuân đã từng tô điểm cho vườn này thêm đẹp chuỗi ngày qua.
Ta hãy kể trước hết Mẫu Đơn Xuân. Nàng nghe nói gái Hán trong cung cấm bị Lan quý phi bắt trói đập chết khá nhiều, liền tìm cách trốn ra khỏi vườn.
Nàng vốn biết gái Hán với kỳ nữ (tức gái Mãn) ăn mặc có khác, rất dễ nhận, cho nên bắt chước ăn mặc theo lối kỳ nữ, để lỡ khi cần dùng đến. Dự phòng như vậy, nàng theo bọn Kỳ nữ bắt chước từ cách chải đầu búi tóc cho đến các cách thức chào hỏi lễ nghi. Nàng mình mặc quần áo Kỳ nữ chân đi giày đế phấn, má trát phấn dầy, môi thoa son đỏ chót, trông chẳng khác một Kỳ nữ chút nào.
Nàng đối với bọn thái giám và cung nữ rất tốt. Bởi thế hôm hoàng đế hối hả bỏ vườn chạy ra ngoài, bọn thái giám đã vội phi báo cho nàng hay. Thế là Mẫu Đơn Xuân vội cải trang thành Kỳ nữ. Đã từ lâu nàng dành dụm được ít tiền nên có chút vốn. Nàng liền lẻn tới Thiên Tân, mua vé tàu thuỷ thẳng đến Tô Châu, về nhà.
Mẹ nàng vẫn còn sống tại quê nhà. Ít lâu sau mẹ nàng đứng lên làm mối cho con gái lấy một anh chàng thư sình đọc sách. Từ đó hai vợ chồng Mẫu Đơn Xuân tự do tự tại an hưởng cái cảnh gia đình tới mãi già!