Quỳnh Nhi rất thích đi dạo giữa các khóm hoa, nhất là vào buổi sáng mai còn đượm những giọt sương.
Có Quỳnh Nhi bên cạnh, Hàm Phong nhạt tình ngay với Băng Hoa, Băng Hoa lúc đầu chưa biết thì lấy làm lạ, về sau biết được liền đem lòng ghen ghét Quỳnh Nhi. Nàng được biết Quỳnh Nhi tính ưa sạch sẽ bèn cho cung nữ đem các thứ đồ dơ đến bôi vào cành cây, lá cây để trả thù.
Hôm sau Quỳnh Nhi thức dậy, gọi cung nữ đưa mình đi thăm hoa hải đường thì chỉ ngửi thấy toàn mùi hôi thối đến không chịu nổi. Quay nhìn bốn phía mới hay cành cây nào cũng đều có đồ dơ dáy. Ngay cả quần áo nàng cũng có nhiều chất dơ dính vào từng đám một. Nàng vội vàng chạy lùi lại, ai ngờ đạp phải một bãi phân to tướng ở giữa đường. Nàng hét lên một tiếng: "Ối chao!" Rồi cất bước chạy vội đi chỗ khác. Nàng chạy vội quá bị trượt chân té ngã, đập trán vào thềm máu chảy ròng ròng trên khuôn mặt đẹp.
Bọn cung nữ vội vực nàng dậy, chạy vào trong cửa, nhưng ngửi thấy mùi cứt, thối đến lợm giọng, chúng đua nhau ọe ra hết đồ ăn thức uống, mật xanh, gan vàng. Chúng cũng phải cố nhịn, để xúm lại thay áo đổi quần cho Quỳnh Nhi, lấy nước hương lan để tắm rửa cho nàng. Quỳnh Nhi không chịu nổi mùi hôi thối, đâm ra nhuốm bệnh.
Bệnh nàng kéo dài luôn một tháng trường. Hoàng đế săn sóc nàng thật đặc biệt. Nhưng trong lúc Quỳnh Nhi lâm bệnh, hoàng đế không có cách gì lâm hạnh với nàng được nữa. Ngài sang cung của Băng Hoa để giải buồn. Băng Hoa thấy kế sách của mình kiến hiệu, trong lòng rất thích thú.
Ít lâu sau, bệnh Quỳnh Nhi đã lành hẳn, hoàng đế lại bỏ Băng Hoa quay về với Quỳnh Nhi. Băng Hoa máu ghen sôi lên sùng sục. Nàng bàn tính với bọn cung nữ thân tín, tìm ra một kế sách "nhổ cỏ nhổ cả rễ" để khỏi phải lo ngại về sau.
Hồi đó thời tiết đang dần dần đổi sang hè. Quỳnh Nhi mỗi ngày tắm ít ra phải tới năm lần, còn đầu tóc thì nhất định phải gội một lần vào buổi sáng sớm.
Sau khi gội xong, nàng bỏ xoã tóc ra sau lưng để chờ khô, rồi cùng hai tên cung nữ chèo một chiếc thuyền con ra giữa đám hoa sen, vừa thưởng ngoạn vừa dốc những giọt sương mai đọng trên lá sen vào miệng để thưởng thức mùi hương.
Mãi đến khi mặt trời mọc cao hàng cây sào, ánh thiền quang đã toả khắp mặt hồ sen nàng mới chịu bảo cung nữ chèo thuyền trở vào.
Tin tức nầy lại được truyền tới tai Băng Hoa. Nàng thông đồng với một tên thái giám, bảo lẻn ra ngoài mua thuốc độc mang vào cung rồi đem đổ xuống hồ sen để đêm đó, sen hút nước đã bị đánh độc lên lá.
Qua hôm sau, Quỳnh Nhi không hay biết, vẫn theo cách uống nước sương như bao lần trước, không thấy mùi vị gì cả.
Chẳng bao lâu, thuốc độc phát tác. Hàm Phong hoàng đế thấy nàng lăn lộn trên giường một hồi, hai mắt trợn lên, chân duỗi thẳng thế là đã trở thành người bạc mệnh thiên thu. Quỳnh Nhi qua đời giữa lúc tình nặng duyên thắm, Hàm Phong hoàng đế xúc động ôm lấy thây nàng, đau đớn. Ngài khóc chán mới bảo bọn nội giám mua quan quách khâm liệm khiêng ra ngoài vườn chôn cất tử tế.
Cái tang bất ngờ đau đớn ấy làm Hàm Phong hoàng đế đau xót muôn phần, lâu dần ngài đâm mang bệnh, một thứ bệnh tương tư thật thống khổ, bi thương.
Thôi tổng quản thấy bệnh hoàng đế không có thuốc nào trong cung chữa được, liền lẻn ra ngoài tìm. Quả nhiên hắn lại tìm được một người đẹp chẳng thua gì Quỳnh Nhi thuở nọ. Hắn đưa người đẹp vào cung để hầu hạ hoàng đế.
Hàm Phong hoàng đế còn mê man trên giường bệnh. Nhưng thấy người đẹp mới, thì cho rằng Quỳnh Nhi đã đầu thai sang kiếp khác mà về với mình. Ngài hỏi tên thì nàng thưa:
- Tử Anh…
Hoàng đế thấy Tử Anh từ tiếng nói đến câu cười, cái gì cũng khiến ngài tưởng như Quỳnh Nhi ngày nọ. Rồi bệnh ngài sau đó cũng khỏi luôn.
Ngài cưng yêu chiều quý Tử Anh chẳng khác chi Quỳnh Nhi. Ngài phong nàng làm quý phi. Tử Anh vốn sinh trưởng trong gia đình cùng khổ nghèo nàn, nhưng tính lại ham đọc sách, thích nghe chuyện văn chương. Bởi thế nàng xin hoàng đế mời một ông thầy vào vườn Viên Minh để dạy cho nàng học.
Hoàng đế tự nhủ bọn thị độc đâu có hiếm gì, nhưng nếu để chúng thấy mình mới tìm thấy một quý phi, thế nào chúng chả dâng sớ khuyên can. Điều đó quả là khó chịu. Mời một ông thầy già vào vườn dạy học cho nàng là hơn. Nghĩ vậy, hoàng đế gọi Thôi tổng quản vào tính toán bàn bạc.
Thôi tổng quản nghĩ một chập, liền nhớ tới một người. Người đó họ Trịnh đậu cử nhân, vào kinh thi hội nhưng bị rớt. Trịnh cử nhân hiện ngụ tại Trường An khách điếm; hết sạch tiền lộ phí, đành phải lưu lạc nơi đất khách quê người, viết mướn câu đối hoặc thư từ cho khách để lấy tiền độ nhật.
Thôi tổng quản vốn người đồng hương với tên chưởng quỹ của Trường An khách điếm, thường tới đó bàn tán chuyện mua vui. Hắn cũng thường gặp Trịnh cử nhân tại khách điếm này.
Ông cử nhân họ Trịnh tuổi đã ngũ tuần có bộ râu đã lốm đốm bạc. Ông là người rất hoà nhã. Nay hoàng đế cần thầy dạy học cho Tử Anh, Thôi tổng quản nhớ ngay tới ông. Hắn nói với Hàm Phong hoàng đế, rồi ba chân bốn cẳng chạy ra Trường An khách điếm mời ông…
Trịnh cử nhân tuy có gặp Thôi tổng quản nhiều lần nhưng không biết hắn ta là ai, chỉ nghĩ hắn là một viên quan nào đó. Bởi thế khi hắn ta ngỏ ý mời đi dạy học ông cho rằng tới chỉ dạy một công tử hay một tiểu thư, nên nhận lời đi ngay.
Thấy Trịnh cử nhân bằng lòng rồi, Thôi tổng quản liền đi mướn chiếc xe, bốn mặt che vải xanh bít bùng kín mít. Trịnh cử nhân ngồi bên trong, chẳng thấy tí gì bên ngoài.
Xe chạy đã một lúc lâu, hết khúc quanh này qua khúc quanh khác, trước còn nghe tiếng huyên náo nơi chợ búa, nhưng về sau tiếng người càng vắng, càng xa.
Chiếc xe chạy trên một đám đất trống một hồi khá lâu rồi đỗ lại. Mở rèm xe ra nhìn, Trịnh cử nhân chỉ thấy những bức tường dài thành hàng, phía trong không biết cơ man nào là lâu đài, mái ngói, đỉnh nhà, chen chúc trong những chòm cây như muốn tranh giành nhau để ngoi lên không trung mong thoát khỏi cảnh chật chội phía dưới.
Trịnh cử nhân nghĩ đó là vườn hoa nhà ông lên nọ, nhưng trong lòng vẫn nghi ngờ thắc thỏm. Ông tự nhủ, đã mời ta làm thầy dạy học thì xe phải vào cửa trước chứ tại sao lại lách qua cửa ngách để vào vườn hoa?
Trịnh cử nhân bước sâu vào vườn hoa, thấy cây cỏ rậm rạp um tùm, chỗ nào cũng san sát cửa, nhà tường vách, cỏ cây. Thôi tổng quản đưa Trịnh cử nhân đi loanh quanh hết khu này tới khu khác trong vườn. Khi đi qua cầu Cửu Khúc (chín nhịp), ông cử họ Trịnh thấy lộ ra một cái cửa tò vò, trên có một tấm biển khắc hai chữ "Tao Viên". Bước qua cổng tò vò, ông thấy một dãy nhà che rèm lụa. Bước xuống phía hành lang ông thấy bốn đứa thư đồng đứng thành một hàng dài.
Khi ông vừa bước tới, tất cả bọn chúng vội quỳ gối xuống, đồng thanh nói:
- Thỉnh an gia sư.
Đoạn chúng cuộn rèm cửa lớn. Trịnh cử nhân bước vào phòng. Ông thấy bên cửa sổ, giá sách chất đầy sách.
Thôi tổng quản mời Trịnh cử nhân ngồi xuống ghế. Tên thư đồng đưa trà lên, Thôi tổng quản lấy ra một bức thư, hai tay nâng cao đưa cho Trịnh cử nhân, bên trong đựng hai trăm lạng bạc, rồi nói:
- Thưa! Đây là tiền thù lao hằng tháng. Nếu khi nào tiên sinh muốn gởi về nhà thì xin cứ giao cho tôi, tôi sẽ gói ghém cẩn thận và gởi đi, xin tiên sinh đứng ngại.
Trịnh cử nhân xem chữ đề trên thơ thấy viết: "Dưỡng tâm trai chủ nhân" ngoài ra không còn tên họ gì nữa bèn hỏi:
- Chủ nhân của ông tên gọi là gì?
Thôi tống quản đáp:
- Chủ nhân tôi là một vị vương gia bậc nhất tại kinh thành này, tiên sinh khỏi cần hỏi, sau rồi sẽ rõ. Hiện nay vương gia tôi đi vắng trong nhà chỉ còn có đàn bà không tiện ra đây mời chào tiên sinh. Tiên sinh cứ dạy cho học trò tấn tới ắt vương gia tôi không bao giờ dám để tiên sinh phải buồn lòng đâu.
Trịnh cử nhân xem thấy bọn Thôi tổng quản có vẻ kênh kiệu, cái gì cũng ra tuồng khoe khoang hợm hĩnh, trong lòng cảm thấy băn khoăn, chẳng hứng thú chút nào. Song ông thấy nơi này tinh nhã, xếp đặt ngăn nắp lịch sự, đành miễn cưỡng ở lại.
Qua ngày hôm sau, tên học trò bước ra bái yết thầy. Trịnh cử nhân nhìn xem học trò mình như thế nào thì suýt ngã ngửa, bởi đó là một trang mỹ nhân tuyệt sắc, có bốn con tì nữ xinh đẹp chẳng kém, đi bên cạnh hầu hạ.
Cô học trò tuyệt sắc nọ học mỗi ngày chỉ độ vài giờ là lại trở vào ngay. Qua ngày hôm sau, nếu tiên sinh khảo bài thì cô học trò thảy đều học thuộc không bao giờ quên lấy một chữ.
Trịnh cử nhân thấy học trò mình thông minh quá, trong lòng cũng lấy làm mừng. Ban ngày thì ăn sơn hào hải vị, ban đêm thì ngủ trong giường gấm màn the, hầu hạ thì đã có lũ thư đồng vô cùng chu đáo. Điều không xứng ý nếu có thì chỉ là sự mất tự do không được hành động theo ý mình. Đừng nói ra khỏi cổng vườn, ngay cả đến việc đi quá sang mé tả hoặc mé hữu một chút của thư phòng ông đã bị lũ thư đồng chặn lại rồi. Lũ này bảo:
- Trong vườn có đàn bà con gái du ngoạn, tiên sinh nên tránh đi là hơn.
Trịnh cử nhân ở trong vườn này đã ba tháng. Ông mong được ra phố đi chơi một hôm cho thoải mái đôi chút, nài nỉ với lũ thư đồng đến mấy lần nhưng chúng chỉ nói là đi xin phép chủ nhân đã.
Về sau, Trịnh cử nhân chịu không nổi cảnh tù túng, bèn lẻn ra ngoài vườn. Ông thấy phía sau vườn là một đám đất rộng bỏ hoang, cảnh tượng hết sức vắng lặng thê lương. Ông chả rõ đường nào, nên chạy được mấy bước lại phải trở về.
Lũ thư đồng đứng chực ở cửa liền nói:
- Khu này rất hoang vắng thường có cọp beo, trộm cướp, gϊếŧ hại mạng người. Nếu muốn ra ngoài tiên sinh nên đi xe lừa, vừa phải có người bảo vệ mới được.
Quả nhiên, lũ thư đồng đi mướn một cỗ xe có hai tên đại hán lực lưỡng ngồi ngất ngưởng trên mui xe.
Trịnh cử nhân ngồi trong thùng xe, phía ngoài cũng có vải màu xanh che kín mít như trước. Xe bắt đầu quay bánh, độ vài giờ sau, Trịnh cử nhân đã nghe có tiếng nói tiếng cười, tiếng ầm ĩ ồn ào của chợ búa, đô thị.
Xe chạy một đỗi nữa mới ngừng lại, Trịnh cử nhân mở rèm xe, bước xuống nhìn chung quanh, thì ra đây chính là cửa ngoài của khách điếm Trường An mà ông đã ở dạo nọ.
Anh chưởng quỹ khách điếm trông thấy Trịnh cử nhân vội chạy ra đón vào nhà, lấy hai phong thư của gia đình đưa cho ông.
Trịnh cử nhân xem thư, thấy nhà đã nhận được ba lần sáu trăm lạng bạc, gia đình đều được bình an như thường, lấy làm mừng lắm, liền dắt tay anh chưởng quỹ vào bàn nhậu.
Ông hỏi anh chưởng quỹ:
- Này, anh có biết cái nhà mà tôi đến dạy học ấy là nhà ai không? Tên tuổi họ là gì? Công danh sự nghiệp ra sao?
Anh chưởng quản lắc đầu đáp:
- Nào tôi có biết gì đâu!
Chẳng biết anh ta nói thật hay dối, Trịnh đành nâng chén mời. Uống một hồi xong Trịnh ra ngoài đi chơi phố.
Ngày đã tàn hai tên xà ích giục Trịnh cử nhân lên xe trở về. Từ đó, cứ hai tháng, ông cử lại lên xe ra ngoài phố đi chơi một chuyến.
Cô học trò tuyệt sắc nọ trải qua một năm học hành, đọc qua bao nhiêu kinh sử, Trịnh cử nhân tuổi đã già tính lại nhân từ hoà nhã, do đó, tình thầy trò ngày càng thắm thiết.
Cô đem tâm sự nào dài nào ngắn ra nói với thầy, duy (:hi có hỏi về gia đình nhà cửa thì nàng tuyệt nhiên chẳng chịu hé môi.
Ít hôm sau, Trịnh cử nhân thấy năm đã gần tàn, tháng đã gần hết, ở nơi đất khách quê người, bất giác nhớ nhà, lòng cảm thấy thật thê lương. Giữa lúc đang buồn bã, ông thấy bóng cô học trò duyên dáng bước ra, bên cạnh có bốn đứa tì nữ theo hầu. Trịnh cử nhân đưa mắt nhìn nàng, thấy mặt nàng đỏ ửng, hình như có hơi rượu. Ông bước lại gần hỏi.
Nàng nhìn ông nhoẻn miệng cười, rồi ngồi phịch xuống ghế, không nói năng gì cả.
Bỗng ông nghe nàng thét lên một tiếng, hai tay ôm bụng kêu đau quá rồi môi son của nàng tái nhợt đi, mắt đứng lại mất hết tinh thần và bạc ra.
Bốn đứa tì nữ thấy vậy, hoảng quá, chân tay bấn loạn, run lên từng hồi, vội hè nhau vực cô học trò vào nhà trong.
Lũ thư đồng lúc đó cũng hối hả cuống cuồng chạy đi bỏ mặc Trịnh cử nhân một mình trong thư phòng.
Trịnh cử nhân suốt từ đầu tới cuối chẳng hiểu sự thể ra sao, đành chỉ ngồi mà rầu rĩ. Mãi đến chiều tối mới thấy Thôi tổng quản hớt hải chạy tới báo một tin động trời cho ông:
- Đáng thương quá! Cô học trò nhỏ của tiên sinh bị cấp bệnh chết mất rồi! Chủ nhân tôi có dặn đưa tiên sinh ra khỏi hoa viên. Đây là gói bạc năm trăm lạng, tiên sinh cầm lấy trở về nhà, xin đừng nói với ai chuyện này.
Thôi tổng quản vừa nói đoạn thì đã có một cỗ xe lừa đỗ trước cửa vườn. Hắn đưa tiễn Trịnh cử nhân lên xe, đóng kín vườn lại rồi trở vào.
Trịnh cử nhân về đến khách điếm Trang An, kể rõ tình hình trên rồi hỏi anh chàng chưởng quỹ về cái gia đình mà mình đến dạy học. Lúc đó anh chưởng quỹ mới vỗ vai ông mà bảo:
- Cái huê viên mà ông vào đó chính là vườn Viên Minh. Cô học trò tuyệt sắc giai nhân chính là quý nhân của đương kim hoàng đế đó!
Kể câu chuyện bi ai này tới đây, có lẽ quý vị có điều thắc mắc về cái chết, của cô học trò tuyệt sắc nọ. Câu chuyện là thế này: Cô học trò sắc nghiêng ngước nghiêng thành đó chính là nàng Tử Anh. Hàm Phong hoàng đế thấy nàng ham học, bèn cho Thôi tổng quản đi mời Trịnh cử nhân tới dạy cho nàng.
Tử Anh học một năm trời, vốn người thông minh, nên hiểu biết nhiều, khiến nhà vua mừng rỡ khôn xiết. Nào ngờ, Băng Hoa dò la biết hoàng đế lại mới có một quý nhân muôn phần sủng ái, đêm đêm quấn quýt bên cạnh, còn minh thì lại bị quên đi, khiến nàng lại nổi lòng thù hận. Nàng cố làm thân với Tử Anh, thường lẻn tới trò chuyện, hay đưa những của ngon vật lạ tới cho Tử Anh.
Tử Anh vốn là gái mới lớn lên, đâu có biết đó là mưu gian của con tinh hồ ly. Nàng đâm ra quý mến Băng Hoa, bao nhiêu tâm sự, nhất là đối với hoàng đế, đem ra kể hết cho nghe, hai người chơi với nhau thân như chị em, Băng Hoa dần dần biết Tử Anh đã lọt vào cạm bẩy của mình chỉ còn đợi ngày giật dây mà thôi. Nàng nghĩ ra một độc kế, lén đưa cho Tử Anh một lọ thuốc độc nhỏ.
Đây là rượu thuốc dê thần. Cứ sáng sớm uống vào thì tối tha hồ mà hầu hạ hoàng đế, không còn biết mệt nữa.
Tử Anh tin là thật. Nàng đang được hoàng đế sủng ái, muốn lấy lòng ngài, bèn dốc cả lọ thuốc kia vào miệng.
Tử Anh vốn không biết uống rượu. Cho nên khi chất rượu thuốc này vào tới dạ dày thì mặt nàng ửng đỏ, tai nóng như lửa đầu óc choáng váng, tim đập thình thịch. Tuy vậy, nàng vẫn gắng gượng lên lớp học như mọi hôm. Không ngờ vừa tới nơi thì sức thuốc ngấm tới, chất độc phát tác, tắc ngay cổ hầu nên nàng chỉ thét được có một tiếng là chết.
Hàm Phong hoàng đế thấy người yêu chết một cách cấp kỳ như vậy, vội ôm vào lòng, luôn mồm gọi ngự y. Khi ngự y chạy vào tới cung thì người đẹp Tử Anh đã chết trong lòng ngài.
Hàm Phong hoàng đế thấy chết luôn hai người yêu đều bất đắc kỳ tử vì trúng độc, biết thế nào cũng có kẻ hạ độc thủ. Ngài lặng lẽ cho bí mật điều tra để tìm cho ra manh mối…