Liên Tánh hỏi:
- Thế còn phép đoán mệnh của Phật Hành?
Lão Tam đáp:
- Đối với phép đoán mệnh của nhà Phật lại càng khó hơn! Nhà ngươi không chỉ nhập định vào hai giờ hoàng đạo đó, mà phải còn giữ giới Bát Quan Trai.
Họ Phôi hỏi:
- Bát Quan Trai?
Lão Tam đáp:
- Phải! Nhất là ăn chay, đoạn ly ái dục! Khi nào ngươi đắc được quả vị La Hán, giữa mật tâm phép đoán mệnh sẽ khai mở!
Liên Tánh lại hỏi:
- Khi nào con đắc được quả La Hán?
Lão già đáp:
- Vô tu tu, vô chứng chứng, vô đắc đắc! A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề!
Liên Tánh lòng như chạm được kim cang linh anh, vầng vũ lay định chợt lặng yên trở lại, mắt sáng ánh kim quang liền chấp tay đảnh lễ, kiến đạo vi sư, hai lạy sát xuống mặt đất.
Họ Phôi khoái chí liên miên nên dập đầu đền ơn của Tam Lão.
Lão Tam hỏi:
- Họ Phong sai ngươi ra sông Dưỡng để lấy nước Thám Thanh có phải?
Phôi Liên Tánh đáp:
- Sư phụ quả là tiên đoán không sai! Con ra đây để xin nhờ Giang Thần họ Bạch ban cho một lọ nước tiên để trở về Phong Địa tưới tiêu cho hoa màu, cỏ cây ở đó.
Tam Cửu nói:
- Bạch Chương Sa giờ không còn ở sông Dưỡng nữa. Hắn đang là Thủy Thần ở Đông Bắc rồi! Liên Tánh ngươi không hay chuyện đó sao?
Liên Tánh đáp:
- Hóa ra là vậy! Con xin ngàn năm cảm tạ ơn đức của sư phụ!
Hai thầy trò khẩu Phật niệm chân ngôn, hóa phép màu đạp mây về đất Đông Nam. Trên áng mây đột nhiên xuất hiện một dáng hình kì lạ, không giống các loại mây cưỡi lộng ở Hạ Giới:
Lôi Vân không kịp giáng lâm,
Hàn huyên mà lại một phần cao xa.
Trong vòng một niệm sát-na,
Hai người đã ngự một tòa hoa sen.
Phép thần bói quẻ của tiên,
Không sao sánh được đạo huyền chân nhân.
Thiên nhãn của Hư Vân phả ánh sáng muôn ngàn, soi lên Cực Lạc Giới ngộ ra rằng một đài sen đã mất, lòng thầm hội nên rõ việc của Tuyên Hóa đã xong.
Ngài khai mở luân xa, luyện linh đan dược trong miệng, ngậm chặt ngọc phiên trên đất thánh rồi đánh phép Hạ Dương, xua vạt áo sang phải. Trong ống tay áo liền phả ngọc lưu ly, ngọc này dệt nên một mạn thuyền nước khổng lồ, gọi là thuyền Tân Ngạo. Con thuyền lớn chở theo hai người đồ đệ ngồi trên đó.
Ba người xuống miền Tây Bắc hoang sơn âm cảnh.
Trong đất Tây Bắc, khí hậu rớt xuống nhiều phiến thạch hoa Anh Túc như đốm tuyết nhỏ, lở ra lạnh giá, như ngòi kim châm muối xát đi vào nơi mạch máu, xương tủy.
Âm cảnh hoang sơn, gió nguyên khí lộng cả một màn đêm đen xì không khác chi màu mực:
Không có lối đến,
Lại chẳng lối đi.
Dương gian không với,
Âm cảnh không về.
Chưu San nói:
- Một vầng ánh sáng nhỏ nhoi còn không sao len lỏi vào được! Hoa màu làm sao có thể đâm chồi nở lộc đây?
Chước Liên đáp:
- Thế giới này không khác chi một niệm giác huyễn vọng của Ma Vương. Đại sư huynh không nên mộng chấp quá nhiều vào lí sự.
Chưu San hỏi:
- Thưa sư phụ! Phải làm cách nào cho cả hội đi lên phía trước được?
Hư Vân đáp:
- Cổ địa phi cổ nhân! Ta không còn là một ông sãi quét lá trên Phổ Đà Sơn nữa…
Chưu San nghiêng đầu sang một hướng, vị Tiên đồng không rõ lời sư phụ nên kêu lớn:
- Sư phụ! Sư phụ…
Hư Vân vẫn nói cho một mình mình nghe:
- Vậy ta là ai? Ta chẳng là ai…
Lão đại sĩ liền ra lệnh cho hai Tiểu đồng tỏa hào quang kim thánh soi đường dẫn lối, cả hội đi phăng phăng đến một nhiên cổ trấn nhuộm mùi sát khí.
Trấn hoang vu, không một bóng người nên cả hội liền xé cát rẽ đất dừng lại.
Trong Trấn có nhiều lối nhỏ, nhưng có một lối mòn cỏ mọc lên lừa đừa. Lối này dẫn đến một khóm nhà có vòm mái cong veo giống như cung Lưu Dư, ngoài hai hiên tranh có treo đèn hoa chúc, không có ai thắp sáng. Sân hàng rộng ở phía ngoài thanh trấn chỉ có nhiều chậu đồng mà không có cây cỏ gì ở giữa mọc lên.
Trong khóm nhà đó có một cái hồ nguyên nguyệt. Vách hồ có để: “Hồ Hắc Đạo”.
Hai vách đá rong rêu ở phía Tây cổng trấn có dựng lên hai pho tượng. Hai pho tượng gỗ của hai ông Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung.
La Hán Hư Vân hỏi:
- Ở chốn âm gian yêu quỷ này mà lại có linh tượng của hai thần Tần Uất oai chấn như vậy sao? Lẽ nào ma quái hiện tấn hóa thành tinh? Linh ứng còn hơn cả cao nhân trời đất?
Chưu San đáp:
- Thưa sư phụ! Vách cổng đá phía Tây này khi xưa vốn là nơi thiêng linh ở kì Tượng Pháp. Đồ nhi nhĩ nơi đây là một chốn Phật môn!
Chước Liên nói:
- Khi xưa ở núi Tu-di có một cái đền gọi là đền Khổng Phượng.
Chưu San hỏi:
- Đền Khổng Phượng? Chẳng phải ngôi đền đó hóa không rồi sao?
Họ Chước đáp:
- Phải! Khi Ngũ Hành li khắc, càn khôn đảo lộn nên đỉnh Tu-di phải trải qua mười sáu năm chấn động. Đền Khổng Phượng do lẽ đó đoạn lìa thánh môn. Lũ yêu quái hóa ma lực để nghịch hóa cổng Tần Uất trở thành một ngôi chùa hoang vắng, lường gạt đàn na tín thí.
Trên hai pho Tần Uất, có ai đó còn lưu lại nhiều kỉ tích sơn phết trông rất nguệch ngoạc. Phía trên thiết mão của ông Uất Trì Cung lại có hai dòng linh ma quảng tự lớn có màu linh hương pha châu ngọc:
Nhất cước đắc ứng phi Phật Đạo,
Nhất niệm ma tăng kiến quan san.
Kí nghĩa: "Yêu ma chỉ cần một đạp là Đạo Phật liền văng xa khắp nơi”.
Hư Vân hiểu rõ mật nghĩa của hai hàng chữ kia do yêu ma viết nên, nên rõ ràng hai câu nói kia là đang ám chỉ Thiên Địa Mộc:
Rễ cây Thiên Địa đất xuyên,
Một niên đại kiếp Phật liền nể kinh.
Ngọn cây đáo chốn Thiên đình,
Như đầu dưới đất, như mình trên non.
Kí nghĩa: “Cái ngọn Thiên Địa Mộc là khúc đuôi chĩa ngược lên trời cao, còn rễ cây là phần liễu khanh đầu chủ đâm xuống đất!” – Ý lũ yêu ma muốn nói: Chốn thiên thai lục đỉnh chỉ xứng đáng được ví như một gót chân của ma quỷ giẫm mạnh lên.