Chương 24: Chương 22-3

"Ngài nghỉ tạm ở đây đi, ngồi nằm gì cũng được, đừng cử động." Trịnh Mật ấn Minh Tô xuống lớp áo choàng.

Minh Tô còn muốn nói thêm nhưng Trịnh Mật đặt tay lên vai người, chỉ nói một chữ: "Ngoan......"

Giọng nàng không được tính là dịu dàng, thậm chí cũng không thể gọi là ôn hòa, mà là cực kỳ lãnh đạm, như thể là mất kiên nhẫn.

Minh Tô không dám nói nữa, chỉ nhìn nàng cầm mồi lửa rồi ra khỏi miếu nhỏ.

Thời gian dường như trôi rất chậm trong bóng tối. Minh Tô cũng không biết đã đợi bao lâu, Trịnh Mật vẫn chưa trở về.

Người bắt đầu lo lắng, có khi nào A Mật không muốn đi cùng mình nên đã rời đi rồi không.

Suy nghĩ này vừa xuất hiện thì đã bị Minh Tô lập tức bác bỏ, không đâu, hành lý đều ở trên người mình mà, huống chi A Mật cũng không đánh xe đi.

Người tự thuyết phục bản thân, chắc chỉ đi tìm củi thôi, A Mật chỉ nán lại hơi lâu mà thôi.

Minh Tô an tâm, nhưng ngay sau đó tim người lại như đặt trong trời băng đất tuyết, lạnh như băng.

Từ khi nào mà người bắt đầu không tin tưởng A Mật nữa rồi? Người tin là nàng sẽ không đi, nhưng chỉ là vì những thứ vật dụng vô tri lạnh lẽo, chứ không phải là A Mật sẽ không bao giờ bỏ người lại.

Minh Tô rất bi ai, nhưng lúc này người lại không tìm được câu từ nào để an ủi bản thân.

A Mật không muốn đồng hành cùng người, nàng không muốn nói chuyện cùng người nữa, nàng cũng không muốn gọi người là Minh Tô. Là người mạnh mẽ đòi đi theo. Chắc hẳn nàng còn hận người lắm.

Minh Tô hoài nghi bản thân mình đối với A Mật thật chỉ là người dư thừa, một mình nàng ấy cũng có thể chạy trốn thật xa

"Tanh tách" âm thanh bẻ cây khô vang lên, Minh Tô lập tức ngẩng đầu lên. Bỗng thấy ngoài cửa miếu có một bóng người, đang cúi người nhặt cây khô lên.

Là Trịnh Mật đã quay về.

Minh Tô muốn đứng lên giúp đỡ, đột nhiên trong đầu lại sinh ra một ý nghĩ, người là dư thừa và A Mật không cần người nữa.

May là đã cuối mùa thu, cành khô cỏ dại có không ít, Trịnh Mật nhặt những cành khô nhất rồi quay về. Nàng chất đống củi đối diện Minh Tô cách khoảng một bước.

Minh Tô lấy lại tinh thần, rốt cuộc vẫn đứng dậy giúp nàng.

Hai người đều không phải là người biết nhóm lửa, bận rộn hồi lâu mới nhóm được một ngọn lửa lớn. Cuối cùng ngôi miếu không còn tăm tối nữa, hơi ấm cũng cũng dần dần truyền đến.

Trịnh Mật đóng cửa miếu, lại đẩy những vật dễ bắt lửa đến gần ngọn lửa

Rồi sau đó nói với Minh Tô: "Vết thương của ngài nên bôi thuốc rồi."

Minh Tô không nghĩ là nàng còn nhớ đến việc bôi thuốc cho người, trong lòng thật cao hứng, đang muốn đứng dậy, ngay sau đó lại nghĩ tới một chuyện, ngại ngùng nói: "Ta quên mang thuốc theo rồi."

"Ta có mang theo." Trịnh Mật nói. Buổi sáng khi bôi thuốc thì Minh Tô để quên bình thuốc, Trịnh Mật đã cất giùm người, đến lúc ra ngoài cũng không quen mang theo.

Minh Tô vui mừng khôn xiết, ngay cả vết thương trên người cũng không thấy đau nữa.

Trịnh Mật vỗ vỗ áo choàng trải trên đất.

Minh Tô ngoan ngoãn cởi bỏ y phục, hệt như trước đó, nằm trên tấm áo choàng lớn, vén áo lên, lộ ra tấm lưng trần.

Áo trong lấm tấm máu, lúc vén lên thì vết thương còn nứt hơn lúc bôi thuốc vào buổi sáng.

Nhưng dù cho khi người ở trong giáo phường bàn bạc kế hoạch chạy trốn, hay lúc đánh xe xóc xảy cũng vậy, chưa từng thốt ra một tiếng đau nào.

Thuốc này khi tan vào máu sẽ rất đau nhức. Khi nó chảy xuống vẫn khiến Minh Thô hít hà vì đau.

Trịnh Mật cắn chặt môi dưới, trong mắt tràn đầy nước mắt. Nàng thừa dịp Minh Tô không thấy được mà lau đi, mở miệng bình tĩnh nói: "Ngày mai nếu có gặp thành trấn thì mua thêm mấy bộ xiêm y."



Minh Tô đau đến mức rít lại, nghe vậy thì vẫn ổn định tâm trí, trả lời nàng: "Được. Còn rất nhiều đồ cần phải mua nữa, nến, mồi lửa, lương khô, nước......"

Người nghĩ đến thì cái gì thì nói cái đó, nói xong thì đúng là có rất nhiều thứ cần mua thật.

Có chuyện để nói sẽ dời sự chú ý đi, cơn đau dường như cũng giảm đi một chút

Rất nhanh đã bôi thuốc xong, Minh Tô tạm nghỉ một lát, mặc áo ngoài vào lại.

Đêm đã khuya, ngày mai còn phải lên đường, nên ngủ thôi.

Tuy nhiên, chỉ có một chiếc áo choàng giữ ấm được. Minh Tô đương nhiên muốn đưa nó cho Trịnh Mật.

Trịnh Mật vẫn kiệm lời như cũ, nàng nằm xuống trước, lại bắt Minh Tô nằm cạnh nàng, Minh Tô cẩn thận nằm xuống và duy trì khoảng cách với nàng. sau đó Trịnh Mật nhích lại gần hơn, áp sát người Minh Tô, cuooie cùng là phủ áo choàng lên cả hai.

Thế thì cả hai sẽ không bị phong hàn.

Minh Tô không phải không nghĩ tới chuyện đắp chung như này, chỉ là người không nghĩ tới việc Trịnh Mật sẽ chịu đắp chung với mình.

Trịnh Mật quay lưng về phía Minh Tô, nép mình vào lòng người, không mất nhiều thời gian để người cảm nhận được hơi ấm cơ thể nàng qua lớp quần áo. Minh Tô không dám động, sợ làm phiền giấc ngủ của nàng.

Cả ngày mệt nhoài, nhưng Minh Tô lại không hề buồn ngủ, người trợn tròn mắt, nghe củi lửa lách tách, tâm bất tri vô thức phiêu phiêu.

Ban ngày, trong giáo phường, để tránh mặt Trình Trì Sinh mà A Mật cũng đẫ nép vào lòng mình như thế.

Mặt Minh Tô nóng như lửa đốt, người thật sự không biết là do đâu, nhưng vừa nhớ tới chuyện môi Trịnh Mật lướt qua cổ mình thì toàn thân người lập tức bứt rứt, rất muốn ôm chặt Trịnh Mật đang nằm trong lòng mình.

Người không biết sau khi ôm Trịnh Mật xong thì tiếp theo sẽ muốn làm gì, chỉ theo bản năng nghĩ là sẽ rất thoải mái nếu được ôm Trịnh Mật.

Nhưng khổ nỗi là người lại không dám, người lờ mờ hiểu được, nếu A Mật không muốn mà người lại tự tiện thì đó là mạo phạm.

Thế là Minh Tô nằm im suốt một đêm này, trong đầu lại không kiềm chế được cứ nghĩ lại cảnh môi nàng lướt qua cổ mình, mềm mại, ấm áp, như thể bị mê hoặc.

Kết quá là, dày vò lợi hại. Mãi đến khi trời tờ mờ sáng, Minh Tô thầm than trong lòng, A Mật thật là lợi hại.

Người không ngủ. Trịnh Mật cũng vậy.

Ánh lửa đong đưa, bóng đen lay động trên vách tường. Gió thu ngoài miếu gào thét, thật may là cửa sổ không bị hư hỏng, tuy bị thổi đến mức rung dữ dội nhưng vẫn chắn gió rất vững vàng.

Trịnh Mật cũng nghĩ đến chuyện ban ngày. Nàng nghĩ đến khuôn mặt đỏ rực của Minh Tô, còn có sự hoảng hốt và sợ hãi trong đáy mắt.

Hóa ra đồ ngốc này không hiểu gì cả, ngây thơ sạch sẽ như một tờ giấy trắng. Nàng nhịn cười không được, nhưng ý cười nhanh chóng vụt tắt.

Đói khổ lạnh lẽo như vậy, tương lai những ngày phải dùng màn trời chiếu đất sẽ không ít, nhưng thật ra Minh Tô lại không cần phải chịu khổ với nàng. Người vốn nên sống ở nơi cơm ngon áo đẹp, giàu sang phú quý không lo cả đời.

Người từ nhỏ đã chăm học vì muốn làm được chuyện mà người khác không làm được, không nên cùng nàng ẩn nấp, tầm thường, sống phí thời gian.

Suy nghĩ này quấy nhiễu Trịnh Mật cả đêm làm nàng không đi vào giấc ngủ được.

Rạng sáng ngày hôm sau, hai người đều đã dậy.

Nhanh chóng lên đường. Trên đường phần lớn thời gian hai người đều ngồi cạnh nhau, Minh Tô không hay nói chuyện, chỉ là trên đường đột nhiên người nhớ tới chuyện gì đó, nói với Trịnh Mật: "Ngươi xem, ta đánh xe rất khá đúng không?"

Trịnh Mật không biết vì sao người lại hỏi như vậy, bèn nói: "Rất tốt......"

Nói xong, nàng nhanh chóng hiểu được ý của Minh Tô. Nàng cần có người đánh xe, mà người đánh xe rất tốt, như thế, thì tất nhiên người sẽ hữu dụng với nàng. Trịnh Mật không nói gì một lúc lâu, đau lòng tột độ.

Minh Tô lại tự cho rằng mình giấu đủ sâu nên Trịnh Mật vẫn chưa hiểu dụng ý của mình, nghe xong câu này thấy rất vui, hưng phấn hơn nửa ngày.

Các nàng xuất phát lúc mặt trời mọc, đến khi mặt trời lặn mới thấy một tòa thành, bèn vội vàng vào thành trước khi đóng cổng.



Sau khi nghe ngóng từ những người dân đi đường, mới biết nơi đây là Quan thành, nằm cách kinh sư 400 dặm về phía Tây Bắc.

Không ngờ bọn họ vội vã như thế nhưng cũng chỉ được 400 dặm. Hai người đều thầm nghĩ là mai sẽ lên đường sớm hơn.

Trong thành còn rất nhiều hàng quán mở cửa. Minh Tô dẫn Trịnh Mật đến một quán ăn nhỏ kín đáo trong một hẻm nhỏ để ăn tối.

Đã hơn một ngày hai người chưa được ăn, đã rất đói. Trịnh Mật không khỏi lo cho dạ dày người, đã mấy bận nhắc nhở người ăn chậm một chút.

Minh Tô cũng không ghét bỏ thức ăn không đủ ngon, không nhiều kiểu dáng, sau khi ăn phủ phê xong thì trên mặt nở một nụ cười mãn nguyện. Người nghĩ đến những câu chuyện phiếm của các cung nhân trong cung, nên hành xử trong các hàng quán ở nơi dân gian như thế nào.

Dùng cơm xong, thì phải giao ngân lượng.

Trịnh Mật thấy người đứng lên đi về phía chủ quán. Nàng vội đuổi theo, chỉ nghe Minh Tô chắp tay với chủ quán như đang chắp tay với rất nhiều vương công đại thần, nói: "Bữa tối rất ngon miệng, đa tạ chủ quán đã khoản đãi."

Chủ quán chưa từng nghe thấy mấy lời văn nhã như vậy, cũng chưa thấy sự lễ độ như thế bao giờ, sửng sốt một chút rồi cũng chắp tay đáp lễ, nói: "Khách quan hài lòng là tốt rồi."

"Hài lòng......" Minh Tô gật đầu, sau đó dừng một chút, người sờ sờ ống tay áo có chút lạ lẫm. Đang lúc Trịnh Mật lo là người sẽ lấy ngân phiếu ra như hệt lúc nói chuyện với xa phu, thì Minh Tô lại lấy ra một miếng bạc vụn rất rất nhỏ. Có lẽ là miếng bạc nhỏ nhất trong số ngân lượng của người, đưa cho chủ quán, nói, "Cho ngươi......"

Chủ quán lại sửng sốt tiếp, cười cười chỉ Minh Tô, hỏi: "Khách quan muốn tính tiền sao?"

Minh Tô bèn nhẹ nhàng lặp lại một lần: "Tính tiền?" Người nhớ kỹ rồi, ăn cơm trong tiệm xong, nói chuyện tiền bạc với chủ quán thì gọi là tính tiền.

Chủ quán nhận ngân lượng, sau đó lấy ra một xâu tiền đồng và một mớ tiền đồng lẻ khác, giao cho Minh Tô, nói: "Bữa cơm này tổng cộng là 50 văn tiền, thu của khách quan hai lượng bạc, trả lại cho ngài 1950 văn. Ngài đếm lại thử xem."

Minh Tô nghe xong, cũng không đếm lại mà lại quay đầu nhìn bữa ăn trên bàn mà các nàng mới ăn xong.

Trịnh Mật vừa thấy là hiểu ngay người đang ước lượng giá từng món, để lần sau sẽ hiểu rõ.

Hai người ra khỏi tiệm cơm, Minh Tô nói với nàng: " Hai lượng bạc ròng thì sẽ là một xâu tiền, một xâu tiền là một ngàn văn tiền, cái này trước đó ta đã biết rồi. Nhưng ta không ngờ một xâu tiền lại nhiều đến thế."

Trịnh Mật suy nghĩ một chút, hỏi: "Có phải trước đó ngài đi tính tiền đã tính sơ qua không? Đoán chừng bữa cơm này tốn hết bao tiền nên mới lấy ra hai lượng bạc nhỏ nhất."

Minh Tô xấu hổ cười một chút, lắc đầu: "Không phải, ta chỉ lo lắng nếu lấy thỏi bạc vượt quá giá trị của bữa ăn đó, chủ quán mà biết ta không biết giá cả bình thường thì sẽ lừa ta. Nếu không đủ thì bỏ thêm thôi, cùng lắm cũng chỉ bị hắn chê cười một chút thôi."

Trịnh Mật không bao giờ nghĩ là vì lý do này, muốn cười, lại có chút chua xót.

Minh Tô không cảm thấy dòng dõi quý tộc thiên gia đến quán nhỏ trong hẻm dùng cơm là chuyện mất mặt, cũng vô thức nghĩ là tính toán chi phí cũng không có gì là xấu hổ cả.

Ngược lại còn nỗ lực học tập những kiến thức người thường cần biết, thái độ nghiêm túc, hệt như lần đầu tiên người ngồi vào bàn học nghe tiên sinh giảng bài vậy.

No cái bụng, Minh Tô lại dẫn Trịnh Mật tới nơi bán quần áo mua mấy bộ y phục, lại tiêu hết một xâu tiền, rồi sau đó các nàng đến một khách điếm, nghỉ ngơi một đêm.

Hết thảy đều do Minh Tô lo liệu, người thích ứng rất nhanh, một bên thử, một bên học, không lâu sau đã đã biết những thứ cần biết.

Mọi việc đều không cần Trịnh Mật phải nhọc lòng, người sẽ lo liệu thỏa đáng. Mấy ngày liên tiếp, tuy mệt nhọc, nhưng vết thương trên người Minh Tô khép lại khá nhanh.

Trịnh Mật không khỏi thầm nghĩ, có thể giống lời Minh Tô từng nói hay không. Cẩm y hoa phục trong cung cũng không bằng ăn gió nằm sương như bây giờ, không có chỗ ở cố định.

Đêm đó các nàng vẫn bỏ lỡ nơi tá túc, vẫn qua đêm ở bên ngoài như cũ. Lúc này cũng là một ngôi nhà tranh vách đất dột nát, nhưng các nàng không cần đắp chung một chiếc áo choàng nữa, mà đã có chăn bông thật dày.

Minh Tô bỗng nhiên hỏi: "A Mật, ta sẽ không ngừng đánh xe, ta sẽ hỏi đường, mua lương khô, lại qua một thời gian nữa, ta sẽ càng học được nhiều thứ hơn. Có phải ta rất có tài giỏi không?"

Trịnh Mật nói: "Phải......"

Trong ánh mắt Minh Tô tức khắc sáng như trời đầy sao, trước nay chưa từng sáng đến vậy

Trịnh Mật hiểu rõ, người đang chậm rãi từ tốn đến gần nàng, không bén nhọn, không ép buộc, cũng không phải hứa hẹn thật nhiều, mà người sẽ hành động, chậm rãi cho nàng thấy quyết tâm của người.

Đêm đó Trịnh Mật nghĩ lại, có lẽ sau này Minh Tô cũng sẽ không hối hận về quyết định của mình, có lẽ nàng cũng buông bỏ kinh thành, gác lại quá khứ, quyết tâm không chia lìa.