Ngọc Nhụy công tử đang định rút kiếm ra khỏi bao, bỗng tối tăm mày mặt và có một luồng gió tới bao phủ. Cổ tay phải của y tựa như bị cái chùy nặng ngàn cân đánh phải, thanh bảo kiếm đã bị đối phương cướp mất.
Cổ tay trái vẫn bị năm ngón tay cứng như gan thép nắm chặt, đau buốt tận xương, nên y kinh hãi đến mất cả hồn vía. Vân Nhạc nhìn kỹ lại thanh kiếm rồi trầm giọng hỏi:
- Thanh kiếm này mi cướp của ai? Ngọc Nhụy công tử được bác họ của y là Lam Tinh Vũ Sĩ, chưởng môn phái Võ Đang, dạy bảo võ học đã ngang với các cao nhân trong võ lâm, nhưng y sao bì được với giang hồ sát tinh danh trấn thiên hạ. Lúc này mặt của Ngọc Nhụy nổi đầy gân xanh, mồ hôi lạnh toát như mưa.
Giọng run run y trả lời:
- Thanh kiếm này tại hạ lấy trộm của một vị cô nương.
- Lấy trộm ở đâu?
- Trong một lữ quán tại Kim Sơn
- Bây giờ cô nương đó ở đâu?
- Không biết. Thanh kiếm này do thủ hạ của tôi là Trại Thời Thiên lấy trộm được.
Vân Nhạc hỏi xong đưa mắt liếc nhìn, mới hay các thủ hạ của Ngọc Nhụy công tử đã bỏ chạy hết rồi. Chỉ thấy ông già mặc áo vải đang đứng ở góc tường và có vẻ hân hoan. Chàng quay lại nhìn mặt Ngọc Nhụy công tử, buông năm ngón tay ra rồi lại lanh lẹ điểm luôn mấy điểm. Ngọc Nhụy công tử bị điểm huyệt, nằm lăn ra đất, mặt nhăn nhó tỏ ra đau đớn lắm.
Lúc ấy ông già mặc áo vải lẹ bước tới quỳ xuống và nói:
- Ân công có còn nhớ Trương Thiên Bảo, một lão già ở Từ Châu không? Vân Nhạc liền nhớ ra, trên đường đi Từ Châu, nhứt thời trượng nghĩa chàng đã đánh lui Lâm Thành Ngũ Bá cứu được một ông già và một thiếu nữ. Chàng vội đỡ ông già nọ dậy. Trương Thiên Bảo vẻ mặt lo âu, nói tiếp:
- Ân công đã gây nên đại họa rồi, bây giờ ân công hãy rời khỏi đây vẫn chưa muộn.
Vân Nhạc mỉm cười đáp:
- Không nên làm vậy! Tại sao cụ đi theo chúng làm gì vậy? Chàng vừa dứt lời đã nghe thấy có tiếng vó ngựa dồn dập chạy tới, vội ngửng đầu lên đã nhìn thấy mấy chục người phi ngựa phóng tới. Chưa tới gần, đã có sáu người phi thân tới trước mặt, lẹ như sáu mũi tên. Vân Nhạc cười nhạt một tiếng, nhanh tay kẹp luôn Ngọc Nhụy công tử vào nách. Sáu người vừa tới thấy vậy đều ngẩn người nhìn nhau.
Lúc ấy mấy chục người cỡi ngựa cũng phi tới gần, đều ngừng cả lại. Người dẫn đầu, râu ba chòm, ăn mặc lối quan phủ. Vân Nhạc liền lớn tiếng nói:
- Vị vừa vào tới kia, có phải là tri phủ đại nhân không? Quan phủ vẻ mặt lo âu, vì thấy Vân Nhạc đang cắp Ngọc Nhụy công tử vào nách, lòng đau như cắt, sầm nét mặt lại quát lớn:
- Tên dân kia táo gan thật! Thấy bổn quan tới mà không chịu quỳ xuống vái lạy, thỉnh tội thì thật thái quá.
Vân Nhạc lớn tiếng cười và đáp:
- Tiểu dân có tội gì, dám xin đại nhân hãy nói ra? Quan phủ trầm giọng nói:
- Đả thương đứa con yêu của bổn phủ, như vậy không có tội là gì? Vân Nhạc mỉm cười đáp: Vương tử phạm pháp vẫn chịu tội như thường dân. Đại nhân không biết - con của đại nhân bên ngoài hoành hành, không coi pháp luật trời đất ra gì. Tiểu dân đã dạy bảo hộ đại nhân, sao lại bảo là có tội chớ? Quan tri phủ nghe nói ngẩn người, hổ thẹn vô cùng, bỗng quay lại quát lớn:
- Các người mau bắt lấy y cho bổn phủ.
Những bộ khoái theo tới đều là nhân vật trong võ lâm, nghe Tri phủ quát bảo như vậy chúng chỉ hò hét xuông thôi chớ không tên nào dám xông lên cả. Vân Nhạc cũng biết chúng vì lo ngại cho sinh mạng của công tử chúng hiện ở trong tay mình, liền cười nhạt một tiếng và kẹp Ngọc Nhụy công tử trong nách phẩy mấy cái rồi nói:
- Nếu các ngươi không sợ công tử chết thì cứ việc tiến lên.
Tri phủ mặt biến sắc, hai mắt thất thần, nhưng vẫn trầm giọng nói:
- Ngươi có việc gì cứ bẩm rõ, bổn phủ sẽ giải quyết cho, nhưng bổn phủ không chịu mi yêu sách xu con nào đâu nghe! Đột nhiên Trương Thiên Bảo chạy tới quỳ trước mặt Tri phủ van lạy:
- Tiểu dân Trương Thiên Bảo hàm oan thượng tố, xin Thanh Thiên đại nhân giải oan cho.
Tri phủ thấy Trương Thiên Bảo đến một cách đột ngột, tay chân luống cuống và quát hỏi:
- Nói mau.
Trương Thiên Bảo vái lạy và tiếp: Tiểu dân Trương Thiên Bảo với cháu gái ở Tây Môn Đại Giao có mở một tiệm bán bánh. Công tử của đại nhân thấy cháu gái của tiểu dân có nhan sắc liền bắt tiểu dân tới Trang buộc làm giấy gả cháu gái cho công tử làm tỳ thϊếp. Nếu không được vị hiệp sĩ này trượng nghĩa cứu giúp thì tiểu dân không biết kêu van ở đâu.
Tri phủ nghe Thiên Bảo nói vậy, vẻ mặt sượng sùng, giả vờ kinh ngạc và hỏi:
- Sao ngươi không lên phủ mà thượng tố? Bổn phủ tất nhiên không biết chuyện này.
Trương Thiên Bảo lại bẩm tiếp:
- Tiểu dân đã mất tự do thì làm sao lên tới Phủ nha? Vân Nhạc cười nhạt một tiếng rồi xen vào:
- Thanh Thiên đại nhân thanh liêm quá! Tri phủ nghe Vân Nhạc nói vậy, mặt đỏ tai tía. Đại hán đứng cạnh đột nhiên lên tiếng: Xin đại nhân chớ nghe lão già này nói bậy nói bạ. Công tử xưa nay vẫn một mực phương chính, không hề làm việc gì trái lương tâm và không bao giờ cưỡng bức con gái lương dân. Rõ ràng lão già này với tên kia là đồng bọn, kiếm cớ đặt điều để hãm hại công tử.
Người đó vừa nói xong liền nhảy tới múa đao định chém Thiên Bảo.
Nhưng con dao của y chỉ còn cách cổ ông già một thước thì Vân Nhạc đã nhảy lẹ tới giơ chưởng ra đẩy tên nọ một cái. Chưởng lực của Vân Nhạc mạnh như vậy, người đại hán kia chịu sao nổi, nên chỉ nghe y kêu la một tiếng thảm khốc rồi thân mình của y bị bắn ra ngoài xa hơn mười trượng, rơi trên một nóc nhà, hộc máu chết liền. Vân Nhạc sầm nét mặt lại lên tiếng:
- Thưa đại nhân, nơi đây không là nơi xử án, xin trở về phủ nha, tiểu dân sẽ theo cùng để biện rõ thị phi.
Tri phủ kinh hãi đến mất hồn, nghe Vân Nhạc nói vậy rất hợp tâm ý, liền trả lời:
- Được lắm.
Nói xong tri phủ ra lịnh quay trở về phủ nha. Vân Nhạc và Trương Thiên Bảo lẽo đẽo theo sau. Lúc tới phủ nha, quan tri phủ cho khai công đường ngay.
Vân Nhạc thấy vậy mỉm cười và nói:
- Xin đại nhân hãy bảo tả hữu tạm lui, tiểu dân sẽ bẩm rõ sự thật. Tri phủ nghiêm nét mặt nói:
- Nơi đây là triều đình vương pháp không thể hàm hồ như thế được.
Vân Nhạc vẫn kẹp Ngọc Nhụy công tử ở nách, chỉ cúi đầu nhìn công tử cười một tiếng chớ không thèm trả lời. Tri phủ thấy vậy thần sắc biến hẳn, vội xua tay đuổi tả hữu ra ngoài. Vân Nhạc liền móc túi lấy ra một vật hào quang chói mắt đưa đến gần tay tri phủ và hỏi:
- Đại nhân xem thử vật này rồi sẽ biết tiểu dân là ai? Tri phủ cầm vật đó, vừa xem đã kinh hoảng, chân tay run bây bẩy, vội từ trên công đường chạy xuống đưa trả Vân Nhạc vật đó rồi lột mão xuống quỳ lạy và nói:
- Tiểu quan không biết Khâm sai đại nhân vị giá, tiểu quan đã biết tội.
Vân Nhạc vội bảo quan tri phủ đứng dậy rồi vừa cười vừa nói:
- Nếu ta muốn trị tội đại nhân thì đã sớm đưa vật này rồi. Ta chỉ mong đại nhân từ nay trở đi phải dạy công tử cho thật nghiêm, đừng để y làm bậy như vậy nữa.
Quan tri phủ nghe Vân Nhạc nói vậy khoan tâm vô cùng. Vân Nhạc bèn tiếp:
- Chẳng hay quí phủ có ngườ nào tên là Trại Thời Thiên không? Nếu có, đại nhân làm ơn cho truyền bảo y ra đây để tôi hỏi chuyện.
Quan tri phủ trả lời là “có”, rồi vội ra khỏi công đường. Lát sau, quan tri phủ cùng một đại hán bé nhỏ, bước đi nhanh nhẹn, mặc võ phục bằng gấm, từ từ bước vào. Đại hán ấy có vẻ lo âu, đi tới trước mặt Vân Nhạc quì xuống kinh hoảng, run sợ. Vân Nhạc cười nhạt hỏi:
- Có phải bạn là Trại Thời Thiên đó không? Đại hán ấy đầu rắn, mặt chuột, hình thù gian trá, nghe Vân Nhạc hỏi biến sắc, mặt như gà bị cắt tiết, y liền vái lạy lia lịa, giọng run run đáp:
- Tiểu nhân họ Tôn, tên là Nhị Quý, Trại Thời Thiên vốn là biệt hiệu làm giặc, không đáng để đại hiệp nhắc tới.
Vân Nhạc lạnh lùng hỏi tiếp:
- Thanh kiếm này mi lấy trộm ở đâu? Vừa nói, chàng vừa rút thanh kiếm trên vai xuống, đưa ra trước mặt Tôn Nhị Quý.
Trại Thời Thiên ngước lên nhìn, vẻ mặt đầy sợ hãi và kể lại ngày nọ y thấy một ông già, một người trung niên và một thiếu nữ vào nghỉ trong khách sạn ở Cáp Khẩu Trấn, trên Kinh Sơn, biết ngay là bảo kiếm tiền cổ, liền định lấy trộm. Trong lúc điếm tiểu nhị đưa rượu và thức ăn đến cho ba người kia, y ngấm ngầm bỏ thuốc mê không mùi không sắc vào.
Ba người kia ăn uống xong, mê say liền, nhờ vậy y mới lấy được thanh kiếm đó một cách dễ dàng.
Vân Nhạc ngẫm nghĩ giây lát, quay lại vừa cười vừa nói với quan tri phủ:
- Quí phủ hãy tạm giam tên giặc này vào ngục thất, đồng thời cũng mong quí phủ quản thúc lịnh công tử lại. Trong ba tháng, nếu quí phủ vẫn để lịnh công tử thị thế tác ác, thì đừng trách sao tôi không báo trước.
Quan tri phủ nghe Vân Nhạc nói vậy, sắc mặt tái mét, vâng vâng dạ dạ luôn mồm.
Vân Nhạc cùng Trương Thiên Bảo ung dung ra khỏi nhà, quan tri phủ vội vàng chạy theo tống tiễn.
Trương Thiên Bảo cương quyết mời Vân Nhạc về nhà ở chơi vài bữa, nhưng Vân Nhạc thoái thác, lấy lí do là phải đi núi Võ Đang để thi hành một việc cần thiết. Trương Thiên Bảo nhất định không để cho chàng đi, nắm chặt tay chàng lôi kéo đến tiệm bán bánh ở Tây Môn Đại Giai.
Trương Thiên Bảo gõ cửa và gọi:
- Tiểu Hà, Tiểu Hà, cháu mở cửa mau lên, ông đã về đây. Một lát sau bên trong có tiếng hỏi:
- Ông đã về đấy à? Hai cánh cửa mở toang, Vân Nhạc thấy Tiểu Hà mau lớn đến thế, và lại đẹp một cácch lạ thường. Tiểu Hà thấy Vân Nhạc, bỗng kinh hãi lùi về phía sau một bước vì nàng tưởng lầm là Ngọc Nhụy công tử tới quấy nhiễu.
Trương Thiên Bảo thấy vậy vừa cười vừa nói:
- Tiểu Hà, cháu thử nhìn kỹ xem, người này là ai? Tiểu Hà định thần nhìn kỹ, thấy đôi mắt của Vân Nhạc rất quen, hình như đã gặp ở đâu rồi, nhưng nàng không sao nhớ ra được chàng là ai, nên hai gò má đỏ bừng.
Vân Nhạc thấy nàng ngơ ngác, liền mỉm cười. Tiểu Hà thấy vẻ mặt của chàng rất xinh đẹp, nên đã say mê, trống ngực đập rất mạnh. Nàng mắc cỡ, cúi đầu xuống nghĩ thầm:
- “Người này là ai? Sao bỗng dưng ông mình lại đưa một người lạ về nhà thế này?” Lúc bấy giờ, Trương Thiên Bảo mới ha hả cười và nói:
- Con bé này ngu ngốc thật! Vị này là ân công mà cháu vẫn nhớ nhung hằng ngày đó, cháu không nhận ra sao? Nói xong, Trương Thiên Bảo liền kéo Vân Nhạc vào bên trong. Lúc này, Tiểu Hà mới biết chàng, mừng rỡ vô cùng,vội đóng cửa lại, rón rén theo sau hai người.
Thì ra từ khi Tiểu Hà theo ông về quê quán, dọc đường gặp người chú họ buôn bán thuốc bắc ở tỉnh Giang Tây, người chú đó liền khuyên hai ông cháu nên nhập tịch ở Quân Châu. Thế rồi hai ông cháu lấy số vàng của Vân Nhạc tặng, mở luôn tiệm bánh này.
Từ khi chia tay trên đường Hàn Đơn, Tiểu Hà lúc nào cũng nhớ nhung bộ mặt anh tuấn của Vân Nhạc, cả trong lúc nằm mơ cũng thấy chàng luôn.
Nàng vốn là thiếu nữ rất diễm lệ, ở Quân Châu không bao lâu tiếng đồn lan khắp bốn phương, nhờ vậy tiệm bánh của hai ông cháu nàng rất phát đạt. Những người đến tiệm mua bánh cốt ý muốn nhìn mặt nàng thôi. Tuy nàng đẹp như hoa đào, hoa lý, nhưng tánh tình lại lạnh như băng tuyết, không hề nói chuyện hay cười cợt với một khách hàng nào cả.
Tiếng đẹp của nàng đồn đến tai Ngọc Nhụy công tử, nên Ngọc Nhuỵ đến ngay tiệm bánh vừa thấy đã khen nàng là một mỹ nhân. Rồi y dùng hết thiên phương bách kế để mong, lấy được lòng nàng Không ngờ Tiểu Hà lại không thèm đếm xỉa tới Ngọc Nhụy công tử.
Nàng chỉ ngấm ngầm khóc thầm, tự nhận mình là hồng nhan bạc phận. Càng gặp những cảnh éo le, nàng càng nghĩ tới Vân Nhạc, nên nàng vẫn thường suy nghĩ:
- “Nếu bây giờ được gặp chàng, có phải hay biết bao?” Nàng biết nghĩ vậy cũng chỉ là ảo tưởng thôi, nhưng nàng vẫn phải nghĩ đến chàng luôn.
Giờ đây nàng thấy Vân Nhạc cứ tưởng là đang ở trong giấc mơ. Lúc ấy, Trương Thiên Bảo liền xuống bếp, sửa soạn thức ăn và rượu, để lại Tiểu Hà tiếp chuyện Vân Nhạc.
Dưới ánh sáng nến, bốn mắt nhìn nhau, hai người trầm lặng không có nói năng gì cả. Tiểu Hà hai má đỏ bừng vội cúi đầu. Trái lại Vân Nhạc trong lòng không có tà ý, liền lớn tiếng hỏi:
- Từ khi chia tay đến giờ, cô nương vẫn được mạnh khoẻ chớ? Tiểu Hà vẫn không dám ngẩng đầu lên, thỏ thẻ đáp:
- Nhờ ơn đức của ân công, em vẫn được mạnh như thường. Tiếng nói của nàng nhỏ như chim hót.
Lúc này trong lòng Vân Nhạc bối rối vô cùng, chàng ngồi đối diện Tiểu Hà, không biết nói gì cho phải, chỉ đưa mắt nhìn ra ngoài cửa, trong lòng suy tính:
- “Khi tới Võ Đang, ta phải dùng lời lẽ thế nào để dò hỏi tung tích Lạc Dương và Phẩm Nhi? Phó Uyển bị người ta lấy mất thanh bảo kiếm, chắc lúc này nàng lo âu lắm? Lôi nhị ca là người giàu kinh nghiệm giang hồ đến thế, mà vẫn còn bị những tên giặc Hạ Tam Môn đánh lừa được!” Những chuỵên dĩ vãng như đèn kéo quân, hiện cả lên trong đầu óc chàng.
Tiểu Hà thấy chàng đang ngẩn người ra nghĩ ngợi, liền xin lỗi đi xuống dưới bếp để giúp ông làm thức ăn.
Một lúc sau, Trương Thiên Bảo đã bưng rượu và thức ăn đặt lên bàn, nhưng không thấy Tiểu Hà trở ra. Vân Nhạc lại tưởng nàng vì cả thẹn, nên cũng không hỏi lại. Trương Thiên Bảo cứ mời chàng uống liên tiếp.
Mượn rượu giải sầu, Vân Nhạc uống chén này sang chén nọ. Thấy chàng đã ngà say, Trương Thiên Bảo liền thừa cơ nhắc tới chuyện Tiểu Hà định làm vợ chàng, và nàng bảo dầu phải làm tỳ thϊếp đi nữa cũng mạn nguyện lắm.
Rượu tuy say, nhưng lòng vẫn tỉnh, Vân Nhạc vội lên tiếng cự tuyệt. Chàng còn cho Trương Thiên Bảo biết là chàng đã có sáu phòng thê thất rồi, không thể nào làm lỡ mất hạnh phúc của người khác nữa, đành phải phụ lòng yêu của trương cô nương. Lời nói của chàng như chém đá chặt sắt, Trương Thiên Bảo thấy chàng kiên quyết, không tiện nói thêm.
Vừa lúc ấy, trong nhà bỗng có tiếng động vang lên, Trương Thiên Bảo và Vân Nhạc giật mình kinh hãi, rồi Trương Thiên Bảo vội nói:
- Nguy tai, có lẽ cháu Tiểu Hà tự tử! Nói xong, Trương Thiên Bảo vội vàng chạy vào trong nhà, Vân Nhạc cũng nhanh chân chạy theo.
Hai người vào tới trong bếp, thấy Tiểu Hà nằm ngữa dưới đất, sắc mặt lợt lạt hai mắt nhắm nghiền, mồm sủi bọt trắng. Sợi dây mà nàng dùng tắt cổ vẫn còn lủng lẳng trên trần. Trương Thiên Bảo nhảy xổ tới ôm Tiểu Hà la khóc, nước mắt ràn rụa.
Vân Nhạc thở dài một tiếng. Chàng tưởng từ đây không còn bị ái tình rang buộc nữa, ngờ đâu vẫn không thoát khỏi lưới tình. Bất đắc dĩ, chàng phải cúi mình xoa bóp cho Tiểu Hà.
Một lát sau, Tiểu Hà đã từ từ tỉnh lại. Nàng nghe Trương Thiên Bảo nức nở khóc, liền mở mắt ra nhìn, nhưng lại thấy một hình bóng anh tuấn mày rồng mắt phượng hiện ra trước mặt. Thì ra nàng quyết làm vợ Vân Nhạc cho kỳ được nên nghe người mình yêu cương quyết cự tuyệt, nàng thất chí nên mới quyên sinh.
Nàng không dám hận Vân Nhạc là người bạc tình, chỉ oán mình bạc phận thôi, nên nàng nhắm nghiền mắt lại, nước mắt cứ chảy dài.
Lúc này tâm thần Vân Nhạc bấn loạn, chàng cũng biết rõ tâm lý các thiếu nữ, yêu lắm sinh ghen, ghen lắm sinh hận. Chàng là người từng trải, lúc nào cũng dè dặt không ngờ lại dây dưa vào tình nghiệp lần nữa.
Chàng ăn năn đã theo Trương Thiên Bảo tới đây, nhưng việc đã xảy ra như vậy có hối cũng vô ích, chàng thở dài một tiếng rồi bảo Trương Thiên Bảo:
- Lão trượng hãy đưa cô cương ấy đến Trấn Thái tiêu cục ở phủ Tam Xương đợi chờ tại hạ. Khi nào tại hạ giải quyết xong mọi lẽ ân oán, sẽ tới đó tìm cách giải quyết sau vậy.
Tiểu Hà nghe chàng nói vậy, biết đã có hi vọng, trống ngực đập rất mạnh, Trương Thiên Bảo cũng hớn hở liền đỡ Tiểu Hà dậy, Vân Nhạc vội viết một lá thơ giao cho Trương Thiên Bảo đưa trình Hạ Hầu lão tiêu đầu, rồi cáo từ đi ngay.
Đêm hôn đó trăng rất sáng và có nhiều sao, gió lạnh vẫn thổi ào ào, Vân Nhạc trong lòng rối bời, thẳng ra ngoài thành Quân Châu, rồi giở khinh công mà đi như bay.
***
Nhắc lại Giang Giao Hồng, La Tương Mai ở Dã Ấp Than khi thấy Vân Nhạc tung mình vào trong bóng tối cũng nhún mình nhảy lên theo dõi tức thì.
Thân pháp của Vân Nhạc nhanh khôn tả, hai nàng đuổi được một lúc, không còn thấy hình bóng của chàng ta đâu cả. Hai nàng nản chí vô cùng, lát sau Giao Hồng khẽ nói:
- Phải rồi, thế nào chàng cũng đến nhà họ Triệu ở Thương Châu. Chúng ta hãy tới đó kiếm chàng.
Hai nàng liền quay về Thương Châu đi thẳng.
Sáng hôm sau, hai nàng đã tới Triệu phủ ở Thương Châu, hỏi thăm mới hay Vân Nhạc chưa tới đó. Hai nàng thất vọng vô cùng, ngẩn người ra nhìn nhau.
Lão bộc Nghiêm Phúc biết hai nàng là người yêu của Vân Nhạc, nên cố giữ hai nàng ở lại chờ đợi. Hai nàng đang định cự tuyệt, thì bỗng nghe ngoài sảnh có người lên tiếng cười, đều giật mình kinh hãi, quay đầu lại nhìn, chỉ thất Tang Lộc đang đứng ngoài sảnh áo bị gió thổi phất phới.
Giao Hồng mừng rỡ vô cùng, liền lên tiếng hỏi:
- Tang đạo trưởng có biết được Tạ thiếu hiệp đi đâu không? Tang Lộc cả cười, ung dung bước vào, gật đầu và đáp:
- Bần đạo biết được đôi chút. Hai vị cô nương chớ nóng lòng mà vội vàng. Suốt đêm mệt mỏi, lúc này bần đạo đang đói bụng, phải kiếm gì ăn uống trước đã. Ăn xong bần đạo sẽ dẫn hai cô nuơng đi, vì bần đạo còn có một việc phải nhờ đến Tạ thiếu hiệp nữa.
Hai nàng bất đắc dĩ phải ở lại Triệu phủ chờ đợi trong giây lát. Nghiêm Phúc liền xuống bếp bảo người nhà dọn lên một mâm cơm.
Tang Lộc vừa rót rượu vừa thở dài nói:
- Bây giờ quần tà nổi lên, theo sự suy đoán của bần đạo thì không đầy mười năm, chúng ta có thể mục kích một trận hào kiếp rất lớn trong võ lâm. Sở dĩ có trận hào kiếp này cũng do các người trong võ lâm ghen ghét và đố kỵ nhau.
Nói tới đây Tang Lộc bỗng cười một tiếng, rồi tiếp:
- Tại sao bần đạo lại nói ra những chuyện vớ vẫn như vậy? Đáng chết, đáng chết.
Hai nàng không sao nhịn được, đều lớn tiếng cười xoà, vì hai nàng cho là lời nói của Tang Lộc quá khôi hài.
Tang Lộc lại tiếp:
- Đêm hôm nay, nếu không có Tạ thiếu hiệp dụ Bán Bán Tú đi nơi khác, có lẽ bọn chúng ta đã có một nửa phơi xương ở Dả Ấp Than rồi! Giao Hồng vội hỏi:
- Không hiểu anh ấy dụ Bán Bán Tú đi đâu thế?
- Bần đạo ngấm ngầm theo sau, thấy Tạ thiếu hiệp dùng một nắm bùn lầy và băng ném vào mặt Bán Bán Tú. Võ công của tên ma đầu đó cao siêu như vậy mà không sao tránh kịp, nên y mới tức giận quay mình đuổi theo Tạ thiếu hiệp. Võ công của Tạ thiếu hiệp cao siêu một cách xuất kỳ, chỉ thấy thiếu hiệp lượn một vòng, chế nhạo khıêυ khí©h rồi nhân lúc Bán Bán Tú đang tức giận đến cực điểm liền đánh luôn một chưởng. Thiếu hiệp sử dụng Thất Cầm Thân Pháp, ở trên cao đánh xuống, chưởng lực mạnh như muôn cân, băng tuyết dày như vậy mà cũng bị thiếu hiệp đánh thủng một lỗ. Bán Bán Tú chưa kịp ra tay, đã hụt chân, chìm lỉm xuống dưới đáy nước. Tiếp theo đó, năm tên đệ tử của Bán Bán Tú vây đánh thiếu hiệp. Không biết thiếu hiệp dùng thủ pháp gì mà chỉ trong thoáng cái, năm tên đó đều bị chế ngự. Bần đạo thấy võ công của thiếu hiệp huyền ảo và cao siêu lắm nên bần đạo không còn dám nói tới võ công nữa.
Đoạn Tang Lộc thở dài một tiếng tỏ vẻ thất vọng vô cùng. Giao Hồng chờ Tang Lộc nói xong, vội hỏi:
- Rồi thế nào nữa hở đạo trưởng? Tang Lộc ha hả cười, hai mắt lộ kì quan và đáp:
- Sau đó Bán Bán Tú ở trong băng nhảy ra, ướt như chuột lột, tức giận vô cùng và trách mắng thiếu hiệp, rồi bảo thiếu hiệp không nên dùng quỷ kế như thế. Thiếu hiệp vừa cười vừa chế nhạo rằng Bán Bán Tú không dám nhận là hèn kém mà còn vu khống người ta sử dụng quỷ kế. Bán Bán Tú cả giận, giở Tinh Túc Ma Chưởng ra tấn công thiếu hiệp liền. Ngờ đâu đánh chưa đầy ba hiệp, Bán Bán Tú đã bị đánh bắn ra ngoài xa ba trượng. Tuy không bị tổn thương, Bán Bán Tú đã thua hẳn. Thiếu hiệp lại còn nhạo báng, bảo môn Tinh Túc Ma Chưởng của y chưa luyện tới mức thành thục. Thiếu hiệp còn hứa ba năm sau dẽ đến Âm Sơn đấu lại một phen nữa, Bán Bán Tú vẫn ra vẻ kiêu ngạo, liền nhận lời và dẫn năm tên đệ tử đi một cách hấp tấp.
Tương Mai bỗng tỏ vẻ nghi ngờ hỏi:
- Bán Bán Tú đã đi rồi, vậy mũi Lam Luân Ma Tiễn do ai ném trúng Hoàng Phủ Tung thế? Tang Lộc mỉm cười đáp:
- Mũi tên đó là do bần đạo ném. Mũi tên ấy trước kia do đại đệ tử của Bán Bán Tú là “Xích Pháp” Cự Linh đã ném trúng bần đạo. Bần đạo vẫn giữ mũi tên đó trong người. Có ngờ đâu mũi tên đó đã cứu mạng Phàm Thiếu Xuyên thoát chết! Giao Hồng vừa cười vừa tiếp:
- Tang đạo trưởng quả thật là người đại lượng, Phàm Thiếu Xuyên lên tiếng nhạo báng đạo trưởng như thế, trái lại đạo trưởng lấy ân báo oán, nghĩa phong hiệp phạm này quả thật trong giang hồ hiếm thấy.
Tang Lộc nghe Giao Hồng nói vậy, đôi má đỏ bừng, vừa cười vừa đáp:
- Phàm Thiếu Xuyên tánh nết tuy ngông cuồng, nhưng vẫn là nhân vật chính phái, chẳng lẽ bần đạo thấy y sắp chết mà không cứu hay sao? Tang Lộc vừa nói xong đột nhiên từ bên ngoài sảnh có một cái bóng lanh lẹ phi vào.
Tang Lộc và hai nàng đều giật mình, ngẩn người ra nhìn, mới hay người đó chính là Phàm Thiếu Xuyên, vẻ mặt hổ thẹn, cái áo dài rách tả tơi, hiển nhiên là vừa đấu một trận rất kịch liệt. Phàm Thiếu Xuyên rụt rè nói:
- Xin Tang quan chủ thứ lỗi cho Phàm mỗ đã ngông cuồng. Nếu vừa rồi không nghe lời quan chủ nói Phàm mỗ cũng không rõ đầu đuôi ra sao nữa! Tang Lộc đứng dậy, tiến tới nắm tay Phàm Thiếu Xuyên và nói:
- Việc nhỏ mọn như vậy, hà tất Phạm lão sư phải nhắc nhở. Tại sao Phàm lão sư biết lão ở đây mà tới? Phàm Thiếu Xuyên tỏ vẻ cảm động và đáp:
- Năm xưa đệ gây hấn với Độc Ty Phong Vân Cái nên mới bị y bắn ba cái Xà Vỹ Trâm vào mông. Vì thế Phàm mỗ phải nằm liệt giường trong ba tháng, sau đó Cái Bang trưởng lão Hồng Hoàng thân hành dắt Phong Vân Cái đến tận cửa nhà mỗ để tạ tội. Ngờ đâu Phong Vân Cái cho đó là một việc tất sỉ nhục nên đêm lại y ẩn núp trong bụi lau cạnh Dã Ấp Than, chờ Phạm mỗ rời khỏi nơi đó thì bỗng hiện thân, bắt Phàm mỗ quì xuống tạ tội để rửa hận xưa, Phàm mỗ khi nào chịu. Vì thế hai người đấu một trận kịch liệt. Địch không nổi, Phàm mỗ mới đào tẩu tới đây. Năm xưa Phàm mỗ có quen biết Triệu đại hiệp, nên đến đây cầu ông ta tương trợ để giải mối tai ách này… Y chưa nói dứt, bỗng nghe ngoài sảnh có tiếng cười kinh hồn khϊếp đảm. Tiếp theo đó, một người gầy gò đầu tóc rối bù, quần áo rách rưới, đã hiện ra ở ngoài sảnh. Không cần nói rõ, ai cũng biết người đó là Độc Ty Phong Vân Cái. Thiếu Xuyên nhướng ngược đôi lông mày trắng và nói:
- Độc Ty Cái! Bạn đừng khi người quá đỗi! Sao dám táo gan xông vào nhà của Thương Châu đại hiệp thế này? Có lẽ phen này bạn bị thân bại danh liệt đến chết mới chịu thôi phải không? Phong Vân Cái cười nhạt đáp:
- Bình sinh kẻ ăn xin này chỉ thích đi lại một thân một mình thôi, chớ không hề sợ hãi và nghi kỵ gì cả. Thương Châu đại hiệp là ai? Sao không thấy đại hiệp ấy ra đây tương kiến? Lúc ấy, Nghiêm Phúc và mấy võ sư bên trong vừa ra tới. Một võ sư nghe Phong Vân Cái nói vậy cả giận, múa đao xông lên, nhắm ngang lưng Cái hiệp tấn công tức thì.
Phong Vân Cái cười nhạt một tiếng, khẽ xê dịch sang bên tránh rồi hất tay áo lên, năm ngón tay như năm cái móc sắt, nhanh như điện chớp, chộp luôn con dao của võ sư kia.
Chỉ nghe “cách” một tiếng, Phong Vân Cái đã cầm thêm nữa lưỡi đao rồi, nhưng Cái hiệp vẫn không ngừng, vứt lưỡi đao gãy ấy đi, rồi giơ thẳng bàn tay ra nhằm yếu huyệt của đối thủ đè xuống.
Võ sư nọ kinh hãi biến sắc, nhảy lùi về phía sau tránh né. Ngờ đâu, Phong Vân Cái như bóng theo hình, và nhanh như gió thổi, đuổi theo đối thủ tấn công lia lịa.
Mọi người đều thấy võ sư kia sắp bị chưởng của Cái hiệp hạ sát đến nơi nên Phàm Thiếu Xuyên và Tang Lộc cùng ra tay một lượt tấn công mạnh vào sau lưng Phong Vân Cái để cứu võ sư đó. Phong Vân Cái ngông cuồng đến đâu cũng không dám tiếp tục hạ sát võ sư nọ, bèn quay về bảo vệ lấy thân trước, đã vội lui lại hai bước múa chưởng ra đỡ.
Ba bàn tay va chạm nhau cả ba người đề lùi lại hai bước. Phong Vân Cái cười nhạt, thái độ ngông cuồng khôn tả, hai mắt tia ra ánh sáng hung tợn.
Tang Lộc cũng không chịu lép, cũng cười lại với thái độ như Cái hiệp và nói:
- Độc Ty Cái, bạn không sợ xúc phạm đến quy luật của Cái Bang hay sao?
- Lần trước kẻ ăn xin này lỡ dùng Xà Vỹ Trâm mới bị khiển trách như thế. Còn bây giờ ta chỉ sử dụng võ công chân thật thì chẳng sợ gì cả.
Tang Lộc đang định nói tiếp thì La, Giang hai cô nương đã cầm kiến nhảy tới trước mặt Phong Vân Cái rồi.
Giao Hồng liền nói:
- Tang chân nhân khỏi cần nói nhiều. Tiểu nữ muốn xem hoá tử này có bao nhiêu đạo hạnh mà y dám đến tận nhà của Thương Châu đại hiệp diễu võ dương oai như vậy? Phong Vân Cái đột nhiên cười giọng quái dị rồi đáp:
- Thương Châu đại hiệp Triệu Khang Cửu oai vọng Yến Vân, thanh trấn võ lâm thật, nhưng trong mắt hoá tử này y như không có. Cô nương tâng bốc Triệu Khang Cửu quá cao như vậy làm gì? Nói đến đó, y rút cái tiêu trúc ở trong người ra và tiếp:
- Nếu cô nương chống đỡ nổi tiêu trúc này hai mươi hiệp, hoá tử này sẽ bỏ đi ngay và cũng xoá bỏ cả mối oán hận với Phàm Thiếu Xuyên.
Giao Hồng tức giận đến đỏ bừng hai má, múa kiếm xông lại tấn công như chớp nhoáng.
Phong Vân Cái cười nhạt một tiếng rồi tiếp:
- Tài hèn mọn của phái Nga Mi như vậy mà cô nương đòi vuốt râu cọp thì thật táo gan vô cùng.
Y ăn nói tuy ngông cuồng nhưng sự thật y cũng có vài miếng võ rất kỳ ảo. Nên y vừa nói dứt đã múa cây tiêu trúc lên chống đỡ trường kiếm của Giao Hồng.
Thấy nội lực Phong Vân Cái kỳ mạnh, kiếm của mình bị đánh bật trở lại, Giao Hồng kinh hãi vô cùng. Nhưng nàng nhờ có kiếm pháp huyền diệu, vội thuận thế công của cây tiêu trúc mà quay lẹ mình biến thế kiếm ra thế Liễu Chi Khoan Yến, múa lên như trăm ngàn điểm sao bạc, nhắm các yếu huyệt của đối thủ mà điểm tới.
Phong Vân Cái vừa tươi cười vừa lẹ tay đổi thế tiêu để chống đỡ. Chỉ trong giây phút hai người đã đấu được ba hiệp Ba hiệp đó đều kỳ ảo bất phàm. Giao Hồng đang tấn công địch không ngờ càng đấu càng bị dồn vào thế thủ, nàng đành phải giở hết pho kiếm pháp Phi Yến của Mạn Ân sư thái để phản công. Nếu không có pho kiếm ấy nàng đã bị Phong Vân Cái hạ sát từ lâu.
Đôi mắt của Tang Lộc rất sành sõi, chỉ xem giây lát đã thấy rõ là Giang Giao Hồng võ công tuy đã đạt tới mức thượng thặng nhưng vẫn chưa phải là địch thủ của Phong Vân Cái.
Hai người đã đấu được hơn mười tám hiệp, đột nhiên Phong Vân Cái quát lớn một tiếng, giở thế Trường Hồng Quán Nhật, cây tiêu trúc xuyên thẳng vào trong luồng sóng kiếm của Giao Hồng.
Và y rung tay một cái, gạt làn sóng kiếm ra hai bên, kế lại cười một tiếng thật dài, hoá thế tiêu thành Độc Mãng Tâm Huyệt nhằm Nhũ Trung Huyệt của Giao Hồng điểm tới.
Tang Lộc liền quát lớn:
- Độc Ty Cái, mi không sợ chết hay sao? Phong Vân Cái nghe nói ngẩn người, vội thu thế tiêu lại nhảy luôn ra ngoài vòng chiến, nhìn Tang Lộc quát hỏi:
- Bạn nói vậy có ý nghĩa gì? Tang Lộc cười nhạt đáp:
- Bần đạo không tin là bạn không sợ hình phạt “tự cắt lấy bảy cái gân chính”. Có thật bạn không hay biết Triệu đại hiệp với hai cô nương đây có liên quan gì đến Cái Bang của bạn hay sao? Giao Hồng bị Phong Vân Cái đẩy lui làn sóng kiếm khiến khí huyết đảo ngược, nhân lúc đối thủ thâu thế tiêu nhảy ra ngoài vòng chiến nàng mới có dịp điều tức lại.
Sau nàng nghe Tang Lộc nói vậy, biết ý ngay, mắc cỡ đến hai má đỏ bừng.
Tương Mai cũng mắc cỡ như Giao Hồng.
thầm: Thấy thần sắc của hai nàng, Phong Vân Cái vẫn còn hồ nghi, liền nghĩ
- “Hình phạt ‘tự cắt bảy cái gân chính’ là hình phạt những kẻ phạm thượng của bang ta. Triệu Khang Cửu với hai nàng nọ đâu có liên can gì với bản bang, nhưng ta ở trong Cái Bang chỉ có kém mấy vị trưởng lão và bang chủ thôi, như vậy khi nào ta lại phải chịu hình phạt ất được?” Y bị giam cầm ban năm liền, không hay tin gì bên ngoài cả. Vừa ra khỏi nơi giam giữ, y đã kiếm Tổng Đàn của phái Cao Dương ngay để dọ hỏi xem “Bạch Mi Tú” Phàm Thiếu Xuyên đang ở đâu.
Không tiếp xúc bên ngoài chút nào, y làm sao biết được chuyện đó? Nghĩ đoạn Phong Vân Cái nhìn Tang Lộc cười nhạt và đáp hỏi:
- Lão đạo sĩ kia, ngươi phải nói rõ cho ta biết, nếu ngươi định tâm đùa ta thì ngươi cũng không tránh khỏi tai ách của đôi chưởng này.
Tang Lộc vẫn trầm tĩnh mỉm cười đáp:
- Bạn có biết Triệu đại hiệp là nhạc phụ của Tứ trưởng lão trong Cái Bang của bạn không? Còn hai cô nương này đều là vơ chưa cưới của Tứ trưởng lão đó.
Tang Lộc nói xong, hai nàng xấu hổ khôn tả, cúi gầm mặt. Phong Vân Cái đột nhiên nổi giận và nói:
- Tứ trưởng lão của bổn bang quá cố đã lâu, dầu ông ta còn sống chăng nữa năm nay cũng tới tuổi hoa giáp rồi, thì ông ta làm gì còn nhạc phụ và thê thất nữa. Ngươi tưởng lão hoá tử này dễ khinh rẻ lắm sao? Nói đoạn y múa song chưởng tấn công liền.
Tang Lộc né mình, lui về phía sau mấy bước, quát lớn:
- Hãy khoan đã. Bạn bị giam cầm ba năm liền, nên tất cả việc to nhỏ của quí bang thay đổi ra sao, bạn đâu biết rõ.
Phong Vân Cái lại ngẩn người, không nói nửa lời. Tang Lộc cười nhạt tiếp:
- Tứ trưởng lão của Cái Bang đã quá cố, thẻ bài Tía Đông Thần Long Sư Hồ Lệnh của ông ta để lại do Cái Bang Tam truởng lão quyết định giao phó cho một người cầm giữ. Vậy người ấy có phải là Tứ trưởng lão của Cái Bang không? Bạn thử nói ta nghe coi! Phong Vân Cái choáng váng cả đầu óc, hai mắt nổ đom đóm lửa và nghĩ:
- “Nguy tai! Lời của tên đạo sĩ này quả nhiên là sự thật. Theo quy luật của Cái Bang ta thì kẻ dưới phạm thượng là phải chịu hình phạt như y vừa nói. Như vậy, ta biết làm sao bây giờ?” Sau y lại nghĩ tiếp:
- “Lúc này ta không nên nhận lõi ngay, kẻo sau này không sao thoái thoát được.” Đoạn y xoay tít hai con ngươi một vòng, cả cười đáp:
- Dầu ngươi có nói sai đi nữa hoá tử này cũng không biết. Theo luật lệ của Cái Bang ta thì chỉ nhận lệnh phù chớ không nhận người. Hơn nữa, hóa tử nầy tới đây mục đích chỉ đối phó một mình họ Phàm kia thôi.
Nói xong, y múa chưởng xông lại tấn công Bạch Mi Tú.
Thấy thế công của Phong Vân Cái nhanh như chớp nhoáng và mạnh vô cùng, Phàm Thiếu Xuyên biết không sao tránh né được, đành phải nghiến răng mím môi, giở một thế tuyệt kỹ trong Đại Tung Dương Cửu Thủ ra chống đõ.
Ngờ đâu chưởng của y chưa kịp giơ ra, y đã thấy Phong Vân Cái kêu “hự” một tiếng, thân mình đã như chiếc diều đứt dây, bắn ra ngoài sảnh, rơi xuống mặt tuyết.
Các người trong sảnh thây vậy, đều ngạc nhiên vồ cùng, vì không ai rõ tại sao Phong Vân Cái lại bị đánh ngã như vậy.
Một luồng gió nhẹ thổi tiếp theo, bỗng một ông già xuyên qua cửa sổ nhảy vào rồi tiến thẳng tới trước mặt Phong Vân Cái.
Thì ra lúc Phong Vân Cái nhảy lên cao múa chưởng đánh xuống thì cảm thấy một sức mạnh vô hình đẩy tới trước, ngực như bị trái chuỳ nặng vạn cân bổ vào, chân khí tản mác tức thì, và thân mình y bị bắn rơi ra bên ngoài, rơi ngay xuống mặt tuyết, chân tay và mình mẩy tê liệt, từ cổ một cục máu tươi sắp vọt ra ngoài. Y cố gượng nuốt cục máu ấy trở vào, hai mắt nhắm nghiền để điều thức khí huyết trở về kinh mạch.
Chỉ trong giây lát, hơi sức phục hồi, y mở mắt ra nhìn, thấy người đứng trước mặt rất quen thuộc. Y ngắm người đó từ dưới chân lên trên, bỗng biến sắc mặt, chân tay run bây bẩy, vừa quỳ vừa bò tới trước mặt ông già vừa cười vừa nói:
- Đệ tử Tích Thọ tham kiến Thương trưởng lão. Đệ tử có điều gì không nên không phải, xin trưởng lão lấy quy luật của bổn bang trị tội.
Ông già nọ, tức Cửu Chỉ Thần Cái, sầm nét mặt lại, vuốt râu cười nhạt và đáp:
- Không dám! Bây giờ mi là nhân vật của Phong Vân, lão đâu dám nói mi phạm tội gì? Phong Vân Cái mặt càng lợt lạt thêm, mồ hôi lạnh toát trên trán, không dám nói đến nửa lời. Lúc ấy, các người trong sảnh đã nhận rõ người ấy là ai rồi.
Thương Tỷ đã có đến Triệu phủ một lần, Nghiêm Phúc vừa thấy đã nhận ra ngay. Lão bộc liền tới trước mặt Thương Tỷ vái chào và nói:
- Thương trưởng lão đã lâu rồi vẫn không có tới đây. Cụ mạnh giỏi đấy chớ? Gia chủ khát vọng muốn được gặp cụ, nên cứ mong mỏi mãi.
Thương Tỷ gật đầu mỉm cười đáp:
- Chủ nhân nhà này giữa đường cứ truyền phán tung tích cho mọi người rõ. Lão mấy lần đi tìm nhưng lần nào cũng không được gặp. Có phải quý chủ nhân đã trở về rồi đấy không? Nghiêm Phúc cung kính trả lời:
- Thưa Thương trưởng lão, gia chủ chưa về tới.
Thương Tỷ gật đầu rồi quay lại nhìn Phong Vân Cái, định lên tiếng trách mắng.
Lúc ấy Tang Lộc đã lanh lẹ chạy tới trước mặt Thương Tỷ vái chào và nói:
- Thưa Thương trưởng lão, bần đạo là “Âm Sơn Kim Chân Quan” Tang Lộc xin vái chào. Lâu nay đã ngưỡng mộ trưởng lão, chĩ hận duyên chưa được chiêm ngưỡng, hôm nay bần đạo được gặp trưởng lão, quả là có phúc thấy Thái Sơn Bắc Đẩu.
Thương Tỷ mỉm cười đáp:
- Tang quan chủ khiêm tốn quá! Tang Lộc nhìn Phong Vân Cái vừa cười vừa nói:
- Miêu lão sư với bần đạo và mấy người đây không có thù hằn gì cả, chỉ vì hai bạn hơi nóng tính một chút, nên sinh ra cãi vã, rồi xảy ra xô xát như vừa rồi. Bọn bần đạo cũng có điều không phải, mong Thương trưởng lão đừng khiển trách Miêu lão sư thì bần đạo vui mừng lắm.
Phong Vân Cái nghe Tang Lộc nói vậy, trong lòng cảm động vô cùng. Thương Tỷ cũng không muốn làm to chuyện, nghe Tang Lộc nói vậy bèn trầm giọng quát mắng Phong Vân Cái:
- Đứng dậy và có mau tới cảm ơn Tang quan chủ đi không? Phong Vân Cái vội đứng dậy, vẻ mặt khích động lạ thường. Tang Lộc còn sợ y hổ thẹn, vội kéo Bạch Mi Tú tới giảng hoà.
Trong đại sảnh khi ngồi vào tiệc, Cửu Chỉ Thần Cái hỏi mọi người có biết Vân Nhạc hiện giờ ở đâu không? Người nào người nấy trả lời là không biết rõ. Thương Tỷ hợp lại những lời nói của mọi người, suy nghĩ giây lát đã biết rõ tám chín phần bèn lắc đầu thở dài một tiếng rồi nói:
- Người em kết nghĩa của lão là một kỳ tài trong võ lâm, võ công siêu tuyệt, nhưng nước đầy thì đê tràn, tài cao thì ông trời đố kỵ. Người ta sống ở trên đời, gặp việc như ý thì ít, gặp sự ngang trái thì nhiều. Nghĩa đệ của lão lạt lòng buông thả cả ba người “Hồng Kỳ Bang Chủ” Vũ văn Lôi, “Bác Bộ Cản Thiền” Hoàng Phủ Tung và “Âm Sơn” Bán Bán Tú. Có lẽ chú ta thất chí trên tình trường, định quyết tuyệt giang hồ cũng nên.
Nói xong, Cái Bang trưởng lão đưa mắt nhìn Giang Giao Hồng và La Tương Mai một lượt Hai nàng thấy Thương Tỷ liếc nhìm mình, hổ thẹn vô cùng cúi gầm mặt xuống. Thương Tỷ thở dài một tiếng và nói tiếp:
- Chữ tình đã gϊếŧ hại biết bao nhiêu nam nữ. Phải biết nghĩa đệ của lão tuy coi kẻ ác như thù, nhưng trong lòng rất trung hậu. Lão dám bảo đảm y không phải là người thấy mới nới cũ đâu. Sở dĩ y gây nhiều tình duyên là do sự bất đắc dĩ, nên lão mong ai nấy cũng nên lượng thứ cho chú ta.
Thương Tỷ thốt ra những lời nói đó là vì thấy hai nàng này cũng say mê Vân Nhạc, ấy là để ngấm ngầm cảnh tỉnh hai nàng, Thương Tỷ lại lớn tiếng cả cười và tiếp:
- Vũ Văn Lôi là người hùng tài đại lược, Hoàng Phủ Tung nham hiểm quỷ trá, Bán Bán Tú độc ác khôn lường. Thiết tưởng những người đó không khi nào lại chịu ẩn phục một nơi đâu. Chỉ e sau này trong võ lâm lại có tai kiếp rất lớn.
Nói tới đây, Thương Tỷ bỗng nghe bên ngoài cửa sổ có tiếng cười nhạt và tiến nói vọng vào:
- Phải, mi nói đúng đấy! Thương Tỷ liền phi thân xuyên qua cửa sổ nhảy ra ngoài. Phong Vân Cái và mọi người cũng lần lựơt nhảy theo, nhưng không thấy bóng ai cả. Quả thật thân pháp của kẻ địch nhanh tuyệt vời. Thương Tỷ kinh hãi thầm và hoài nghi vô cùng.
Đột nhiên. Phong Vân Cái cười nhạt một tiếng, giơ cánh tay duy nhất lên múa chưởng, nhắm dưới mái đại sảnh đánh tới. Kế nghe một tiếng kêu la thảm khốc, từ trên mái hiên bỗng một cái bóng người rơi xuống, nằm phục trên đống bùn lầy. Người đó hai tay ôm mắt trái vừa lăn lộn vừa rên xiết. Kẻ tay của y rỉ máu tím đen. Phong Vân Cái cười nhạt một tiếng và nói:
- Yêu ma tiểu xú dám táo gan tới đây! Mi đã thấy sự lợi hại của Xà Vỹ Trâm như thế nào chưa? Người nọ hình như không chịu nổi sự đau đớn và tự biết không sao sống được, bỗng đứng phắt dậy trợn một con mắt còn nguyên vẹn, nhìn thẳng vào mặt Phong Vân Cái tỏ vẻ căm hờn. Rồi bỗng y giơ tay toan đánh mạnh xuống đầu một cái, ngờ đâu Phong Vân Cái đã lẹ làng nắm chặt lấy cổ tay phải của y lại rồi trầm giọng nói:
- Bạn muốn chết, không khó đâu. Nhưng trước hết bạn phải theo đúng sự thật mà trả lời, hoá tử này sẽ giúp cho bạn thoả lòng ngay.
Người nọ hình như đã bị chất độc công phá, đau đớn đến mê mang đang quyết tâm tự tử để được giải thoát. Nhưng y không ngờ cổ tay bị kẻ địch nắm chặt, đau buốt đến tận xương, không sao chịu nổi chỉ kêu lên được một tiếng thảm khốc đã chết giấc. Phong Vân Cái nhổ vào xác đó một đống nước miếng và mắng:
- Đồ phế vật! Không chịu nổi cái bóp… Y chưa nói dứt người lạ mặt kia dãy đành đạch mấy cái rồi tắc thở. Thương Tỷ thấy Phong Vân Cái lạm dụng Xà Vỹ Trâm đối phó kẻ địch liền cau mày lại trầm giọng quát mắng:
- Tích Thọ, người lên tiếng đã chạy từ lâu rồi, sau mi lại đối xử với người đó như thê? Phong Vân Cái tỏ vẻ sợ hãi và nghĩ thầm:
- “Lần này ta té nhào một cái rất nặng. Phải, người lên tiếng đã bỏ chạy từ lâu, sao ta lại ra tay đối xử với tên tiểu bối này quá ác độc?” Đoạn y liếc nhìn cái xác, thì đột nhiên ở phía xa chừng mười trượng,, trên bờ ao, dưới cây thông cổ có người ha hả cười và nói:
- Lão ăn mày lại đoán sai rồi! Lão phu vẫn ở đây chứ có đi xa đâu, chỉ có tên ăn mày cụt tay là nhầm lẫn có đối thủ.
Thương Tỷ vừa quay người lại liền luôn một chưởng về phía đó. Cổ thụ bị chưởng phong của Cửu Chỉ Thần Cái ngã nghiêng lá cây rụng như mưa, mà không thấy bóng người rơi.
Thương Tỷ tức giận vô cùng, đang định xông tới nới đó thì dưới cây lại có tiếng cười nhạt và nói:
- Ngày khai sát giới của lão còn ba hôm nữa là tới kỳ, Thương Tỷ, bốn tên đồ đệ của lão gia đã bị mi đánh cụt chân cụt tay, vậy tiện đây ta cho mi biết rằng ta sẽ đợi chờ mi ở Tổng đàn của Hồng Kỳ Bang, trên Vân Mộng Sơn ở Hồ Bắc, để trả món nợ thù đó. Bằng không Cái Bang của mi sẽ bị gϊếŧ sạch, lúc ấy ngươi đừng trách lão là người ác độc nhé! Thương Tỷ vẫn không thấy mặt người nọ bèn lên tiếng quát hỏi:
- Mi là ai?
- Trường Bạch Ma Tôn Giả Thương Tỷ biến sắc, nhưng cười nhạt đáp: giáo.
- Được, nửa tháng sau hoá tử này thể nào cũng đến Vân Mộng Sơn lãnh Ma Tôn Giả cũng cười nhạt đáp:
- Nhân vật của Cái Bang xưa nay vẫn tôn trọng lời hứa, bây giờ lão trở về Vân Mộng Sơn đợi chờ. Tốt hơn hết mi đem thêm đồ tử, đồ tôn để lãnh cái chết luôn một thể.
Tiếng nói của Ma Tôn Giả vừa dứt, mọi người thấy trong ao có cái bóng người trắng xoá nhảy thẳng lên cao, nhanh nhẹn như điện chớp.
Phong Vân Cái quát lớn một tiếng, tung mình đuổi theo, đồng thời y giơ năm ngón tay như năm cái móc sắt nhắm sau lưng cái bóng trắng xoá mà cào tới.
Ma Tôn Giả công lực đã tuyệt trần, khinh công lại nhanh một cách kỳ lạ, khi nào Phong Vân Cái lại cào trúng, nên chĩ thấy y phất cái tay áo trắng về phía sau một cái là thân mình lượn chéo sang bên, phi đi mất dạng.
Phong Vân Cái bi tay áo của Ma Ton giả phất tới, năm ngón tay đau như bị dao cắt, vội thâu tay lại, hạ thân mình nhảy xuống dưới đất, loạng choạng mấy bước mới đứng yên, mặt đỏ như trái gấc.
Lúc ấy, Thương Tỷ chỉ ngước mặt lên nhìn trời, vẻ mặt không thay đổi gì cả, nhưng mọi người đã biết Thần Cái đang nghĩ ngợi về một vấn đề rất quan trọng, nên không ai dám lên tiếng hỏi han.
Bỗng Nghiêm Phúc cùng hai thiếu niên mặc võ trang màu đen ở trong đường nhỏ hấp tấp chạy ra. Hai thiếu niên ấy mặt rất anh tuấn, nhưng cả hai cùng có vẻ lo sợ tiến thẳng tới trước mặt Thương Tỷ cúi đầu vái lạy và thưa: bối.
- Hậu bối mạt học Hồ Thiên Sanh, Trần Văn Hàn yết kiến Thương lão tiền Thương Tỷ không quen biết hai người đó, tỏ vẻ ngạc nhiên liền hỏi:
- Hai vị là môn hạ của vị nào thế? Tại sao hai vị lại biết lão? Chẳng hay hai vị có việc gì mà lo âu đến đỗi? Văn Hàn buông xuôi tay, cung kính đáp:
- Gia sư là Đào Chúc Tam, xưa nay vẫn ở trên Liêu Đông Thương Tỷ kêu “ủa” một tiếng, Văn Hàn lại tiếp:
- Lão tiền bối rất minh xét. Việc này không phải anh em hậu bối nguy nan. Sở dĩ anh em hậu bối tới đây cầu kiến Tạ thiếu hiệp là vì giúp bạn. Sau nghe Nghiêm quản gia nói, Tạ thiếu hiệp không có ở đây và bảo anh em hậu bối ra đây thưa cùng Thương lão tiền bối nên anh em hậu bối mới dám mạo muội cầu kiến. Sự thật việc đó là do anh em hậu bối ở giữa đường gặp Nga Mi đồng đạo là Khương thiếu hiệp sắc mặt lo âu, đang hấp tấp đi về phía Hồ Bắc, Khương huynh có cho anh em hậu bối hay Đông Phương thiếu hiệp đã bị Hồng Phong Nương Tử của Hồng Kỳ Bang bắt cóc, và nhờ anh em hậu bối tới đây cầu Tạ thiếu hiệp ra tay cứu giúp.
Giang Giao Hồng và La Tương Mai nghe hai thiếu niên nọ nói vậy, đều thất thanh kêu “ối chà” một tiếng, sắc mặt tái mét.
Thương Tỷ gật đầu đáp:
- Lão sẽ có cách đối xử.
Nói xong Thần Cái gọi Phong Vân Cái tới gần và dặn bảo
- Ngươi mau đi Thương Châu truyền lệnh cho đường chủ của bổn bang, dùng phương pháp Thiên lý truyền tin, mời ngay hai vị trưởng lão của bổn bang tới tỉnh Hồ Bắc tức thì. Lão sẽ đợi ở Hạ Khẩu.
Phong Vân Cái vâng lệnh đi liền. Thương Tỷ nhìn hai nàng nói tiếp:
- Lão có câu nói này, mong hai cô nương đừng trách. Nghĩa đệ của lão, Tạ Vân Nhạc là người hào hoa phong nhã, một kỳ tài cái thế, nên hai cô nương không thể nào không đem lòng… Hai nàng mắc cở, mặt đỏ bừng, cúi đầu. Lại nghe Thần Cái nói tiếp:
- Lão chỉ e giữa hai cô với nghĩa đệ của lão còn có sự dây dưa với nhau, chỉ vì y với Cánh Trường Tu môn hạ của Kim Đỉnh Thượng Nhân đã kết thù oán. Kim Đỉnh Thượng Nhân là người hay chìu môn hạ nhất, nên lão sợ thể nào Thượng Nhân cũng gây trắc trở cho việc của hai cô. Nhưng hữu chí thì nên, mong hai cô đừng nản lòng và cũng không nên nóng nảy. Bây giờ hai cô tới núi Võ Đang kiếm y và bảo y tới Vân Mộng Sơn giúp lão một tay.
Thương Tỷ nói xong liền cùng Văn Hàn, Thiên Sanh và Phàm Thiếu Xuyên đi Hạ Khẩu trước.
Còn Giao Hồng, Tương Mai và Tang Lộc thì đi đến núi Võ Đang.
***
Lúc ấy đang là tháng hai, trên núi Võ Đang hoa đào và hoa hạnh đang đua nở, các thứ cây khác cũng đang mọc mầm, trông rất đẹp. Trên những đỉnh núi cao, tuyết phủ vẫn chưa tan, những ngôi miếu trên núi đều huy hoàng. Nơi đây thật là một thắng địa của Huyền Môn.
Cạnh ao Vũ Tích trước Tía Tiêu Cung dưới Triển Kỳ Phong có một đạo sĩ mặt gầy gò, râu tóc bạc phơ, đang đứng khoanh tay về phía sau, ngẩn nhìn bèo lau nổi trên mặt nước, đôi lông mày cau lại, vẻ mặt lo âu vô cùng. Sau y, hai tiểu đồng, mặt mũi thanh tú, tay đều bưng một thanh kiếm cổ.
Bỗng nhiên, bốn bề các núi quanh đó có tiếng chuông vang động, rền cả vòm trời. Đạo trưởng vội ngẩng mặt lên nhìn, đôi ngươi tia ra hai luồng ánh sáng chói lọi.
Trong tiếng chuông du dương, bỗng có một tiếng rú thật dài truyền tới rồi từ đỉnh núi Triển Kỳ có một bóng người nhanh như điện chớp bổ nhào xuống, chỉ trông thoáng cái đã hạ tới bậc đá ở cạnh đạo trưởng.
Người đó là một đạo nhân mặt vàng, râu thưa thớt. Y vừa phi tới bên đạo trưởng đã cúi đầu vái chào và thưa:
- Chẳng hay Chưởng môn có việc chi mà rời khỏi Thiên Trụ Phong, xuống dưới Tía Tiêu Cung này? Đạo trưởng nọ trầm giọng đáp:
- Tinh Minh, sao ngươi lại ăn nói sơ xuất như vậy? Việc này liên can tới sự thịnh suy của phái Võ Đang. Ta đã mời ba vị bổn môn sư thúc chia nhau ra toạ trấn Quỳnh Đài Quan, Thái Hoà Cung và Kim Đỉnh Huyền Vũ Điện.
Tinh Minh chân nhân tỏ vẻ mừng rỡ và đáp:
- Có ba vị tiền bối ấy ra tay trợ giúp thì bổn môn khỏi lo âu.