Chương 87: [Tiểu kịch trường 3] Lão phu phu – Tân duẩn

Mười mấy năm sau, Thương Ngọc Hiên, trước cửa sổ phía Tây.

Đại Trúc Tử: Thời gian trôi qua thật là nhanh, chớp mắt đã đến mùa măng rồi.

Lục tiểu công (ôm lấy từ phía sau): …Ừ.

Đại Trúc Tử (chuyên tâm): Năm nay trong rừng lại mọc rất nhiều măng, một cây, hai cây, ba cây… Ở góc bên kia, bốn cây, năm cây…

Lục tiểu công (hôn): Đáng tiếc dạo này A Sâm không còn đòi ta măng nữa, hại ta ban đêm tịch mịch vô cùng.

Đại Trúc Tử (ngượng ngùng nắm vạt áo): Đòi măng gì chứ, không nói tiếp nữa!

Lục tiểu công (nũng nịu): Hay là chúng ta lại sinh một cây đi?

Đại Trúc Tử: Hở?

Lục tiểu công: Ngươi nhìn xem, Duẩn Nhi được công danh rồi, sau này sẽ sống ở kinh thành, có lẽ là không quay lại nữa. Lam Nhi suốt ngày dẫn đám mèo con vào trong thôn, trong mắt đâu đâu cũng là vàng ròng ngân phiếu, dã tâm còn cao hơn cả nam hài nhi. Huyên Nhi cũng vào trường học, từ nay về sau sẽ càng lúc càng bận rộn, sớm muộn cũng phải rời nhà. Bên người chúng ta ngay cả một hài tử thân thiết cũng không có, nhớ tới bọn trẻ lúc còn nhỏ, không phải đứa nào đứa nấy đều dính người sao?

Đại Trúc Tử (gật đầu một cái): Nói vậy, hình như là nên sinh thêm một đứa nữa…

Lục tiểu công (cặp mắt sáng quắc): Tới đi tới đi, A Sâm, chúng ta nhanh nhanh lên giường lăn lộn!

Đại Trúc Tử: Không muốn, ta nhìn thấu ngươi rồi đấy, ngươi chỉ là muốn tìm lý do mà thôi.

Lục tiểu công (như đưa đám): A Sâm ~

Đại Trúc Tử: Hừ.

Lục tiểu công (ôm chặt nũng nịu): A Sâm, ngươi nhìn trúc nhà người ta đều có măng non mập mạp bên cạnh, bên người ngươi lại không có gì, thật là tịch mịch. Chúng ta chỉ sinh một cây măng nữa thôi, không nhiều, chỉ một cây!

Đại Trúc Tử: Ai nói bên người ta không có? (đưa tay chỉ) Này, gốc trúc ở phía nam, vùng đất cách đây hai thước.

Lục tiểu công (mở to mắt, một lát sau làm vẻ mặt khϊếp sợ): Hình như là… Quả nhiên… Đúng là… có thật.

Đại Trúc Tử: … Không thể nào?

Lục tiểu công: … Không thể nào?

Hai người đồng thời quay đầu, nhìn nhau thật lâu.

Đại Trúc Tử (kêu lên sợ hãi): Ấy ấy ấy, ngươi làm gì đấy? Đừng có cởi, đừng có cởi… Mới tới đầu mùa xuân, trời còn lạnh, quần áo của ta!

Lục tiểu công (mặt đầy mừng rỡ): Mau nhìn xem măng non nhà chúng ta lớn thế nào rồi!

Một hồi hoạt động cởi y phục không thích hợp cho thiếu nhi.

Đại Trúc Tử (nhìn chằm chằm bụng): Hình như là… rất bình thường.

Lục tiểu công (chần chờ): Ừ, ngày tháng không đúng lắm.

Đại Trúc Tử ( quay đầu cẩn thận quan sát): Ngọn trúc cao hai tấc, nếu là ở trong bụng ta, hẳn đã lộ ra việc mang thai rồi.

Lục tiểu công: Cho nên… Không ở trong bụng ngươi?

Đại Trúc Tử: Sợ rằng không có ở đây.

Lục tiểu công: Làm sao có thể, nó cách ngươi gần như vậy, nếu như không ở trong bụng ngươi, còn có thể ở trong bụng ai… (dừng lại)

Đại Trúc Tử (sắc mặt tái nhợt): … Trời ạ.

Lục tiểu công: Trời ạ.

Đại Trúc Tử (lắp bắp): Nhưng, nhưng mà, Lâm Nhi từ trước đến giờ đều rất hiểu chuyện…

Lục tiểu công (sắc mặt tái xanh): Nhi tử thả ra ngoài, như bát nước hất đi, ai biết nó vào kinh lâu như vậy đã làm cái gì.

Đại Trúc Tử: Nhưng nó mới mười bảy tuổi!

Lục tiểu công (cau mày): Lúc ngươi sinh nó, cũng chỉ có mười bảy tuổi.

Đại Trúc Tử: Không giống nhau, ta đã sống hơn ba trăm năm… Không phải, cái này không quan trọng, quan trọng là giờ chúng ta làm thế nào đây?

Lục tiểu công: Măng ở trong bụng nó, chúng ta có thể làm sao?

Đại Trúc Tử (ánh mắt đỏ hồng): Lâm Nhi của ta, đang yên đang lành sao lại… Nó bị con chó sói kia ăn sao? Rời nhà xa thế, bị như vậy cũng không viết thư nói cho cha, ta làm sao có thể yên tâm… Lâm Nhi của ta, Tiểu Lâm Nhi của ta…

Lục tiểu công (vội vàng ôm lấy): Không sao không sao, A Sâm chớ khóc, Lâm Nhi không có việc gì.

Đại Trúc Tử: Hu hu huuuu….

Tối hôm đó, Lục tiểu công mượn danh nghĩa an ủi lừa Đại Trúc Tử lên giường, ấp ấp ủ ủ, lăn qua lộn lại cắm vào N lần.

Hai tháng sau.

Đại Trúc Tử (hai mắt ngấn lệ mông lung): Hu huuuu…. Làm sao bây giờ, Lâm Nhi còn chưa sinh, ta lại có rồi…

Lục tiểu công (bưng một chén thuốc an thai): A Sâm không khóc, tới, uống một ngụm.

Đại Trúc Tử: Không uống!

Lục tiểu công: Cơ thể mang thai quan trọng, đừng làm bừa, nghe lời, uống một hớp đi.

Đại Trúc Tử (cầm gối): Cút!