Chương 5: Học binh pháp

Hôm sau, Lân đi đến lớp thầy Hiến, trong buổi sáng này thầy sẽ dạy văn cho các đệ tử của mình. Trong gian nhà học với bàn ghế đơn sơ, nhưng rất ngay ngắn và sạch sẽ, ba anh em Nhạc, Thơm và Lữ đều đến từ sớm. Vừa thấy Lân, Nhạc đã đứng dậy chắp tay:

- Chào Lân sư huynh

Thơm và Lữ cũng chắp tay chào.

Lân vội đáp lễ và nói:

- 3 đệ đến cũng sớm, còn khoảng 2 tuần trà nữa thì mới bắt đầu học.

Nhạc nhanh nhảu nói:

- Đệ đây vẫn thường có thói quen đến sớm, nếu trong lớp có bụi bẩn thì tiện tay lao đi hoặc có thể cùng các huynh đệ tán gẫu đôi câu.

Lân cũng gật đầu đáp:

- Có vẻ cả đệ và ta đều là người có cùng suy nghĩ

Quay sang Thơm, ánh mắt Lân đánh giá một lượt, đây sẽ là vị vua, vị tướng bách khả chiến bại sau này đây sao. Thơm có ánh mắt sáng có thần, trán cao. Thân thể cường tráng, dù chỉ mới 13,14 tuổi nhưng đã có khí chất của một người thống lĩnh. Thấy sư huynh nhìn mình, Thơm mỉm cười vội nói:

- Sư huynh, không biết tối nay huynh đệ chúng ta có thể luận bàn chút ít võ học không, đệ muốn lĩnh giáo đôi chút cao chiêu của huynh

Nghe thấy Thơm nói thế Lân bất giác bật cười, đúng là tuổi trẻ khí thịnh, vào chưa bao lâu đã muốn cùng sư huynh giao đấu. Lân cười nói:

- Nếu muốn cùng ta luận bàn thì đợi sau 2 tháng cuốc đất rồi hãy bàn tới.

Thơm tiếp:

- Vậy được, hẹn sư huynh vào 2 tháng sau

Sở dĩ mới vào học mà Thơm có đủ dũng khí để so chiêu cùng Lân là vì cả 3 anh em từ nhỏ đã theo thầy Chảng học võ, vị thầy này đặt biệt nóng tính, thấy ba đồ đệ mình rất có tài năng nên ông cũng yêu quý mà nhận làm nghĩa tử.

Khi lớp học đã đầy đủ, Thầy Hiến tiến vào cả lớp cùng đồng loạt đứng lên cung kính chào thầy.

Thầy Hiến gật đầu rồi từ tốn nói:

- Hôm nay ta sẽ dạy các trò về binh pháp. Binh pháp ta nhắc ở đây là Binh thư yếu lượt do ngài Hưng Đạo Đại Vương soạn ra. Về nguồn gốc binh thư này thì nó được viết ra dựa theo Tôn Tử binh pháp và Tôn Ngô binh pháp, dựa theo tình hình thực tiễn ở nước ta mà soạn ra binh thư yếu lược. Binh pháp là sự đúc kết từ những kinh nghiệm xương máu mà viết ra, nhưng ta cũng không thể dựa hoàn toàn vào nó, vì chiến trường là khốc liệt, mỗi thời gian, địa điểm là muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường, vận dụng binh pháp cũng pháp cũng phải biết cách biến hóa sao cho phù hợp với từng thời điểm.

- Để nhập môn binh pháp ta sẽ kể cho các trò một mẫu truyện nhỏ về nghiêm quân

Vua nước Ngô bấy giờ là Hạp Lư gọi Tôn Vũ đến để thử tài trị quân. Hạp Lư hỏi Tôn Vũ có thể thử bằng những người đàn bà không, Tôn Vũ đáp là có thể.

Rồi vua cho gọi từ hậu cung ra 180 người. Tôn Vũ chia làm hai đội, ông chọn 2 người thϊếp mà Hạp Lư yêu chiều nhất làm đội trướng.

Tôn Vũ hỏi các nàng có biết tay phải, tay trái, tim, lưng không.

Họ đồng thời đáp:

- Biết.

Tôn Vũ nói:

- Trước mặt là tim, bên trái, bên phải là tay trái, tay phải. phía sau là lưng. Tôn Vũ lấy ra phù lệnh, ba lần ra lệnh, năm lần nhắc lại, rồi giục họ đi về phía bên phải.

Các nàng chỉ đứng cười.

Tôn Vũ nói:

- Ước thúc không rõ, hiệu lệnh không tỏ là tội của tướng, bèn hiệu lệnh thêm lần nữa, ba lần ra lệnh, năm lần nhắc lại.

Các nàng vẫn cứ đứng cười.

Bấy giờ Tôn Vũ mới mới nói:

- Hiệu lệnh không rõ là tội của tướng, nhưng đã tỏ rõ mà không làm theo là tội của binh lính.

Bèn muốn chém 2 người đội trướng, vua thấy thế thì cả sợ, truyền xuống rằng:

- Quả nhân biết tướng quân giỏi dùng binh, nhưng 2 người thϊếp ấy ta rất yêu, không có 2 nàng ta thì ta ăn gì cũng không biết ngon.

Tôn Vũ nói:

- Thần đã lĩnh mệnh làm tướng, tướng ở trong quân thì có khi mệnh vua cũng không cần nghe theo.

Rồi đem chém 2 người thϊếp yêu, nhắc 2 người dưới trướng lên thay. Các nàng bấy giờ, trái phải trước sau đều y như lệnh, không dám có một chút sơ xuất nào. Tôn Vũ mới báo với vua rằng quân đã chỉnh tề, dù kêu họ dẫm vào nước, lửa đều được.

Vào thời Hán Sở, Hàn Tín cũng đã chém Ân Cái, một giám quân và cũng là bạn thân thiết với Lưu Ban thuở còn hàn vi vì xem thường tướng quân nên hóng hách làm trái quân lệnh. Chính vì vậy mà quân lính dần trở nên kỷ luật, không còn là một đám ô hợp. Qua đó ta thấy được tướng phải có uy, quân phải phục tùng tuyệt đối, quân lệnh như núi.

Nói đến đây thầy Hiến quét ánh mắt sáng rực một vòng qua các trò. Trong các học trò của mình thầy để ý thấy Thơm rất là hưng phấn, tựa như tìm thấy được báo vật. Thầy mỉm cười thầm nghĩ, học trò nhỏ này ngày sau ắt sẽ dấy nghiệp binh đao.

Thầy Hiến giảng tiếp:

- Trong phần đầu của Binh thư yếu lượt ta sẽ giảng về thiên tượng, tuyển mộ, tuyển tướng, tướng tạo, giảng luyện, quân lễ, mạc hạ, binh cụ, hiệu lệnh.

- Về thiên tượng: Khi gặp trời đất mù mịt tối tăm, gió thổi cát bay mù mịt, thì không nên ra quân. Nếu địch mang quân kỵ mạnh đến đánh thì không được rối loạn đội hình, dùng lá chắn đón đỡ tên đạn, dùng cung khỏe, nỏ cứng, cứ ngồi mà bắn, khi địch lơ là thì dùng binh mạnh, nhanh đọan hậu quân địch, có thể bắt được ngay. Nhưng với quân Khiết Đan thì không được như vậy, vì họ cưỡi ngựa đường núi như đi trên đất bằng, họ sống vùng khắc nghiệt nên dù giông bão, gió tuyết vẫn đi săn bắn. Khi gió tuyết trở mạnh, quân ta khó tiến được, họ chia ra nhiều lộ kị binh, trước sau trái phái nhữ đánh quân ta, làm ta tiêu tán đội hình không cứu nhau được. Gặp đội hình như thế thì ta quyết không đi, giữ vững đội, đợi giặt tới thì dùng cung khỏe, nỏ cứng, nỏ bàn, một trên một dưới bắn ra, địch ắt sẽ loạn.

- Cái đạo binh mạnh để chiến thắng có 5 điều

1. Sửa sang binh khí

2. Có đủ quân lính và xe cộ

3. Súc tích nhiều

4. Rèn luyện sĩ tốt

5. Kén được tướng giỏi

Năm điều ấy có đủ thì quân mới mạnh được.

- Về chọn tướng:

Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không

Gạn gùng bằng lời lẽ xem có biến hóa không

Cho gián điệp thử xem có trung thành không

Hỏi rõ ràng tường tận để xem đức hạnh

Lấy của mà thử xem có thanh liêm

Lấy sắc mà thử xem có đứng đắn

Lấy việc khó mà thử xem có dũng cảm

Cho uống rượu say xem có giữ được thái độ.

- Tướng, thì có tướng dũng và tướng trí. Tướng dũng có thể công thành hãm trận, tăng nhuệ khí cho quân sĩ. Nhưng việc mưu tính sách lược, tùy cơ ứng biến nếu không có tướng trí thì không được.

Thấy trời cũng đã trưa thầy Hiến nói:

- Hôm nay chúng ta chỉ học tới đây thôi các trò ra về, tối đến lại luyện võ. Ngày mai ta có việc phải ra ngoài nên sẽ nghỉ văn, còn võ thì tự các trò luyện tập.

Cả lớp cung kính chào thầy ra về.