Chương 31: Dùng kế hạ thành Quy Nhơn

Nhạc thấy Quang Diệu phản ứng mạnh quá thì vội giơ tay ra hiệu cho Diệu bình tĩnh lại.

Nhạc nói:

- Đô đốc Diệu hãy bình tĩnh ngồi xuống, ta và đô đốc Lân là chỗ thân quen đã lâu sẽ không có ý gia hại ta đâu, cứ nghe xong ý của huynh trước

Lúc này Diệu mới ngồi xuống, nhưng vẫn tỏ ra khó chịu.

Nhạc nhìn Lân nhẹ mỉm cười:

- Đô đốc cứ nói ra hết kế sách của mình

Lân khẽ thở dài rồi nói:

- Diệu huynh chớ nóng giận, kế của ta có phần mạo hiểm nhưng ta tin có thể thành công được 8 phần

- Hai lần công thành tiếp theo không phải thật sự công thành mà là diễn cho tuần phủ Tuyên xem. Công thành ngày thứ nhất ta cho quân số giảm đi, quân lính không theo sự chỉ huy mà loạn lên rồi Nhạc trại chủ cho rút lui.

- Công thành ngày kế tiếp thì huynh cùng ta diễn vai bất hòa với nhau, trong quân thì cho phao tin rằng, quân lính tử thương ngày càng nhiều, lại không được chăm sóc, lương thực không đủ dùng.

- Nhưng việc này phải làm thận trọng, chúng ta sẽ căn dặn lại kỹ càng cho các đô úy, tránh chuyện hư hóa thực làm lòng quân xao động.

- Quân ta trong mắt của các quan viên triều đình chỉ là đám giặt cỏ, lên núi làm cướp nên chuyện quân lính không có kỷ luật, tự tung tự tác là chuyện có thể tin được.

- Khi tuần phủ Tuyên đã bắt đầu nới lỏng cảnh giác thì đang đêm ta cho một nhóm binh lính độ trăm người bắt lấy Nhạc trại chủ tới dâng cho tuần phủ, nói thác là muốn lĩnh thưởng, không muốn theo giặc cướp làm loạn nữa.

- Ta cùng với huynh sẽ bố trí mai phục ở phụ cận, khi cửa thành mở thì bất ngờ tấn công vào. Những người tham gia áp tải Nhạc trại chủ phải là người thân tín để đề phòng bất trắc.

- Kế của ta là vậy, tuy có chút mạo hiểm nhưng ta tin nếu thành công thì thành sẽ bị phá

Quang Diệu khi nghe xong thì vội chắp tay:

- Là ta lỗ mãng, chưa nghe rõ kế sách đã vội trách huynh xin Lân huynh thứ lỗi

Nói rồi Quang Diệu chắp tay tạ tội

Nhạc thấy vậy thì lên tiếng:

- Cũng không trách đô đốc Diệu được, đô đốc chỉ vì nghĩ cho an nguy của ta mà thôi.

- Kế sách này rất hay nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm. Ta sẽ cân nhắc suy nghĩ. Hai vị đô đốc cứ về doanh trại của mình nghỉ ngơi trước.

Tối ấy Nhạc ngồi trầm ngâm suy nghĩ về kế sách mà Lân đưa ra. Việc thu lấy thành Quy Nhơn làm đại bản doanh là điều cấp thiết, nếu kéo dài, quân viện trợ của Chúa Nguyễn kéo đến thì lại phải giằng co khó lòng mà phá được thành. Chợt Nhạc nhớ ra túi mà thầy Hiến trao cho. Nhạc vội đi lấy mở túi số hai ra xem, trong túi chỉ vỏn vẹn vài chữ "" nộp mình để hạ thành"".

Chỉ có năm chữ mà Nhạc đọc xong lại toát cả mồ hôi, không ngờ kế sách của Lân và thầy không hẹn mà hợp với nhau. Như vậy kế sách này hoàn toàn có thể tin tưởng được.

Sáng hôm sau Nhạc cho truyền các tướng lĩnh đến nghị sự để tiến hành thực thi theo kế sách mà Lân đưa ra. Toán quân áp giải Nhạc sẽ do Tú và Lộc phụ trách.

Mọi việc diễn ra như kế sách của Lân, tin đồn 2 tướng lĩnh dưới trướng của Nhạc bất hòa với nhau, rồi quân lính oán thán. Nhạc còn bí mật cho người liên lạc với các thương nhân phao tin ra trong thành.

Tối hôm ấy, Tú cùng Lộc mang theo 100 quân áp tải Nhạc bị nhốt trong củi đẩy đi đến cửa thành.

Tú hét to:

Bọn là là quân Tây Sơn, nay muốn xin hàng triều đình không đi làm giặc cướp nữa, nay bắt lấy tên giặc Nguyễn Nhạc giao cho chủ tuần phủ đại nhân xin được lấy công chuộc tội.

Tuần phủ Tuyên nghe tin thì mừng như điên, hắn ta mang cái thân béo ú vội vội vàng vàng lên đầu thành nhìn xuống thì quả nhiên thấy Nguyễn Nhạc đang bị bắt trong củi. Hắn liền cho người xuống xem có phải là Nhạc hay không.

Tên lính đi tra xét thấy đúng là Nguyễn Nhạc, quần áo ngủ còn đang mặc trên người, đầu tóc thì rủ rượi, mặt mày bị đánh cho sưng vù, miệng còn có chút máu tươi, hắn trở về báo:

- Bẩm đại nhân, tên tù kia quả thật là tên giặc Nguyễn Nhạc, chắc là hắn ta đang ngủ thì bị bắt, trên người đầy thương tích.

Tuần phủ Tuyên cười ha hả nói:

- Tốt lắm, ông trời cũng giúp ta, hạ lệnh mở cửa thành mang hắn vào, sáng mai áp tải về triều.

Khi cổng thành được mở rộng ra thì bất ngờ Nhạc phá tung củi mà đứng lên hét to:

- Công thành

Tú cùng với Lộc lao đến chém chết mấy tên mở cửa thành, quân phía sau cũng tiến lên giữ cửa.

Nghe được hiệu lệnh của Nhạc, từ hai phía của thành, Lân và Diệu đang mai phục, nhất tề nổi chiên trống lên, quân ầm ầm kéo đến làm cho quân giữ thành hoảng loạn.

Tuần phủ Tuyên thì vội vàng cho người bảo hộ mình mà bỏ chạy. Hắn ta là người tham tài, chết nhát khi thấy tình thế nguy hiểm thì chạy trước thoát thân.

Các chỉ huy trong thành kéo quân chống cự. Lân cùng Diệu xung phong tiến lên trước, một tên chỉ huy của thành cưỡi ngựa lao đến Lân hét lớn:

- Tên giặc bỏ mạng lại nơi đây

Lân cũng giục ngựa lao đến, chỉ qua một chiêu Lân đã xuyên mũi giáo qua người hắn mà giơ lên cao.

Các binh lính đang chống cự nhìn thấy thế thì cả kinh, người này nhìn ốm yếu mà lại có sức mạnh quá ghê gớm

Bên phía Diệu thì đường đao tới đâu xác người đổ xuống tới đó, chẳng khác nào hổ vào bầy dê.

Quân trong thành hoàn toàn mất ý chí chiến đấu, chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy thoát thân.

Quân của Diệu và Lân truy đuổi ráo riết.

Nhạc sai Võ Đình Tú xuất lãnh 400 kỵ binh đi vòng qua mạn tây bắc chặng đánh đường trốn chạy của tuần phủ Tuyên.

Đến gần sáng thì thành Quy Nhơn hoàn toàn bị hạ, trong thành xác quân địch ngổn ngang. Hơn 3000 quân lính của thành vứt bỏ binh khí giơ tay xin hàng.

Võ Đình Tú cũng bắt sống được tuần phủ Tuyên. Quân lính Tây Sơn reo hò vang dội.

Sau khi chiếm được thành Nhạc mở tiệc khao quân, Nhạc cho mời các thương nhân trong thành đến dự.

Khi ổn định nơi ở cho các tướng lĩnh và quân sĩ, Nhạc cử Diệu đi sắp xếp bố trí quân ở các vị trí trọng yếu bảo vệ thành. Đồng thời dưới áp giải tuần phủ Tuyên, cùng các tướng lĩnh dưới trướng hắn ra pháp trường, tuyên đọc các tội trạng mà hắn gây ra trước dân chúng toàn thành rồi trảm thủ.

Nhạc ở lại thành để tuyển mộ thêm binh lính, có rất đông người đến gia nhập nghĩa quân. Trong đó có 2 đầu lĩnh người Hoa là Lý Tài và Tập Đình cũng đến xin gia nhập nghĩa quân Tây Sơn

Nhạc nghe tin báo thì mời hai vị đầu lĩnh ấy vào phòng nghị sự để gặp mặt.

Bước vào phòng cả hai cúi đầu chào Nhạc:

- Xin được ra mắt Nhạc trại chủ

- Chào hai vị - Nhạc chắp tay đáp lễ

Nhạc tiếp lời:

- Chẳng hay hai vị từ đâu đến. Danh xưng thế nào để ta tiện bề xưng hô

Lý Tài đáp:

- Tại hạ họ Lý tên là Tài, trước đây từng là thương nhân, sau vì bị triều đình chèn ép, cấm đoán đủ điều, còn bị thu thuế đủ loại đến mức không sống nổi nên phải tập hợp anh em làm nghề cướp biển mà sống, nay nghe Đại trại chủ phất cờ khởi nghĩa, tại hạ liền tới đây xin được theo phò tá.

Tập Đình cũng tự giới thiệu mình:

- Tại hạ cũng họ Lý tên A Tập, là người Dinh Quảng Nam, nơi tại hạ ở bị tên quyền thần Trương Phúc Loan thu thuế rất nặng, lại thêm mấy phen mất mùa nên càng đói khổ, dân làng nhiều phen chống lại nhưng đều bị bắt bớ, gϊếŧ hại. Tại hạ tập hợp các minh hương (người đồng hương) cùng nhau chống lại quan quân. Khi bị truy đuổi thì lên thuyền trốn ra biển.

Nhạc nghe thế thì hỏi:

- Hai vị hiện giờ đang cùng thống lĩnh một nghĩa quân hay mỗi người mỗi một đội riêng biệt, quân số đến giờ ra sao

Lý Tài chắp tay đáp:

- Bẩm trại chủ, chúng tôi là hai đội riêng biệt, vì cùng chống lại quan quân của Dinh Quảng Nam nên mới hợp lực cùng nhau. Tại hạ lập ra Hòa Nghĩa quân, anh em nghĩa sĩ có thể chiến đấu thì hơn 800 người

Tập Đình chắp tay bẩm:

- Bẩm trại chủ, còn tại hạ thì lập ra Trung Nghĩa quân, anh em trên thuyền có hơn 600. Tại hạ cùng Lý Tài huynh đây vẫn thường quấy nhiễu quan quân của triều đình dọc theo bờ biển Quảng Nam.

Nhạc nghe hai người nói xong thì nhẹ gật đầu:

- Rất tốt, nghĩa quân của ta hiện đang rất cần thêm lực lượng thủy binh, hai vị cứ an tâm mà chiêu mộ, luyện binh, ta sẽ cho người vận chuyển lương thực cho quân của hai vị

Tập Đình, Lý Tài nhìn nhau cả mừng vội chắp tay cúi đầu đáp:

- Đa tạ đại trại chủ, chúng tôi nguyện hết lòng trung thành với ngài. Bây giờ, xin phép trại chủ cho chúng tôi lui về sắp xếp đội ngũ chờ trại chủ hiệu lệnh.

Nhạc cho người mang ra một rương tiền đưa cho hai người làm lộ phí và sắm thêm binh khí cho nghĩa quân.

Khi đi ra cửa thì Lân cũng vừa đi đến, hai người Tài, Đình chỉ nhẹ chắp tay cúi đầu với Lân, Lân cũng chắp tay đáp lễ.

Khi đi ra đến cửa thì có một tỳ nữ mang trà làm rớt cả bộ bình trà và chén, làm cho Lý Tài và Tập Đình theo phản xạ ngoái đầu lại nhìn rồi mới rời đi

Lân bước vào cúi đầu hành lễ với Nhạc:

- Không biết trại chủ triệu kiến mạt tướng có việc gì sai bảo.

Nhạc cho người hầu lui ra hết rồi mới lên tiếng:

- Nay Đô đốc Diệu đã dần sắp xếp mọi việc trong thành ổn thỏa, ta cùng với Lân đô đốc phải nhanh chóng đi cướp lấy kho lương của Phủ Quy Nhơn.

- À, còn có việc này nữa, khi không có ai bên cạnh, huynh cứ gọi ta là Nhạc sư đệ, còn những lúc có người ngoài hay doanh trại thì mới theo phép tắc, cấp bậc.

Lân nghe thế thì lại cúi đầu:

- Mạc tướng nào dám.

Nhạc xua tay:

- Bây giờ đệ là trại chủ, đệ nói thì huynh phải nghe chứ, cứ theo như ý đệ đi

- Lúc nãy huynh đã nhìn thấy qua hai vị tướng thủy quân người Hoa, huynh có đánh giá gì không

Lân không vội trả lời mà nghĩ ngợi một lúc. Thật ra Lân biết rõ rằng sau này Lý Tài sẽ làm phản mà đi theo nhà Nguyễn chống lại quân Tây Sơn, còn Tập Đình thì tính tình tàn bạo nên Nhạc cũng muốn tìm cách trị tội.

Lân giả vờ làm ra phong thái của cao nhân mà nói:

- Vừa khi nãy mạt tướng nhìn thấy Lý Tài quay đầu thì cũng có chút bất ngờ, bởi người ấy có tướng "" lang cố"", người có tướng này dã tâm và tham vọng rất lớn, e rằng sau này sẽ làm phản. Nhưng nay ta đang rất cần đội thủy quân tác chiến có kinh nghiệm, không thể không dùng, chỉ là cần lưu tâm người này thôi, đề phòng bất trắc

- Còn về Tập Đình, người này sát khí trên người quá nặng, hung tính không thua gì lang, hổ.

Nhạc nghe xong thì cũng nhíu mày trầm ngâm.

- Nếu quả thật như lời huynh nói thì cần phải cẩn trọng dùng 2 người này. Nhưng thôi tạm gác chuyện ấy sang một bên. Trước mắt việc đệ triệu huynh tới đây là để tiến quân chiếm lấy 2 kho lương Càng Rang và Nước Ngọt.

- Huynh về doanh thu xếp đội quân, trưa mai sẽ khởi hành tiến quân

Rồi Nhạc lấy ra bản đồ cùng Lân thảo luận tuyến đường hành quân, địa điểm hội quân sau khi thành công.