Chương 67

Khi ấy thành Bình Định bị quân Tây Sơn vậy khốn. Võ Tánh và Ngô Tùng Châu chờ mãi không thấy quân cầu viện. Đang lúc lo âu chợt võ sĩ dẫn một tên quân vào báo:

- Thưa tướng quân, tên lính này vừa ra khỏi trại cướp của dân, quân binh bắt được trình tướng quân xử tội.

Võ Tánh vỗ án đáp:

- Quân lệnh của ta là xâm phạm của dân phải tội bêu đầu ngươi đã biết chưa?

Tên lính quỳ lạy đáp:

- Thưa tôi có biết.

Tánh hỏi:

- Thế sao còn cướp bóc của dân.

Tên lính khóc đáp:

- Thưa tướng quân, lương trong thành hết sạch mấy ngày nay, quân ta phải làm thịt ngựa mà ăn.

Nay ngựa đã hết chúng tôi đói không chịu được nên bất đắc dĩ mới ra ngoài cướp của dân tìm cái ăn lót dạ. Xin tướng quân thương tình tha mạng.

Võ Tánh sai võ sĩ mở trói tha cho tên lính. Tuỳ tướng Võ Văn Lượng hỏi:

- Nếu không thi hành quân lệnh thì còn đâu quân kỷ. E trong quân loạn mất, thưa tướng quân.

Tánh bảo:

- Để quân đội khát là tội của ta.

Nói rồi Tánh đi xem xét quân tình. Quân sĩ trông thấy chủ tướng bèn xúm lại kêu khóc rằng:

- Tướng quân ơi! Chúng tôi không còn hơi sức để chiến đấu nữa, xin tướng quân tìm kế để thoát thân.

Nhìn quân sĩ lớp chết, lớp kiệt sức nằm ngổn ngang, Tánh ứa nước mắt nói:

- Các ngươi chớ lo, ta đã có kế, ngày mai các người sẽ được cơm gạo mà ăn.

Đoạn Võ Tánh quay gót về dinh rồi bảo Võ Văn Lương.

- Ngươi hãy sai quân đem củi khô chất quanh lầu Bát Giác, rồi đổ thuốc súng vào củi khô chờ lệnh của ta.

Võ Văn Lượng ngạc nhiên hỏi:

- Tướng quân định làm gì vậy?

Tánh đáp:

- Ấy là kế của ta cứu được van quân sĩ. Hãy lập tức thi hành không được hỏi lôi thôi.

Võ Văn Lượng vừa đi thi Ngô Tùng Châu đến hỏi Tánh:

- Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng cảnh phong cẩn mật, Thượng vương không giải vây được cho ta. Tình thế rất nguy cấp, Võ đệ đã có kế gì chăng?

Tánh dẫn Ngô Tùng Châu ra ngoài chỉ lầu Bát Giác đã được Võ Văn Lượng cho chất đầy cúi khô, rồi nói:

- Tôi thần làm võ tướng cùng đường chỉ có kế ấy mà thôi! Diệu, Dũng đều là đáng anh hùng, Ngô huynh là quan văn ắt họ không làm hại. Vương huynh liệu mà xử sự.

Ngô Tùng Châu cười đáp:

- Tôi trung kể gì văn hay võ. Đệ có cách của đệ thì huynh cũng có cách của huynh.

Nói xong Ngô Tùng Châu đứng dậy ra về.

Hôm sau quân hầu hớt hải chạy vào báo cùng Võ Tánh rằng:

- Thưa tướng quân, hôm qua quan Hiệp trấn Ngô đại nhân về đến nhà đã uống thuốc độc mà chết rồi.

Võ Tánh thở dài nói:

- Ngô huynh đã đi trước ta rồi. Quân bay mau để thư này gửi cho Trần Quang Diệu.

Quân lãnh thư đi xong. Võ Tánh lại bảo:

- Võ Văn Lượng mau lên mặt thành kéo cờ trắng xin hàng!

Văn Lượng bịn rịn một hồi rồi mới tuân lệnh mà đi. Võ Tánh cấm một cây đuốc leo lên lầu Bát Giác. Đến nơi, Tánh ngồi ngay ngắn giữa lầu rồi quang cây đuốc đang cháy xuống lầu. Cây được rơi vào đống củi khô đã được rắc thuốc súng. Bát Giác lầu bùng cháy. Võ Tánh vẫn ngồi bất động trong ngọn lửa. Đến lúc Võ Tánh ngã ra, Bát Giác lầu sụp đổ!

Võ Văn Lượng trèo cờ trắng, trở về trông thấy cảnh ấy hét lên một tiếng rồi lao vào đống lửa chết theo chủ tướng. Quân Gia Miêu mở cổng thành lũ lượt ra hàng. Trần Quang Diệu kéo quân vào thành sai người mai táng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu theo lễ công hầu. Diệu lại lệnh quân phát lương thực cho hàng binh Gia Miêu.

Hôm sau, Diệu tập hợp một vạn hàng binh ở bãi cát bên cửa Thị Nại. Quân Gia Miêu thấy vậy khóc rống lên:

- Tướng Tây Sơn chắc là muốn gϊếŧ bọn ta rồi lùa xác xuống biển mới đưa ta ra bãi cát này chứ gì.

Trần Quang Diệu đứng trên núi Sơn Chà nói vọng xuống rằng:

- Tướng quân Võ Tánh xin ta tha chết cho các ngươi. Nay ta đem các ngươi đến đây cấp cho thuyền bè, ai muốn về quê quán làm ăn hoặc theo Nguyễn vương Phúc Ánh đánh ta là tuỳ các ngươi.

Hàng binh Gia Miêu cũng quỳ lạy Quang Diệu đồng thanh nói:

- Xin đáp ơn tướng quân mở lượng hiếu sinh.

Lạy rồi bước xuống thuyền mà đi. Tả hữu hỏi Diệu:

- Bọn chúng không theo Tây Sơn ta thì nên gϊếŧ đi. sao tướng quân lại thả chúng để sau này chúng lại đánh ta?

Diệu đáp:

- Họ không theo ta là do nhà Tây Sơn ta đã mất lòng dân. Nếu gϊếŧ họ thi lại càng mất lòng dân hơn nữa. Được thua là ở lòng trời, sinh linh có tội tình gì ta nỡ đâu gϊếŧ hại.

Diệu vừa dứt lại quân hớt hải đến báo rằng:

- Thưa tướng quân, nguy rồi, nguy rồi:

Diệu hỏi:

- Có việc gì hay bình tĩnh mà nói, đừng cuống lê như thế.

Tên quân đáp:

- Nguyễn Phúc Ánh đem đại thuỷ binh ra đánh Phú Xuân. Kinh thành thất thủ, nữ đô đốc Bùi phu nhân đã đem vua chạy về cùng Đặng Xuân Phong cổ thủ Động Hải. Xin tướng quân định liệu.

Trần Quang Diệu bảo:

- Hay mau đi mời tướng quân Vũ Văn Dũng để thương nghị.

Vũ Văn Dũng đến, Diệu nói:

- Vũ huynh hãy lãnh một đạo binh trấn thủ Quy Nhơn. Diệu tôi đem binh theo đường đại lộ qua Quảng Ngãi, Quảng Nam đánh chiếm lại kinh thành.

Vũ Văn Dũng khóc nói:

- Xưa còn Tiên đế đại sư huynh, quân ta hào khí hăng hái bao nhiêu thì nay nhuệ khí giảm sút bao nhiêu. Trần huynh đi nên thận trọng. Việc Quy Nhơn Trần huynh chớ lo. Văn Dũng còn, thành còn, và Dũng mất, thành mất!

Trần Quang Diệu bùi ngùi chia tay Vũ Văn Dũng rồi kéo quân đi.

Quân Diệu đi đến chân núi Thạch Tân (đèo Bình Đê) quân thám mã về báo rằng:

- Thưa tướng quân, tướng Gia Miêu là Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương và Tống Viết Phước đã chiếm Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi đem quân chiếm đóng ải Thạch Tân.

Diệu thất kinh hỏi:

- Giặc sao chiếm được Quảng Nam, Quảng Ngãi nhanh thế?

Quân do thám đáp:

- Quân ta ở Quảng Nam, Quảng Ngãi nghe tin quân Gia Miêu đã chiếm kinh thành Phú Xuân đều hoảng sợ. Đến lúc thấy địch quân kéo vào liền ở chạy, chưa đánh đã tan.

Diệu liền bảo:

- Truyền lệnh ta lui về cách núi Thạch Tân năm dặm hạ trại.

Nói về ba anh em họ Tống tiến vào đến. núi Thạch Tân nghe quân do thám vệ bảo:

- Trần Quang Diệu đã chiếm thành Bình Định tướng quân Võ Tánh tự thiêu, mưu sĩ Ngô Tùng Châu uống thuốc độc mà chết. Hiện Diệu đã đem quân ra đóng dưới núi Thạch Tân.

Tống Việt Phước bàn rằng:

- Trời đã tối ta nên đóng trên ải nghỉ ngơi mai sẽ kéo quân xuống núi lấy đầu Trần Quang diệt báo thù cha.

Đêm ấy cứ khoảng một canh giờ; quân vào báo với Tống Việt Phước rằng:

- Quân Tây Sơn khoảng một trăm người bỏ Trần Quang Diệu sang hàng ta.

Phước bèn bảo quân nhốt bọn hàng binh ấy vào một nơi canh phòng cẩn mật đề phòng quân Tây Sơn giả hàng làm nội ứng.

Đến lần thứ hai quân vào bảo có quân về đầu hàng. Phước cười bảo:

- Quân Tây Sơn chưa đánh đã tan, Trần Quang Diệu phen này ắt là phải chết.

Lần thứ ba quân vào bấm:

- Trong số hàng binh có một tên quân xin vào báo điều cơ mật.

Phước liền cho vào. Tên quân vào quỳ lạy tâu:

- Tôi là quân dưới trướng của tướng quân Võ Tánh. Thành Bình Định thất thủ, Võ tướng quân tự thiêu, bọn quân lính chúng tôi vì hết lương phải xin hàng. Nay tôi lựa thời cơ bỏ Trần Quang Diệu về gặp tướng quân xin báo điều cơ mật.

Phước hỏi:

- Ngươi muốn báo việc gì?

Tên ấy đáp:

- Diệu sai quân bện rơm làm hình nộm dựng khắp doanh trại để nghi binh. Nội trong đêm nay Diệu sẽ rút quân về thành Bình Định.

Nghe xong Phước liền gọi hai anh là Tống Phước Khuông và Tống Phước Lương dậy. Phước Khuông nói:

- Ta nên cẩn thận kéo lầm mưu Trần Quang Diệu. Hắn là danh tướng của Tây Sơn, đến phò mã hậu quân Võ Tánh còn phải tự thiêu mà chết thi lẽ đâu hắn lại dễ dàng bỏ chạy như vậy.

Viết Phước nóng nảy đáp:

- Lúc ấy địch chưa hay tin quân ta chiếm Phú Xuân nên con hăng hái, nay nghe tin ấy tướng sĩ Tây Sơn đều thối chí ngả lòng, nội trong một đêm chúng bỏ Diệu về hàng ta cả mấy trăm người, hắn thấy lòng quân tan rã tất phải bỏ chạy. Nếu hai anh sợ hắn, tôi sẽ một mình gϊếŧ hắn báo thù cha.

Nói rồi Phước dẫn quân đi ngay. Khuông và Lương thấy em mình quyết ý và định giải hợp lý liền đem quân theo sau tiếp ứng.

Tống Việt Phước dẫn quân đến doanh trại Tây Sơn, thấy toàn là hình nhân bện bằng rơm cho mặc quần áo đội mũ cấm gậy đứng thành hàng ngũ lớp lang. Phước cười bảo tả hữu:

- Quả nhiên Diệu dùng nghi binh rồi thừa bóng đêm chạy trốn. Ta mau đuổi theo chớ cho nó chạy thoát.

Nói xong Phước lại truyền tiến quân. Đến một con đường hẻm giữa hai hòn núi, vách núi bên tả lại có một hang động, trên cửa hang có một hàng chữ lớn, dưới hàng chữ lớn lại có một câu đối nhỏ. Phước gò ngựa lại hỏi quân:

- Hay đến xem ấy là chữ gì?

Quân đi rồi quay lại thưa:

- Mấy chữ lớn ấy là "Bức tử cốc".

Phước lại hỏi:

- Còn đôi câu đối nhỏ là gì.

Tên quân ngập ngừng đáp:

- Thưa câu ấy là:

Cha thiệt mạng tại Vân Phong ải.

Con vùi thây nói "Bức tử cốc".

Nghe xong Phước giận mắng rằng:

- Thằng giặc Diệu sợ chạy vắt giò lên cổ nên bày chuyện viết câu đối doạ ta hòng dễ bề chạy trốn. Ta đâu dễ mắc lừa nó, quân mau đuổi theo!

Phước vừa dứt lời bỗng nghe một phát pháo lệnh nô vang. Quân Tây Sơn từ hai bên sườn núi băn tên xuống như mưa. Quân Gia Miêu chết gần hết. Tống Việt Phước vừa gạt tên vừa than:

- Thôi ta đã trúng kế của Trần Quang Diệu rồi. Nay trơ trọi giữa trời, giặc từ hai bên bắn xuống nhất định là phải chết.

Tả hữu khuyên:

- Thôi ta tạm lánh vào trong hang "Bức tử cốc" tránh tên, chờ hậu quân đến cứu ắt là thoát nạn.

Tống Việt Phước tiến thoái lưỡng nan đành chạy vào trong hang ẩn náu. Trần Quang Diệu đứng trên sườn núi bảo quân:

- Chúng bay đổ thuốc súng vào hang rồi phòng hoả!

Quân y lệnh mà làm. Xong việc Diệu lui quân về thành Quy Nhơn.

Nói về Tống Phước Khuông và Tống Phước Lương dẫn hậu quân đến nơi thấy quân mình nằm chết ngổn ngang mà không thấy Tống Việt Phước. Gặp một tên quân con thoi thóp thở, Khuông hỏi:

- Tướng quân Tống Việt Phước ở đâu?

Tên quân đưa tay chỉ vào hang "Bức tử cốc" rồi tắt thở. Hai tướng bèn sai quân dập lửa rồi vào động tìm em. Khi đem được Phước ra khỏi động thì Phước chỉ còn là cái xác cháy đen. Khuông và Lương cùng khóc rống lên. Nhìn lên miệng hang "Bức tử cốc" thấy hai hàng câu đối:

Cha thiệt mạng tại Vân Phong ải.

Con vùi thây nói "Bức tử cốc".

Tống Phước Khuông gạt nước mắt than:

- Thừa lúc quân loạn để lập mưu dụ quân ta và chỗ chết. Anh em ta không phải là đối thủ của Trần Quang Diệu vậy.

Nói rồi truyền lệnh rút quân, đưa thi hài Tống Việt Phước về an táng tại chân núi Thạch Tân.

Nói về Trần Quang Diệu về thành Quy Nhơn bàn với Vũ Văn Dũng rằng:

- Nay từ Phú Xuân vào đến Thạch Tân đã mất về tay giặc. Thành Quy Nhơn lưỡng đầu thọ địch, vua ta chạy ra Bắc không biết thành bại thế nào. Chi bằng ta bỏ Quy Nhơn rồi đem quân theo đường Thượng đạo ra Nghệ An hợp với vua ta cự địch là hơn.

Vũ Văn Dũng buồn rầu đáp:

- Giờ chỉ còn cách ấy mà thôi!

Tháng ba năm Nhậm Tuất (1802) Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bỏ thành Quy Nhơn theo đường Thượng đạo rút quân ra Bắc. Thế là một dải đất từ Đèo Ngang trở vào đều thuộc về quân Nguyễn Gia Miêu.