Chương 59

Nói về Bùi Đắc Tuyên bị đánh hai mươi roi đau đớn về nhà. Vừa đến nhà gặp một người ngồi quay lưng lại phía Tuyên. Người ấy nói rằng:

- Ngài là cậu ruột của Thái tử, đáng lẽ phải quyền nghiêng thiên hạ mới phải, cớ sao lại bị đồn đau như thế.

Bùi Đắc Tuyên nạt:

- Ngươi là ai vào nhà ta dám nói lời càn rỡ.

Người ấy vừa quay mặt lại vừa đáp:

- Ngày trước, vua em còn là Bắc Bình Vương bị vua Thái Đức bắt giam gia quyến ở Quy Nhơn. Tôi đưa ngài trốn khỏi Quy Nhơn về Phú Xuân báo cùng Bắc Bình Vương. Nay ngài đã quên tôi rồi ư?

Bùi Đắc Tuyên cả mừng nói:

- Thì ra là thái giám Vũ Tâm Can. Ơn ngài cứu tôi lần trước tôi quên sao được. Nay ngài đến đây có việc gì chăng?

Vũ Tâm Can làm bộ buồn rầu đáp:

- Vua anh Thái Đức biết việc ngày trước tôi tha cho ngài nên bắt tội tôi. May vua còn nghĩ tình cho tôi là Vụ Tất Thận nên người không gϊếŧ mà đuổi tôi khỏi Hoàng cung. Tôi không nơi nương tựa nên mới đến đây nhờ ngài ít hôm vậy.

Tuyên vui vẻ nói:

- Ngài là người ơn và đối với tôi là cho thâm giao. Việc ấy nào khó gì. Cố tri âm tâm sự càng thích chớ sao.

Đoạn Tuyên sai quân bày rượu thịt. Rượu ngà ngà Vũ Tâm Can nói:

- Ngày xưa Trương Phúc Loan là cậu ruột của Vương Nguyễn Phúc Khoát làm đến chức Thái phó quyền uy tột đỉnh. Nay ngài là cậu ruột của Thái tử nếu ngày sau Thái tử lên ngôi thì ngài là cậu ruột của vua. Vậy cớ sao ngài chỉ làm chức Nội thị mà thôi, lại còn bị đòn đau thế. Tôi thật không thể nào ngờ được.

Tuyên cả thẹn nhưng cố giấu, đáp:

- Ta dù là anh vợ của Hoàng thượng, nhưng Hoàng thượng không tin cẩn người thân, chỉ trọng dụng hiền tài. Hoạ may khi Thái tử lên ngôi ta mới mong làm nên quan lớn.

Nói rồi hai người lại cùng nhau mời rượu, tâm đắc hàn huyên. Tối ấy Vũ Tâm Can tá túc trong tư dinh Bùi Đắc Tuyên.

Hôm sau Tuyên vào điện Thái tử nghe bọn cung nhân bàn tán rằng:

- Đêm rồi vua mắc bệnh, ngự y vua đến thăm bệnh cho vua xong.

Nghe được tin ấy Bùi Đắc Tuyên liền tìm gấp ngự y, Tuyên hỏi:

- Hoàng thượng long thể thế nào?

Ngự y đáp:

- Hoàng thượng mắc bệnh huyền vựng do cản hoả vượng nên xây xẩm mặt mày. Tôi vừa cho vua uống bài thuốc bình can tá hoả nên Hoàng thượng đã bình phục như thường.

Tuyên hỏi:

- Vậy là bệnh cảm mạo xoàng, không có gì nghiêm trọng chứ?

Ngự y đáp:

- Bảo xoàng thì không thể nói là xoàng, mà trầm trọng thì cũng không thể bảo là trầm trọng.

Bùi Đắc Tuyên lấy làm lạ hỏi:

- Bệnh tình gì mà lạ như thế?

Ngự y đáp:

- Trong lục phủ ngũ tạng của con người thi can chủ về huyết và điều tiết huyết lượng. Bệnh can hoả vượng là gan bị nóng mà khiến cho huyết lượng vận hành lên não nhiều quá, khiến mạch máu trên đầu không dung chứa nổi phải vỡ ra. Nếu đã đến tình trạng vỡ mạch máu não thì không có thuốc gì chữa khỏi nên không thể gọi bệnh xoàng là do thế. Cũng may Hoàng thượng mới phát bệnh tôi liền cho uống thuốc bình can tá hoả nên trở lại bình thường, bởi vây gọi là chưa trầm trọng là do thế.

Tuyên cười bảo:

- Hoàng thượng đã khỏi bệnh tất không phải là trầm trọng. Sao người lại lý luận dông dài thế?

Ngự y nói:

- Tạm thời là khỏi những nếu không giữ gìn sẽ tái phát ngày, hậu quả không lường trước được.

Tuyên hỏi:

- Giữ gìn như thế nào.

Ngự y đáp:

- Bệnh này không được nóng giận, không được dùng vật thực có chất kí©h thí©ɧ mới khỏi tái phát. Ngài là quan nội thị nên để tâm chăm sóc cho Hoàng thượng mới được.

Nói rồi ngự y cáo biệt ra về.

Đêm ấy các tướng nghe vua Quang Trung bị bệnh lũ lượt kéo đến thăm. Vua mới mọi người vào ngự điện rồi cười nói:

- Ta chỉ hơi mệt trong giây lát, ngự y vừa cắt thuốc đã khỏi ngày. Sẵn dịp các tướng đến đông đủ ta nhắc lại việc này: Nay đã là cuối tháng bảy, cả tướng hãy chỉnh đốn binh mã chuẩn bị quân trang chờ gió Bấc sẽ cùng ta kéo đại binh vào Nam bắt Phúc Ánh.

Các tướng đều vâng lệnh. Vua quay sang hỏi Trần Văn Kỷ:

- Việc ta dùng chữ Nôm làm quốc tự và cấp thẻ bài cho dân, đến nay tiên sinh thấy bá tánh sinh hoạt thế nào.

Kỷ đáp:

- Tâu Hoàng thượng, nhờ ta áp dụng cách ấy mà đến nay dân giàu nước mạnh, trăm họ đều an cư lạc nghiệp.

Vua lại hỏi:

- Vũ Văn Dũng đi sứ sang Tàu tin báo thế nào.

Kỷ đáp:

- Sứ đoàn đã đến Lưỡng Quảng. Vũ Văn Dũng cần quan sát địa hình vẽ bản đồ đất ấy nên không thể ở mau được.

Vua bảo mọi người rằng:

- Các khanh hãy về ăn nghỉ. Ngày mai đến hạn thiết triều ta sẽ ra ngự triều nghe bá quan báo cáo tình hình trong nước.

Trần Văn Kỷ can:

- Hoàng thượng long thể bất an nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng...

Vua ngắt lời Văn Kỷ:

- Cũng nhờ ta mắc bệnh cảm xoang mà các khanh đến đây đông đủ. Để ta đánh bài đao này ắt các khanh sẽ không quá lo cho ta như thế nữa.

Đoạn vua bảo quân:

- Mau mang đao đến đây.

Hai tên quân khệ nệ khiêng đến một cây đao to lớn khác thường. Vua nhấc bổng đao lên hỏi Võ Đình Tú:

- Cây đao này có nặng bằng cây đao thời Quan Vân Trường trong nhà của Đình Tú ở Tây Sơn hay chăng.

Đình Tú đáp:

- Thưa nặng hơn thế nữa ạ.

Vua Quang Trung hoành đao bỏ bộ mà múa. Đao đi như chớp, hơi gió vi vu, khí lạnh rợn người. Múa xong vua dựng đao hỏi Đình Tú:

- Sức khỏe của ta có còn như lúc trước múa đao cầu Đình Tú đánh thành Quy Nhơn chăng?

Đình Tú mừng rỡ đáp:

- Sức khỏe Hoàng thượng vẫn như xưa.

Vua cười bảo:

- Chưa diệt xong Phúc Ánh ở Gia Định, chưa đo xong đất Lưỡng Quảng về cho nước Nam, ta sao có thể yên đi được. Thôi các khanh hãy về ăn nghỉ, ngày mai đến hạn thiết triều cùng bàn việc quốc gia.

Mọi người ra rồi, Trần Quang Diệu gọi Bùi Đắc Tuyên đến hỏi nhỏ:

- Từ lúc tôi theo Hoàng thượng đến nay chưa bao giờ thấy người hưng phấn như thế cả. Thật là lạ! Chú là quan nội thị nên trông nom Hoàng thượng cho cho đào. Nếu thấy càn thì gọi quan ngự y đến trực bên giường ngự. (Tuyên là chú ruột của Bùi Thị Xuân nên Diệu gọi Tuyên bằng chú). Dặn dò xong Điều mới ra về.

Đêm ấy trong cảnh ba đã điểm. Vua Quang Trung vẫn ngồi bên ngọn nến giở bài thơ của Nguyễn Thϊếp ra xem. Vừa lầm bầm rằng:

" Trời Nam mau gầy cây Sơn giống

Đất Bắc hãy còn cột Phúc Ba!"

Không có điều binh Nam, Bắc tiến. Thật là lạ! Bỗng Bùi Đắc Tuyên đến bên vua tâu:

- Xin dâng Hoàng thượng chén trà ngon để cơn buồn ngủ.

Vua Quang Trung hỏi:

- Hôm quá ta đánh ngươi hai mươi roi, người không giận ta sao.

Bùi Đắc Tuyên đáp:

- Thưa, làm tôi không được giận vua.

Vua bảo:

- Tự hậu ngươi không được đem đại thần ra là trò vui cho Thái tử nữa!

Nói xong vừa bưng chén trà nhấp một miếng. Vua hỏi:

- Trà thơm ngon nhưng sao lại ngọt thế.

Tuyên đáp:

- Mỗi lúc thần làm việc khuya buồn ngủ hoặc trong người uể oải, thần thường uống trà đường cho tinh thần tỉnh táo. Nay thấy Hoàng thượng thức khuya nên thần mới dâng trà đường cho Hoàng thượng dùng.

Vua Quang Trung bên bưng chén trà đường uống cạn.

Nói về Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, đâm ấy đang ngồi bên ngọn đèn may áo, bỗng dưng cơn buồn ngủ từ đâu ập đến. Không cưỡng được Hoàng hậu gục xuống án mà ngủ. Đang mơ màng Hoàng hậu nghe có người lay mình dậy và gọi:

- Hoàng hậu! Hoàng hậu!

Lê Hoàng hậu giật mình choàng tỉnh, thấy một người con gái mặt đẹp như hoa, xiêm y lộng lẫy đang đứng trước mặt mình. Hoàng hậu hỏi:

- Ngươi là ai đang đem đêm đến đây quấy rầy ta?

Người con gái ấy đáp:

- Ta cũng là công chúa con vua, về sau thành vợ vua, cũng làm Hoàng hậu như nàng. Thương nàng cùng cảnh ngộ nên mới đến thăm.

Ngọc Hân cười nói:

- Từ xưa đến nay ở nước Nam ta công chúa về sau làm Hoàng hậu chỉ có Trần Huyền Trân công chúa đã mất cách đây mấy trăm năm. Chẳng lẽ ngươi lại là Huyền Trân công chúa?

Người con gái ấy đáp:

- Phải! Ta chính là Huyền Trân công chúa đã chết mấy trăm năm nay, tiêu diêu miền cực lạc. Nhân đi ngang qua thấy Hoàng hậu còn thức may áo nên ghé thăm!

Ngọc Hân hoảng hốt toan sụp lạy, Huyền Trân đỡ dậy hỏi:

- Việc may vá đã có bọn a hoàn, sao Hoàng hậu lại thức khuya mà may áo vậy.

Ngọc Hân đáp:

- Hoàng thượng sắp vào Nam đánh Phúc Ánh và mùa gió Bấc. Vì vậy tôi may áo này tặng Hoàng thượng mặc khi trái giờ trở trời.

Trần Huyền Trân vùng cười lớn, cười đến chảy nước mắt rằng:

- Thương thay may áo lạnh cho chồng! Nhưng Hoàng thượng không vào Nam đánh giặc đâu. Hoàng hậu đừng quá lo như thế.

Ngọc Hân giận hỏi:

- Chồng ta là bậc anh hùng trong thiên hạ, mà lời đã nói bốn ngựa khó theo. Huống hồ người đã sai các tướng chỉnh đốn binh mã định ngày đánh Phúc Ánh, sao Huyền Trân công chúa lại bảo chồng ta không vào Nam đánh giặc. Hoá ra chồng ta là thiên tử lại nói đùa ư?

Huyền Trân đáp:

- Theo kế hoạch của Hoàng thượng trước diệt Nguyễn Phúc Ánh, sau lấy lại đất Lưỡng Quảng ngoài thì thao luyện binh sĩ, trong thì nghiêm pháp an dân. Vậy chẳng bao lâu nữa nước Nam ta sẽ hùng cường nhất trong bốn cõi. Nhưng tiếc thay không có điều binh Nam, Bắc tiến.

Ngọc Hân ngạc nhiên hỏi:

- Lời công chúa giống như lời Phu tử. Xin công chúa hãy cho biết vì sao lại như vậy?

Huyền Trân đáp:

- Vận nước chưa hùng, thiên cơ bất lậu. Lát nữa Hoàng hậu sẽ rõ!

Nói xong Huyền Trân nhẹ nhàng bước ra ngoài cửa mất dạng. Ngọc Hân giật mình thức dậy. Thì ra ấy là một giấc mơ! Còn đang bàng hoàng, bỗng a hoàn chạy vào báo:

- Hoàng hậu đi! Nguy rồi!

Ngọc Hân giật mình hỏi:

- Việc gì mà nguy.

A hoàn hổn hển đáp:

- Hoàng thượng làm bạo bệnh thình lình, mê mà bất tỉnh đang năm nơi ngự điện.

Ngọc Hân hoảng hốt vội chạy sang ngự điện. Đến nơi thấy các đại thần quây quần cạnh long sàng, Vừa Quang Trung nằm thiêm thϊếp. Ngọc Hân phủ phục bên long sàng vừa khóc vừa hỏi:

- Hoàng thượng đang khoẻ mạnh cớ sao đến nỗi này?

Ngự y buồn rầu đáp:

- Hoàng thượng mắc bệnh huyền vựng nên huyết vận lên đầu nhiều quá đã vỡ mạch máu não. Thần e không có thuốc gì chữa khỏi. Giờ thần chỉ có thể châm cứu các huyệt hồi dương để Hoàng thượng tỉnh lại nói lời trăng trối mà thôi.

Nói xong, ngự y liền dùng kim châm vào các huyệt Nhân trung, Thừa tướng, Bách hội, Túc tam lý, Quang nguyên, Khí hải. Phút sau vua từ từ hé mặt hỏi:

- Bùi Đắc Tuyên đâu?

Tuyên quỳ đáp:

- Có thần!

Vua hạ lệnh:

- Võ sĩ lôi Bùi Đắc Tuyên ra ngoài chém!

Đắc Tuyên đập đầu lậy như tế sao, van xin rằng:

- Hạ thần vô tội sao lại chém?

Vua đáp:

- Ngươi cho ta uống nước gì mà trúng độc thế này.

Bùi Đắc Tuyên run rẩy phân trần:

- Thần chỉ dâng trà đường cho Hoàng thượng uống. Bình trà hãy con, trước mặt bá quan thần xin uống cạn.

Nói xong Tuyên bưng binh trà uống hết một hơi. Đoạn Tuyên quay sang các quan khẩn khoản:

- Xin các quan hay xin tôi giùm cho, kẻo oan cho thần quá.

Vua Quang Trung cố giơ tay lên ra dấu bảo im lặng, xong vua bảo:

- Dù trà không có độc cũng phải chém. Võ sĩ! Lập tức thi hành.

Võ sĩ lôi Bùi Đắc Tuyên ra ngoài. Thái tử Quang Toản và nữ tướng Bùi Thị Xuân vội chạy theo. Quang Toản bảo quân:

- Các ngươi tạm giam quan nói thi lại. Chờ ta vào xin tội với Phụ hoàng.

Võ sĩ nói:

- Thái tử tuổi còn nhỏ nên không rõ đó thôi. Xưa này Hoàng thượng chưa gϊếŧ ai vô cớ bao giờ. Vua bảo chém thì thần phải chém còn chờ gì nữa.

Bùi Thị Xuân chen vào nói:

- Chú ta bị vua hiểu lầm rằng cho vua uống trà độc. Nếu trả cô độc thật chú ta tất cũng phải chết. Nếu chú ta không chết tất chú ta vô tội, việc gì phải chém. Ngươi cứ giam chú ta lại đó. Nếu vua bắt tội ta chết thay cho ngươi.

Võ sĩ nể Bùi Thị Xuân đành tạm giam Bùi Đắc Tuyên chờ lệnh. Thái tử Toản và Bùi Thị Xuân quay vào điện, vừa lúc ấy nghe vua hỏi:

- Trần Quang Diệu và Đặng Văn Long đau?

Diệu và Long cùng thưa

- Có thần!

Vua mở mắt bảo:

- Sau khi ta chết hai khanh phải giúp Thái tử dời đô về Nghệ An ngay lập tức.

Diệu hỏi:

- Vì sao phải dời đô về Nghệ An?

Vua đáp:

- Nghệ An đất rộng dân đông, hai bên có núi non làm thành trì che chở có chẳng khác gì phủ Quy Nhơn. Nguyễn Phúc Ánh nghe ta chết tất đem thuỷ quân ra đánh, Phú Xuân trống trải e rằng không giữ được. Sau khi ta chết các khanh phải giấu kín việc này, cho gọi Vũ Văn Dũng về đến và chuẩn bị việc dời đô xong mới được phát tang.

Trần Quang Diệu và Đặng Văn Long khóc lấy nhận lệnh.

Vua lại hỏi:

- Nguyễn Văn Tuyết đâu?

Tuyết thưa:

- Có thần!

- Khanh mau cưỡi ngay Xích kỳ theo sứ đoàn gọi Vũ Văn Dũng về ngày. Thật uổng thay vận nước ta không đòi được đất Lưỡng Quảng!

Nguyễn Văn Tuyết khóc lậy rồi ra đứng ngoài cửa không chịu đi, nước mắt tuôn như mưa. Thấy vậy Võ Đình Tú hỏi:

- Vua ra lệnh sao ông còn chưa đi?

Tuyết lấy vạt áo chùi hàm râu ướt đẫm nước mắt:

- Nếu Hoàng thượng băng hà thật tôi hẵng đi cũng chẳng muộn gì.

Bỗng nghe tiếng vừa gọi:

- Võ Đình Tú đâu?

Tú liền chạy vào thưa:

- Có thần!

Vua bảo:

- Ngươi có tại nhảy xa mau chạy đến gọi Bắc cung Hoàng hậu Ngọc Hân tới cho ta kẻo không còn kịp nữa!

Ngọc Hân nãy giờ lặng lẽ khóc, nghe vậy thét:

- Thần thϊếp đã ở đây! Hoàng thượng cứ chỉ dạy!

Vua nắm tay Ngọc Hân nói:

- "Trời Nam mau gầy cây Sơn giống!". Nàng nhớ làm theo. Phu tử thật là bậc thánh vậy!

Ngọc Hân chỉ gật đầu mà khóc. Vua gọi Quang Toản hỏi:

- Võ sĩ đã chém Bùi Đắc Tuyên chưa?

Toàn đáp:

- Cậu con đã uống hết bình trà dâng Phụ hoàng mà vẫn bình an vô sự. Vậy cậu con vô tội sao lại chém?

Vua Quang Trung lúc ấy đã đuối sức gắng gượng nói:

- Dù vô tội cũng phải chém! Nếu không khi ta mất rồi ắt về sau…

Nói đến đây vua trào nước mắt rồi thổ huyết mà chết.

Tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung băng hà, vừa tròn bốn mươi tuổi.

Người đời sau có thơ khen vua Quang Trung rằng:

"Lưu truyền thanh sử Nguyễn Quang Trung

Cứu dân giúp nước dựng cờ hồng

Bốn lần vào Nam, truy Phúc Ánh

Ba lần ra Bắc, gϊếŧ Trịnh Tôn

Rạch Gầm tan tác, quân Tiêm - Nguyễn

Đống Đa sành sạch bóng Lê - Thanh.

Ví thử trời thương dòng Âu Lạc

Ngờ đâu đoản mệnh đấng anh hùng!"

Vua Quang Trung mất rồi, Lê Hoàng hậu và bá quan văn võ cũng khóc thật thảm thiết. Nguyễn Văn Tuyết đang đứng ngoài cửa nghe vậy nhảy lên ngựa Xích kỳ nhằm hướng Bắc phi mau như gió!

***

Nói về Vũ Văn Dũng theo sứ đoàn sang Mãn Thanh. Hôm ấy Dũng đang đóng cửa vẽ bản đồ, Nguyễn Văn Tuyết bước vào nói:

- Thôi ông còn vẽ bản đồ Mãn Thanh làm chi nữa!

Vũ Văn Dũng ngạc nhiên hỏi:

- Tôi theo lệnh vua vẽ bản đồ đất Lưỡng Quảng sao ông lại bảo thế. Và vì sao ông lại đến đây?

Rơm rớm nước mắt, Văn Tuyết nói:

- Hoàng thượng bảo tôi cưỡi ngựa Xích kỳ gọi ông về gấp!

Văn Dũng ngạc nhiên hỏi:

- Sao lại có việc ấy được. Vậy chiếu lệnh của vua đâu?

Văn Tuyết khóc lớn đáp:

- Hoàng thượng đã băng hà không kịp viết chiếu lệnh, chỉ sai tôi gặp ông nói miệng mà thôi.

Vũ Văn Dũng nghe qua như sét đánh ngang mày, vùng hét lên một tiếng rồi ngã ra mà ngất đi. Quân hầu xúm lại cứu chữa. Hồi lâu Dũng hồi tỉnh đứng dậy đây và lấy bản đồ vẽ dở xé tan rồi khóc rằng:

- Trời cho vua ta sống thêm mấy năm nữa, chúa tôi Đường - Tống hết khoe hùng. Đại sư huynh ơi! Uổng bao tâm huyết của sư huynh. Ôi! Thật là đáng tiếc!

Than xong Vũ Văn Dũng cố nén niềm đau, đem hai tờ biểu cầu hôn công chúa nhà Thanh và đòi đất Lưỡng Quảng đốt đi rồi ra lệnh cho sứ đoàn quay về nước.

Người đời sau tiếc việc vua Quang Trung đòi đất Lưỡng Quảng bất thành có hai câu thơ rằng:

"Liệt oanh nối chí triều Tây

Ai đòi Lưỡng Quảng về đây cho mình? "

Nói về vua Thái Đức ở Hoàng đế thành, Quy Nhơn phủ. Ngày ấy vua Thái Đức nói với con trai là Thái tử Bảo rằng:

- Ta đã thuận ý giao binh quyền cho Hoàng thúc của con đem quân vào Nam tiêu diệt Nguyễn Phúc Ánh. Sao đến bây giờ vẫn chưa thấy Hoàng thúc có động tĩnh gì.

Thái tử Bảo đáp:

- Hoàng thúc đợi đến mùa Thu đầu mùa gió Bấc mới thuận gió xuôi chiến thuyền vào Nam đánh Phúc Ánh. Nay mới đến tiết sau thu nên người chưa phát lệnh hành quân đó thôi.

Thái tử Bảo vừa dứt lời, xảy quân vào phi báo:

- Tâu Hoàng thượng, vua em Quang Trung ở Phú Xuân lâm bạo bệnh đã băng hà!

Vua Thái Đức nghe qua vùng hét lên: "Em ơi!", rồi ngã ra ngất đi. Ngươi hầu xúm vào cứu chữa. Vừa tỉnh lại khoe rằng:

- Nguyễn Huệ em oi! Kẻ từ ngày Tây Sơn dấy nghĩa nhờ có em chinh Nam phạt Bắc nên nhà Tây Sơn ta mới được như ngày nay. Cũng tại anh do ta làm chậm bước tiến của em trên con đường thống nhất giang sơn nên Nguyễn Phúc Ánh mới manh nha dấy loạn ở miền Nam. Nay anh đình nhường ngôi cho em để giang sơn quy về một mối, thì than ôi, em đã ra người thiên cổ! Đau đớn thay! Nguyễn Huệ em ơi!

***

Lại nói về Nguyễn vương ở thành Sài Côn ngày ấy đang cùng các tướng luyện võ trước điện, bỗng quân mừng rỡ chạy vào báo:

- Tâu Thượng vương, quân do thám ta từ Phú Xuân báo về vua em Tây Sơn là Quang Trung Nguyễn Huệ đã chết!

Nguyễn vương đang múa gươm nghe vậy hét lên một tiếng tung mình một cái nhảy vọt lên đứng trên nóc điện. Các tướng đều ngừng luyện võ vỗ tay reo hò như sấm dậy. Nguyễn Vương từ trên nóc điện nhảy xuống gọi tên tiểu tướng cận vệ đến hỏi:

- Vì sao ngươi lại vui mừng như vậy.

Tên tiểu tướng đáp:

- Thượng vương hàng ngày luyện võ là để làm gương cho tướng sĩ gắng sức tập luyện đề phòng Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh. Nay Nguyễn Huệ đã chết ta không còn phải lo quân Tây Sơn đến đánh nên thần vui mừng là thế.

Nguyễn vương cau mày bảo:

- Vậy hoá ra ngươi sợ giặc hay sao? Nguyễn Huệ tài cán gì mà phải sợ hắn. Ngươi đã làm giảm nhuệ khí ba quan. Võ sĩ lôi ra chém!

Chém tên tiểu tướng xong, Nguyễn vương hỏi các tướng:

- Còn các khanh vì sao lại mừng rỡ như vậy?

Ai này đều cúi đầu không dám nói. Lão tướng Nguyễn Nghi nhanh trí bước ra thưa:

- Chúng thần thấy Thượng vương chỉ nhảy một bước đã bay lên nóc điện nhẹ nhàng như chim nên mừng rỡ vỗ tay tán thưởng đấy ạ.

Nguyễn vương cười hỏi:

- Trong thiên hạ có ai nhảy được như ta chăng.

Trương Tấn Bửu thật thả đáp:

- Hạ thần nghe nói tướng Tây Sơn là Võ Đình Tú tài nhảy cao. Ngày xưa giặc Tây Sơn đánh thành Quy Nhơn nhờ Võ Đình Tú nhảy lên mặt thành dẫn quân kéo cầu treo nên giặc Tây Sơn mới tràn vào thành.

Nguyễn vương cau mày bảo:

- Lão tướng Nguyễn Nghi từng trải qua ba đời Chúa, từ Võ Vương, Định Vương rồi đến ta con không nghe đến việc ấy. Ngươi mới theo ta biết gì mà nói. Thôi mau giải tán chờ gió Nồm tiến đánh Tây Sơn.

Đoạn Nguyễn vương quày quả về vương phủ. Mọi người ra về rồi, Trương Tấn Bửu chạy theo hỏi Nguyễn Nghi:

- Không có việc Võ Đình Tú nhảy lên mặt thành Quy Nhơn thì thôi, sao Thượng vương lại giận tôi.

Nguyễn Nghi đáp giọng bí mật:

- May mà tướng quân thật thà chất phác nên Thượng vương chỉ giận mà thôi. Nếu kẻ khác ắt phải mất dần.

Trương Tấn Bửu lại hỏi:

- Sao lão tướng quân không xin Thượng vương nhảy lại lần nữa cho mọi người thưởng ngoạn?

Nguyễn Nghi kề tai Bửu nói nhỏ:

- Thượng tướng quân là người thật thà nên tôi mới căn dặn điều này. Thượng vương không bao giờ nhảy được lần hai đâu. Nếu tướng quân xin thế sao khỏi mất đầu.

Nguyễn Nghi đi rồi Bửu nói thầm rằng:

- Nếu không nhảy được lần hai, vậy nhờ đâu Thượng vương lại có sức mạnh thần sầu như thế. Ta thật không hiểu nổi?