Nói về Vua Tế Thại thấy bốn thầy trò không chịu bạc vàng châu báu, vua liền truyền chỉ quan đương giá sắm sửa y phục, và gói cơm khô cho nhiều. Rồi phê điệp thông quan, đóng ấn rồi giao cho Hành Giả. Truyền dọn xe kiệu đưa bốn thầy trò ra khỏi thành.
Vua quan và các sãi theo đưa trọng thể.
Ðược hai mươi dặm, vua tôi liền từ giã về thành.
Còn sáu mươi sãi không chịu về, kẻ muốn theo hầu hạ, người muốn tới Tây thiên.
Tôn Hành Giả biết xác phàm đi không đặng, nên nhổ một nắm lông quăng ra niệm chú hóa bầy Beo và Cọp đón đường.
Lúc nầy sáu mươi sãi nhát đồng khóc chạy về chùa, không muốn đi theo qua Tây Phương nữa.
Khi ấy Tôn Hành Giả thâu lông lại, Tam Tạng giục ngựa thẳng xông, bốn thầy trò đi tới tết, lần lần tới rầm tháng giêng.
Khi ấy Tam Tạng thấy hòn không cao, mà dài quá; trên núi có đường đi rất rộng rãi, ngặt nhánh táo chà gai dẻ ra cản đường, khúc thì dây sắn, dây thần thông, đây mây bịt bùng baỏphu, tuy có đường mà khó nổi đi! Tam Tạng xem rồi kêu Hành Giả mà nói rằng:
– Ðồ đệ ôi, đường ở dưới mà gai và dây cóc bủa lên, trừ ra con rắn thì đi đặng, ước sức các ngươi khòm lưng đi cũng còn đυ.ng, huống chi ta cưỡi ngựa, đi làm sao qua khỏi núi nầy?
Bát Giới nói:
– Không khó gì đâu, tôi sẳn cao cỏ đây, dầu tám người khiêng kiệu cũng có đường đi.
Tam Tạng nói: “Tuy ngươi sức mạnh mặc lòng song đường này rất dài, dọn sao cho xiết.
Tôn ngộ Không nhắm phỏng, đường dài mấy mươi dặm mà cùng!
Tôn Hành Giả phụng mạng nhảy lên mấy ngó xuống, xem thấy lắc đầu, liền nhảy xuống thưa rằng:
– Thầy ôi! Tôi coi nó giai giai ngàn ngạn, không biết tới đâu mà cùng, e khi dài tới trót ngàn dậm!
Tam Tạng thất sắc than rằng:
– Như vậy làm sao mà đi qua cho khỏi?
Bát Giới cười rằng:
– Muốn qua cho khỏi thì đi theo lão Trư.
Nói rồi niệm chú, ngay lưng một cái, biểu:
– Dài dài.
Tức thì cao hai trăm thước mộc. Rồi giơ đinh ba giá vài cái, biểu:
– Biến biến!
Cào cỏ dài ba mươi trượng. Hai tay cầm cào cỏ dọn đường gai gốc và dây bịt bùng đều đứt cả hết, Bát Giới cào dẹp lại đường rộng thinh thinh.
Tam Tạng mừng rỡ mười phần cỡi ngựa đi theo Bát Giái, Tôn Hành Giả đi trước vít gai gốc, Sa Tăng gánh đồ hành lý theo sau, đi trọn một ngày đặng một trăm mười dặm, tới một khoảng đất không, có một tấm bia đá vòng nguyệt dựng giữa đường, có khắc ba chữ lớn là Kinh cát lãnh, dưới ba chữ ấy có hàng chữ nhỏ như vầy:
Kinh cát bông phan bát bá lý,
Cổ lai hữu lộ tiểu nhơn hành.
Thích nôm:
Dặm thẳng tám trăm nhiều táo mọc,
Ðường ngay cả núi thì ai đi.
Bát Giới đọc hai câu liễn rồi cười rằng:
– Ðể lão Trư tiếp thêm hai câu nữa cho thành bài thi tứ tuyệt.
Nói rồi ngâm rằng:
Tự kim Bát Giới năng khai phá,
Trực thấu Tây Phương lộ tận bình.
Thích nôm:
Từ nay Bát Giới công bồi sửa,
Thấu tới Tây Phương đất trống trơn.
Tam Tạng mừng lòng, xuống ngựa giã ơn rằng:
– Ðồ đệ ôi, thiệt người có công dọn đường mệt mõi quá sức, vậy thì thầy trò ngũ đỡ một đêm mai sáng sẽ đi?
Bát Giới nói:
– Sư phụ nghỉ làm chi, sẳn sáng trăng đi luôn trót thể.
Tam Tạng y lời, đi một đêm tới sáng, rồi đi thẳng tới chiều, xảy nghe gió thổi tợ tờn, tre kêu giống sáo, coi lại cho kỹ là cái miễu hoang trước mặt, xung quanh tòng há trước mai, phong cảnh rất xinh không có gai chông chi hết.
Tam Tạng liền xuống ngựa ngồi nghỉ.
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Chỗ này có yêu khí chẳng khá ngồi lâu.
Nói vừa dứt lời xảy có trận gió thổi tới, ở sau miễu có một ông già chống gậy đi trước, lại có một con quỷ mặt xanh, nah bạc tóc đỏ, mình trần, đội mâm bánh đi theo ông già ấy; đồng quì xuống trước mặt Tam Tạng, ông già ấy thưa rằng:
– Ðại Thánh ôi, tiểu thần là Thổ Ðịa núi Kinh cát nầy, hay đại thánh đến đây nên chúng tôi nghinh tiếp, song chẳng biết lấy chi thiết đãi, xin dâng một mâm bánh phục linh, trước là tôn sư đỡ lòng, sau ba vị nhặm ít nhiều lấy thảo. Vì đường xa tám trăm dặm, mà không có nhà ai.
Bát Giới nghe nói rất mừng bước lại lấy bánh.
Tôn Hành Giả hét lớn rằng:
– Khoan đã, đừng có nóng ăn!
Nói rồi chỉ ông già mà nói lớn rằng:
– Ngươi chẳng phải là người lành, sao dám mạo danh Thổ Ðịa, ấy là tại ngươi muốn gạt Lão Tôn! Hãy coi thiết bãng!
Nói rồi giá thiết bãng, ông già ấy cặp nách Tam Tạng hóa gió bay mất!
Khi ấy Tôn Hành Giả và Sa Tăng, Bát Giới đồng hãi kinh đi kiếm thầy tỏ mỏ!
Còn ông già và con quỷ ấy đem Tam Tạng tới nhà đá để xuống, nắm tay Tam Tạng mời ngồi mà nói rằng:
– Thánh tăng đừng hãi kinh, tôi không phải người quấy: Thiệt là Thập bát Công ở núi Kinh cát, thấy trăng thanh gió mát, nên mời Thánh tăng làm thơ cho vui.
Tam Tạng nghe nói tỉnh hồn, coi lại trăng tỏ như ban ngày, tiếng người nói chuyện đông đảo, lóng tai nghe rõ là ba ông già nói như vầy:
– Vui lắm, vui lắm! Thập bát Công mời đặng Thánh tăng.
Tam Tạng nhìn ba ông già ấy, thấy một ông tóc bạc như sương, còn một người tóc mai màu lục đậu; và một người mặt xanh mét mét, trật áo giơ bụng ốm nhom, đồng bước vào ra mắt. Tam Tạng đáp lễ, và thưa rằng:
– Ðệ tử có đức hạnh bao nhiêu, mà các vị tiên ông thương đến?
Thập bát Công cười rằng:
– Thuở nay nghe tiếng Thánh tăng có đạo đức, nên chúng tôi chờ đợi đã lâu. Nay gặp đặng phỉ tình hoài vọng. Nếu thánh tăng đành lòng đàm đạo và chơi thơ bài với chúng tôi, thì kẻ quê mùa đặng mở mang kiến trí h óa.
Tam Tạng bái và h ỏi rằng:
– Xin các vị đại tiên cho bần tăng biết hiệu?
Thập bát Công nói:
– Ông tóc bạc là Cô trực Công, ông tóc mai màu lục là Lăng không Tử, ông giơ bụng ốm là Phất vân Tẩu. Còn tôi là Thập bát Công, hiệu là Khỉnh Tiết.
Tam Tạng thưa rằng:
– Chẳng hay mấy ông xuân thu đặng mấy?
Cô trực Công không trả lời mấy mươi tuổi, liền ngâm thơ rằng:
Ta sống ngàn năm cứ ẩn danh,
Bốn mùa tươi lá chống trời xanh.
Tuyết sương dày dạn qua nhiều lắm,
Rồng rắn quanh co uốn mấy nhành,
Tứ bé chắc bền từng cũi lục,
Ðến nay ngay thẳng giữ tu hành,
Chơi cùng lũ quạ rồi xem phụng,
Mến núi ưa non lánh thị thành.
Lăng không Tử cười rồi ngâm thơ rằng:
Ngàn năm sương tuyết chẳng dun da,
Lớn cội to xương chắc ruột rà.
Ðêm lặng tiếng như mưa gió tạ,
Nắng xây bóng tợ ngút mây qua,
Rể biển uốn khúc mình không thác,
Phép luyện tươi chong vóc khá già.
Cầm hạc quá rồng không phải tục,
Vui miền thanh tịnh dựa tiên nga.
Phất vân Tẩu cười rồi ngâm thơ rằng:
Ðã từng gió mát với trăng trong,
Quân tử ngàn thu tiếng ngợi không.
Tánh mến phụng hoàng nên dựa núi,
Tính mê phong thủy mới gần sông.
Bảy hiền vầy bạn vì bền cội
Ngàn mắt ưa ta bởi trống lòng.
Những khác văn chương nhờ giúp đỡ,
Tuổi cao vui thú ở rừng tòng.
Thập bát Công cười rồi ngâm thơ rằng:
Ta cũng ngàn năm giữa cõi bờ,
Mười phần xanh lẻo vóc trơ trơ.
Cám ơn mưa móc thường tươi nhuận,
Nhờ máy càn khôn mới sởn sơ.
Tám tiết điểm đà ai chẳng nhượng,
Bốn mùa tươi tốt khách hằng nhờ.
SaÜn tàn che nắng tiên càng mến,
Ngồi dựa đờn ca lại đánh cờ.
Khi ấy Tam Tạng nghe bốn ông già ngâm thơ rồi, liền chắp tay khen rằng:
– Bốn vị tiên ông đều tuổi cao, hình dung khác thường lắm, hay là tứ hạo đòi Hớn chăng?
bốn ông ấy nói:
– Chúng tôi không phải bốn ông già thời Hớn đâu. Thiệt là bốn chú già ở núi Kinh cát. Chẳng hay Thánh tăng niên kỷ thế nào?
Tam Tạng chắp tay ngâm thơ rằng:
Bốn chục năm dư khó đã tường,
Chưa rời bụng mẹ chịu tai ương.
Mình trôi kể xuống miền âm địa,
Người vớt đem lên ở phật đường.
Nuôi tánh xem kinh không thõa mãn,
Dốc lòng cầu đạo dám lương khương.
Ngày nay vưng chỉ qua Thiên trúc,
Gặp mấy tiên ông cảm dụ thương.
Bốn ông ấy đồng khen rằng:
– Thánh tăng mới ra khỏi bụng mẹ, đã theo phép tu hành; thiệt là ông sãi thứ nhứt! Nay chúng tôi có phước mới rước đặng thánh tăng, xin giảng kinh pháp thiền cho anh em chúng tôi hiểu với, kẻo tấm lòng ao ước thuở nay.
Tam Tạng liền giảng kinh rằng:
“Phép hiền là thanh tịnh, phải thông hiểu mới thành. Trước hết phải bỏ sự lo lắng trong lòng, đừng mê việc trần tục. Bởi vì con người là chẳng dễ, sanh đặng nước Trung Hoa cũng khá thay! Có phước mới gặp đạo chánh. Ðãlàm con người tại Trung Hoa mà lại gặp đạo chánh; may biết dường nào! Nên kẻ tu hành phải sửa lòng cho lục căn thanh tịnh. Lục căn là gì? Lục căn là: Nhãn, nhỉ, lẽ thiệt, thân, ý, nghĩa là con mắt, lổ tai, lỗ mũi, cái lưỡi, cái mình, cái ỷ. Sáu cái ấy làm sao cho thanh tịnh? Muốn cho sáu căn thanh tịnh thì con mắt đừng ngó sắc tà, lỗ tai đừng nghe tiếng tà, lỗ mũi đừng hưỡi hơi tà, cái lưỡi chẳng nếm mùi tà, cái mình chẳng động việc tà, cái ý chẳng tưởng việc tà. Giữ mình cho thanh tịnh như vậy luôn luôn và làm lành cứu người thì đặng thành chánh quả”
bốn ông nghe nói, đồng bái và khen rằng:
– Thánh tăng chơn tu lắm, giãng mới trúng cội rể phép thiền.
Phất vân Tẩu lại nói rằng:
– Tuy phép thiền dùng thanh tịnh, song pảhi có thành mới đặng. Còn phép tu hành của chúng tôi lại khác hơn.
Tam Tạng nói:
– Dầu đạo Phật đạo Lão củng dùng thanh tịnh làmđầu, đức hạnh làm trước, sao lại khác hơn? Xin cắt nghĩa cho bần tăng rỏ.
Phất vân Tẩu cười rằng:
đạo của anh em tôi khác phép thiền xa lắm; nhờ ơn trời đất sanh thành, cảm đức móc mưa nhuần gội Hứng trăng dang nắng, chịu gió dầm sương, một lá chẳng khô, ngàn nhành hằng rậm. Chẳng phải như đạo thiền, ở miền Trung Hoa, cầu Phật Tây Phương, đi rách một ngàn đôi giày rơ, e cũng chưa tới! Sao chẳng xét: Phật tại lòng, lòng là Phật, lòng lành tu tại xứ cũng thành. Chớ như đạo chúng tôi, thiệt là: Giỏ tre lủng đáy lắm lường nước, cây sắt không nhành cũng trổ hoa. Ơû một cõi thanh tịnh mà tu hành, cũng thành chánh quả”
Tam Tạng nghe nói, liền bái và khen hay. Thập bát Công không cho bái, Lăng không Tử vỗ tay cười ngất nói rằng:
– Phất vân Tẩu nói lậu rồi, xin Thánh tăng đừng chấp. Chúng ta lúc nầy chẳng nên luận việc tu hành, hãy làm thơ giải muộn.
Phất vân Tẩu cười rồi chỉ nhà đá mà nói rằng:
– Như muốn làm thơ, xin vào nhà mát của tôi mà ngồi, thưởng nguyệt ngâm thơ mới thú.
Ai nấy đồng nói phải, đứng dậy đi liền, Tam Tạng cố ý coi trước cửa nhà đó có đề một tấm biển ba chữ: Mộc tiên am.
Khi ấy bốn ông già mời Tam Tạng vào ngồi trong nhà mát, xảy thấy con quỷ ở trần, mặt xanh nanh bạc khi nảy, bưng một mâm bánh phục linh. Rời đem năm chén nước trà thơm phức. Bốn ông ấy mời Tam Tạng ăn trước. Tam Tạng hồ nghi không dám ăn. Xảy thấy bốn ông ấy ăn bánh uống nước trà, Tam Tạng mới chấm chút.
Ðoạn ăn uống rồi, Tam Tạng thấy phong cảnh tốt tươi, mùi hoa bay thơm phức. Ngó ra ngoài trăng tỏ như ban ngày, lại thêm gió xuân mát mẽ. Tam Tạng vui vẻ hứng chí ngâm một câu thơ rằng:
Lòng thiền tợ nguyệt không mà rạng.
Thập bát Công ngâm tiếp một câu rằng:
Thơ tứ như trời mới lại thanh.
Cô trực Công ngâm một câu rằng:
Cầu nhiệm có duyên tày gấm tốt.
Lăng không Tử ngâm một câu rằng:
Diệu hay chaÜng vít sánh châu lành.
Phất vân Tẩu ngâm hai câu như vầy:
Sáu trào sơ thữ văn chương lấn,
Bốn thể chia ra nhả tụng rành.
Khi ấy Tam Tạng chấp tay thưa rằng:
– Ðệ tử thấy cảnh ngâm lỡ câu thơ, thiệt là múa búa trước của ông Lỗ bang, nay đã biết lỗi! Thơ bốn vị tiên ông thanh tân mười phần, bần tăng bất tài lấy làm hổ thẹn
Thập bát Công nói:
– Thánh tăng đừng nói khiêm. Người tu hành có trước có sau; mới toàn chung thĩ, đã có ra câu phá, lẽ nào không chuyển hết cho trọn bài thơ? Xin tiếp theo kẻo đứt đoạn
Tam Tạng túng phải ngâm thúc hai câu kết như vầy:
Nước chữa kịp sôi năm vận đủ,
Ngâm qua mát mẽ cả thân mình.
Thập bát Công khen rằng:
– Câu kết thanh tân lắm! Thánh tăng là người đại tài, chúng ta chaÜng nên làm thơ liên cú. Xin thánh tăng xướng riêng một bài, đặng anh em chúng tôi ráng họa theo nguyên vận.
Tam Tạng túng phải cười trời, đặt một bài thơ tự thuật, là thuật chuyện mình như vầy:
Lòng thành nương cậy đến Tây Phương,
Quyết thỉnh chơn kinh giáp Ðại Ðường.
Cây báu trổ bông in ngọn bút,
Tòa sen hé nhụy phất mùi hương.
Ba ngàn thế giái còn xa xắc,
Trăm thước cần phang đã chán chường.
Miển đặng xác phàmthay cốt ngọc,
Vui miền cực lạc khỏi vô thường.
Bốn ông già ấy đều khen thơ hay, Thập bát Công nói:
– Tôi tuổi già đã lụt rồi, song cũng ráng họa theo nguyên vận.
Nói rồi ngâm rằng:
Vọi vọi non cao chiếm một phương,
Cội xuân tuy lớn cũng nhường đường.
Núi gần trăm trượng sanh vồng rắn,
Nước thắm ngàn năm trỗ ngọc hương.
Mượn khí âm dương mình đã thạnh,
Nương hơi mưa gió vóc thêm chường.
Hổ vì lớn tuổi chưa thành đạo,
Nhờ cũ phục linh đặng sống thường.
Cô trục Công ngâm rằng:
Bạc trắng râu mày ở có phương,
Dám phen lý đảng mọc bên đường.
Sương sa tàng lục như giổi phấn,
Ngút tỏa mình đồng tợ ướp hương.
Gió thổi trời thu tiêu lại trổi,
Trăng soi đêm hạ bóng hêm chường,
Ngày xuân khi trước từng dưng rượu,
Tuổi lớn về non dưỡng tánh thường.
Lăng Không Tử ngâm rằng:
Tuổi già song cũng dụng nhiều phương,
Lương rộng tài hay giúp miễu đường.
Gan sắt thẳng ngay nương cát tía,
Sắc xanh bền bỉ dựa phòng hương.
Rễ sâu có tiếng trên non vững.
Thịt chắt không nao giữa nước chường.
Tàng cả sum sễ che mặt đất,
Chẳng đua hoa cỏ kiểng tấm thường.
Phất vân Tẩu ngâm rằng:
Xa gần nghe tiếng khắp mười phương,
Kỳ úc là quê ở dựa đường.
Nghiêu nữ khóc than gầy điển tích,
Mông điểm tiến cử nổi thơ hương.
Tuyết đông nượp nượp không màng lánh,
Nắng hạ chan chan cũng chịu chường.
Dạ trống chẳng hờn đời phải quấy,
Cháu con nghe sấm tựa như thường.
Tam Tạng chắp tay khen rằng:
– Bốn ông ngụ ý cao xa. Chẳng khác phun châu nhả ngọc. Cám tình họa vận đủ điều. Song đã khuya rồi, sợ nỗi tệ đồ tìm kiếm. Ðệ tử xin kiếu, nhờ ơn ông chỉ ngõ trở về?
Bốn ông ấy đồng cầm rằng:
– Xin Thánh tăng đừng vội, vì ngàn năm mới gặp một phen. Vả lại trăng tỏ như ban ngày, xin ngồi chơi vài canh nữa. Ðến sáng chúng tôi đưa khỏi núi nầy, chắc các vị lịnh đồ cũng gặp mặt.
Xảy thấy hai nàng thể nữ áo xanh xách cặp l*иg đèn vào trước, một nàng tiên nữ theo sau; nàng tiên nữ cầm một nhành hoa bạch, cười chuốm chiếm bước vào. Bốn ông ấy đồng đứng dậy chào rằng:
– Hạnh tiên cô đến chuyện chi khuya vậy?
Nàng ấy đáp lễ và thưa rằng:
– Nghe nói có khách quý đến đây, nên tìm vào ra mắt.
Thập bát Công chỉ Tam Tạng mà nói rằng:
– Quý khách là ông nầy.
Tam Tạng đứng dậy chắp tay, không nói một tiếng! Nàng ấy hỏi:
– Hai đứa bưng trà đà đi tới hay chưa?
Xảy thấy hai nàng bận áo vàng, bưng bình tích và chén trà đi tới. Nàng ấy rót trà bay mùi thơm ngát. Trước dưng cho Tam Tạng một chén, rồi sau dưng cho mấy ông già.
Ðoạn đãi đằng xong rồi, nàng ấy bảo thể nữ rót trà cho mình uống. Ngồi dựa một bên hỏi rằng:
– Các tiên ông, đêm nay vui vẻ mười phần, sao các ông chẳng làm thi xem thử?
Phất vân Tẩu nói:
– Anh em tôi mới họa vận với Thánh tăng, song câu thơ còn sống sít lắm. Có một bài của Thánh tăng hay hơn hết, thiệt chẳng hổ Thạnh Ðường.
Nói rồi đọc các bài lại.
Nàng ấy cười chuốm chiếm nói rằng:
– Thϊếp bất tài lẽ nào dám họa vận, song gặp thơ tuyệt diệu không lẽ bỏ qua? Xin rán họa theo sau rốt.
Nói rồi liền ngâm rằng:
Thượng huyền danh đồn khắp bốn phương,
Rõ ràng sông Tứ có tên Ðường.
Ðồng tiên riêng chuộng đươm bông thạnh;
Tôn sở hằng khen trỗ nhụy hương,
Mưa đượm màu hồng xinh lại dịu;
Khói un sắc lục ẩn rồi chường,
Khá thương chín quá hơi chua ấy,
Xót ngọc là ai xét lẽ thường.
Bốn ông ấy đồng khen rằng:
– Thơ đặt thanh tân, mà có ngụ ý riêng kín lắm; hay cho câu: Mưa đượm màu hồng xinh lại dịu. Khói un sắc lục ẩn rồi chường. Thiệt tỏ ý xuân rõ lắm.
Nàng ấy mỉm cười nói:
– Câu thơ tôi còn thô, chưa đặng thanh nhã tôi nghe bài thơ của Thánh tăng thiệt quý như châu ngọc, xin vị tình cho tôi một bài nữa coi thể nào.
Tam Tạng làm thinh chẳng đáp, nàng ấy ngồi xích lại nói nhỏ rằng:
– Ðêm nay trăng thanh gió mát, chẳng chơi cho phỉ chí còn đợi chừng nào? Xin xét lại mà coi, người không trăm tuổi.
Thập bát Công nói:
– Hạnh tiên đã có lòng vói lên, Thánh tăng không lẽ chẳng vị tình ngó xuống, nếu không biết thương yêu xót ngọc, thiệt là kẻ quê mùa!
Cô Trực Công nói:
– Thánh tăng là người có danh có đạo, lẽ nào làm việc lôi thôi, nếu ép việc trăng hoa, thì chúng ta có lỗi lắm. Mình cũng là người biết học, giữ lễ nghĩa làm đầu, muốn tính việc lâu dài thì Thập bát Công và Phất vân Tẩu phải đứng làm mài, tôi với Lăng không Tử đứng quý tộc mới lẽ phải.
Khi ấy Tam Tạng thấy kẻ làm mủ, người làm nhọt, thì nổi giận đứng dậy nói lớn rằng:
– Nếu vậy thì các ngươi là loài yêu quái chẳng sai! Ban đầu lấy việc thi phú mà quến rủ ta, nay lại làm kế mỹ nhơn mà dụ nữa, quyết hại bần tăng lỗi đạo, soa phải người lành?
Bốn ông ấy thấy Tam Tạng giận nói nặng lời, ai nấy làm thinh không đáp lại, con quỷ mặt xanh nanh bạc nổi giận hét lớn rằng:
– Hòa Thượng nầy không biết phải quấy! Chị ta xấu xa chi đó mà chê? Chẳng nói việc nữ hạnh, nữ công của chị ta cũng tuyệt diệu làm chi, luận việc thi văn cũng là xứng lắm, sao còn kiếm cách chối từ? Cô Trực Công bàn luận rất phải, nếu không chịu việc hoa nguyệt, thì ta đứng làm chủ hôn cho!
Tam Tạng kinh hãi làm thinh, để quỷ sứ khua môi uốn lưỡi! Con quỷ ấy nói rán rằng:
– Chúng ta đã bắt ngươi đến đây, còn trông gì đi thỉnh kinh nữa? Làm hòa thượng không đặng, mà chẳng cưới vợ, thì uổng biết chừng nào, thiệt thòi quá lẽ”.
Khi ấy Tam Tạng thấy nó làm bộ quỷ, thì nghĩ rằng:
– Không biết học trò mình đi kiếm ngõ nào, nếu cụ với nó thì mang hại! Bằng làm thinh mà chịu, khác nào ngồi nệm đồi kim!
Càng nghĩ càng động lòng, lụy sa lai láng! Nàng ấy lấy khăn lau nước mắt cho Tam Tạng mà khuyên rằng:
– Chẳng nên phiền muộn làmchi, hãy vầy duyên với thϊếp.
Tam Tạng hứ một tiếng, đứng dậy chạy khan. Mấy người ấy nắm tay kéo lại, Tam Tạng xô đẩy, khóc la tới sáng.
Xảy nghe tiếng kêu lớn hỏi rằng:
– Thầy cãi lẫy với ai ở đâu đó?
Ấy là Tôn Hành Giả và Sa Tăng, Bát Giới gánh đồ giắt ngựa đi kiếm sáng đêm, qua khỏi núi Kinh cát rồi mới nghe tiếng Tam Tạng, nên Hành Giả kêu thầy mà hỏi sự tình.
Khi ấy Tam Tạng biết tiếng Hành Giả, mừng rỡ mười phần. Lũ quái ấy hãi kinh, liền buông Tam Tạng rồi biến mất. Còn Tam Tạng vụt chạy ra khỏi cửa ngõ, và chạy và kêu lớn rằng:
– Ngộ Không, Ngộ Không, ta đây nè, mau mau tiếp cứu!
Giây phút ba người gặp mặt, hỏi rằng:
– Sao thầy đi đặng tới đây?
Tam Tạng thuật hết các việc Tôn Hành Giả hỏi rằng:
– Thầy có nhớ tên chúng nó hay không?
Tam Tạng nói:
– Người già ấy là Thập bát Công, người thứ nhì là Cô Trực Công; thứ ba là Lăng Không Tử; thứ tư là Phất vân Tẩu. Còn nàng ấy xưng là Hạnh tiên.
Bát Giới hỏi:
– Chúng nó bây giờ ở đâu?
Tam Tạng nói:
– Chúng nó đi đâu ta không biết, song chỗ làm thơ đàng kia.
Ba người đồng xin thầy dắt tới chỗ đó. Tam Tạng dắt đến, nói rằng:
– Hồi hôm làm thơ tại chỗ nầy.
Tôn Hành Giả ngó thấy ngoài cửa động có đề ba chữ: Một tiên am, xung quanh có một cây Tòng, một cây Bá và một cây cối; lại có một bụi tre, sau bụi tre có cây chùm bao. Phía bên kia có một cây Hạnh, hai cây quế và hai cây lạp mai. Tôn Hành Giả coi kỹ lưỡng, rồi cười rằng:
– Hai em có thấy yêu quái ở đâu chăng?
Bát Giới nói:
– Không thấy.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Tại mấy cây nầy thành tinh thành quái.
Bát Giới hỏi:
– Sao anh biết chắc như vậy?
Tôn Hành Giả nói:
– Mộc tiên am nghĩa là Am tiên cây. Thập bát Công là cây tòng bởi chữ thập với chữ bát dính lại thì là chữ mộc, thêm chữ công một bên là chữ tòng. Còn Cô Trực Công là cây bá, bởi cây trắc ngay thẳng luôn luôn. Còn Lăng không Tử là cây cối, lăng không nghĩa là lấn mây, vì nó cao lắm. Còn Phất vân Tẩu nghĩa là ông già quét mây, vì ngọn nó cao quá. Còn con quỷ sứ là cây chùm bao. Hạnh tiên là cây Hạnh, hai con tỉ tấc mặc áo xanh là hai cây huỳnh mai.
Khi ấy Bát Giới nghe rõ nổi xung, vì đi kiếm thầy một đêm khổ lắm. Bát Giới vác đinh ba cuốc cây chùm bao và cây hạnh, với cặp quế mai; rồi kê mỏ ủi trốc gốc đứt rễ hết thảy; thấy máu chảy ròng ròng!
Tam Tạng bước lại xem thấy can rằng:
– Ngộ Năng đào bới làm chi? Tuy chúng nó thành quái, song chẳng hại ta. Hãy lo kiếm đường đi thỉnh kinh kẻo trễ.
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Thầy chẳng nên thương chúng nó làm chi, nếu bây giờ không trừ, lâu năm chắc hại thiên hạ.
Bát Giới nghe nói đặng nước, đào luôn bốn gốc cây kia cũng đều trốc gốc chảy máu ròng ròng. Rồi mới chịu kiếm ngõ ra đi.