Đây cũng là một nguyên nhân vì sao sau khi Tôn Quyền nắm giữ thủy quân Giang Đông, lại có thể phát triển một cách mau lẹ như vậy. Bởi vì phương châm xây dựng quân đội đã có sự biến đổi, người trước đó đã đề xuất chính sách thuyền lớn là Hạ Tề, cũng theo đó bị đặt cách sang một bên.
Hạ Tề bị bỏ bê, trong đó có nhiều nguyên do.
Thái độ của y đối với Tôn Quyền đương nhiên chỉ là một trong những nguyên do, nhưng Tôn Quyền thay đổi phương châm kiến quân, cũng là một nguyên do.
Mười năm gần đây, thủy quân Giang Đông đã hình thành sức chiến đấu lớn mạnh trên vùng sông nước.
Còn về trước mắt mà nói, thủy quân Giang Đông tuyệt đối ở vào vị trí bá chủ, hùng bá đại giang. Tuy rằng Tào Tháo lệnh cho Cam Ninh nhậm chức Đại Đô Đốc thủy quân, lấy Đỗ Kỳ làm phụ tá, ổn định thế cục, đồng thời áp chế thủy quân Giang Đông. Nhưng tổng thể mà nói, thủy quân Tào Ngụy, vẫn ở chỉ dừng ở thế hạ phong, chỉ có thể bị động mà phòng thủ.
Có lẽ qua vài năm nữa, ba bốn năm nữa? Hay thậm chí lâu hơn nữa, Tào Ngụy sẽ dựa vào năng lực kinh tế hùng mạnh của mình, cứu vãn được thế cục.
Tuy nhiên trước mắt mà nói, vẫn chưa đủ sức chống chọi với thủy quân Giang Đông.
Có điều, có lợi tất phải có hại.
Cùng lúc thủy quân Giang Đông đẩy mạnh nhỏ nhanh và linh hoạt trên mọi phương diện, nhưng về sức khống chế trên khu vực biển thì trái lại tương đối là yếu kém.
Mà Tào Tháo thiết lập thủy quân đảo Đông Lăng trên đảo Đông Lăng, thì lại nhấn mạnh nguyên tắc to nhỏ đồng bộ.
Nhất là sau khi đám người Hám Trạch, Tưởng Uyển Trương Tùng đến Quảng Lăng, kết hợp với kiến nghị của Tào Bằng, Hám Trạch đã thiết lập cấp bậc đối với tàu thuyền. Thuyền lầu loại lớn chứa tám trăm người, gọi là thuyền biển “Cự cao cấp”. Thuyền này chia làm năm tầng, có thể chứa được nghìn người, thích hợp để đi lại ở vùng duyên hải; Thuyền lầu năm trăm người, gọi là “Mạnh Đức Cấp”, vừa có thể dùng trong quân sự, vừa có thể dùng trong thương vụ; Thuyền lầu ba trăm người, là “Kiến An Cấp”, chủ yếu là vừa thích hợp dùng trên biển, cũng có thể vận hành trên sông nước. Thuyền lầu Kiến An Cấp, cũng là trang bị chủ lực của thủy quân hồ Động Đình.
Dưới cấp Kiến An, còn có thuyền chiếc thích hợp cho 100 người và 50 người, chia ra làm hai cấp bậc là Tây Kinh và Đông Đô.
Ngoài ra, còn có thuyền chiến mười người dùng, trang bị rộng khắp.
Nay thủy quân hồ Động Đình, trang bị tám mươi chiếc thuyền lầu Kiến An, ba trăm thuyền cấp Tây Kinh và tám trăm chiếc cấp Đông Đô, thuyền chiến hơn nghìn chiếc; Mà tại đảo Đông Lăng, thì lại là tổ kiến phối hợp. Tổng cộng có mười chiếc cấp Cự Cao Cấp, ba mươi chiếc cấp Mạnh Đức…nhưng thuyền có ba cấp còn lại, tương đối yếu kém. Thế nhưng vậy cũng đủ để thủy quân đảo Đông Lăng hùng bá vùng duyên hải.
Cũng chính vì nguyên cớ này, cùng lúc Chu Thương đứng vững gót chân trên đảo Đông Lăng, bên cạnh đó cũng đẩy mạnh việc tuần tra ở vùng duyên hải.
Hải vực ở bán đảo Liêu Đông, cách đảo Đông Lăng khá xa.
Nhưng nhìn tổng thể, cũng xem như an toàn.
-Ca ca, khi nào chúng ta có thể đến thành Cô Trúc vậy?
Trên thuyền biển, Tào Niệm tràn trề hào hứng, kéo tay một chàng thanh niên, có chút hưng phấn hỏi tới.
Chàng thanh niên tầm hai mươi tuổi, cười cười, nhẹ giọng nói:
-Thế Tử không cần nôn nóng, theo tốc độ này, trễ nhất sáng mai là có thể đến được thành Cô Trúc. Nếu Thế tử mệt, có thể đi ngủ trước một chút. Đợi khi nào gần đến nơi, ta sẽ gọi Thế tử dậy. Đến lúc đó, Thế tử liền có thể trùng phùng với Đại Đô Hộ rồi.
-Ca ca, cha trông thế nào vậy?
-Thân người rất cao, cũng rất hùng tráng.
-Thế ca ca và cha gặp rồi hả?
Trên mặt người thanh niên lộ vẻ xa xăm, một lúc sau mới nhẹ giọng nói:
-Đích thật là có gặp qua, nhưng không quen thân cho lắm.
-Thế ạ….
Tào Niệm không khỏi có chút thất vọng.
Tào Bằng gửi thư đến, muốn gặp Tào Niệm.
Đáng tiếc là Lã Lam tạm thời không tài nào bất thân ra được, cho nên chỉ đành phái người, nhân dịp có một con thuyền buôn quay trở về Liêu tây, gửi chở Tào Niệm qua đó. Có khoản ba trăm người cùng đi, tất cả đều là quân tốt Hãm Trận Doanh năm đó đã cùng Lã Thị vượt biển.
Người người trong Hãm Trận doanh đó, nay cũng chỉ có hơn ba trăm người còn sống.
Tuy rằng tuổi tác hơi cao, nhưng sức chiến đấu lại càng lúc càng mạnh.
Có điều hãm trận doanh này, đã hiếm khi lên chiến trường nữa. Chính sách tinh binh của Cao Thuận, đã không còn thích hợp với Hán quốc Lã Thị trước mắt nữa. Từ lúc Kiến An năm 12 bắt đầu, Hán quốc Lã Thị tham khảo chính sách của Tào Bằng ở Hà Tây, bắt đầu bắt tay vào thi hành chế độ phủ binh. Kết quả là, binh lính này càng lúc càng nhiều, cũng dần dần đào thải hãm trận doanh đi.
Tuy nhiên, đối với Lã Thị mà nói, tuy rằng Hãm Trận đã bị đào thải, nhưng vẫn đối xử với họ nồng hậu như xưa.
Lần này Tào Niệm đi gặp Tào Bằng, Lã Lạm suy đi tính lại, vẫn quyết định để cho Hãm Trận xuất quân, bảo hộ sự an toàn cho Tào Niệm.
Ngoài trừ hơn ba trăm người trong Hãm Trận doanh ra, còn có Thừa Tướng Duyện Lã Hán, một người tên là Chu Phúc đi theo cùng.
Gã Chu Phúc này, chính là tên Chu Bất Nghi đã mất đi ký ức mà năm xưa Lã Lam đã dẫn từ Hứa Đô đến Lã Hán. Tuy nhiên cái tên gọi Chu Bất Nghi đã từ lâu không còn dùng nữa, đổi tên thành Chu Phúc, tự Nguyên Trực. Ký ức của Chu Phúc, trải qua nhiều năm điều dưỡng, vậy mà lại chẳng có bất kỳ dấu hiệu chuyển biến tốt nào. Nếu như dùng thuật ngữ chuyên dụng của đời sau để hình dung, tình trạng này của Chu Phúc, chắc hẳn tương tự với chứng mất trí nhớ cưỡng chế.
Là bản thân Chu Phúc không muốn nhớ lại những chuyện trước kia, cố tình tránh né. Đồng thời cùng với thời gian đưa đẩy, tính cưỡng chế trong tiềm thức càng lúc càng nghiêm trọng, ngay cả bản thân gã cũng không biết. Nhưng ở các mặt khác, trái lại có vẻ rất bình thường.
Nhất là về phương diện học tập, Chu Phúc đã dần dần hồi phục.
Đóng vai trò là trợ thủ của Bộc Dương Khải, gã đã từng đưa ra rất nhiều kiến nghị xuất sắc, rất được sự tín nhiệm của Lã Lam.
Đứng trên boong tàu, Chu Bất Nghi ngắm nhìn biển lớn.
Đối với những chuyện trong quá khứ, gã hoàn toàn không có ấn tượng. Nhưng đối với Tào Bằng, trong ký ức gã lại vô cùng sâu đậm.
Đó là huynh trưởng của gã!
Nhưng cảm giác thấy vị huynh trưởng này của gã, đối với gã dường như có chút kiêng dè.
Chu Phúc cũng không rõ, rốt cục là vì nguyên do gì. Dù sao đi nữa lúc nghe thấy cái tên Tào Bằng, trong lòng gã sẽ theo bản năng nảy sinh một nỗi khϊếp sợ, hay nói là, một cảm giác kính sợ. Gãi gãi đầu, Chu Phúc cũng không hiễu nổi nguyên nhân bên trong đó. Đang chuẩn bị quay vào trong thuyền nghỉ ngơi, đột nhiên nghe thấy có người lớn tiếng gào lên:
-Không xong rồi, hải tặc!
Hải tặc?
Chu Phúc giật mình ớn lạnh, vội vàng chay lên biên boong tàu, đưa mắt nhìn ra xa.
Nhưng chỉ thấy trên đường chân trời, xuất hiện vài đốm đen.
Tốc độ rất nhanh, đang cấp tốc áp sát về phía bên này.
-Ô tặc đảo Liêu Đông!
Ngay sau khi thủy thủ trên tàu nhìn rõ lá cờ trên thuyền của hải tặc, không khỏi phát ra tiếng kêu kinh hãi. Sắc mặt của Chu Phúc, lập tức trở nên có chút khó coi. Hai mày chau lại, gã quay đầu lại liền căn dặn nói:
-Truyền lệnh xuống dưới, chuẩn bị giao phong.
Cuối năm Đông Hán, chưa có cách gọi “hải đạo”.
Mọi người thống nhất dùng từ “hải tặc” để gọi những gã cướp bóc trên biển. Sau trận hỗn loạn Hoàng Cân, hải tặc trừ mãi không hết. Cũng vì biển to rộng lớn, khó lòng bao vây tiêu diệt, mà người dân, bao hàm cả những thành phần tinh anh, cũng không hề có ý nghĩ sẽ thành lập cái gọi là “hải phòng”, bởi thế nên cũng chẳng biết làm thế nào với bọn hải tặc.
Đối phó hải tặc, thường có hai cách.
Tiêu diệt và bình định
Trước mắt đây là hai sách lược thường dùng nhất.
Tuy nhiên “tiêu diệt”, phần lớn là dụ dỗ hải tặc từ biển lên bờ, sau đó tiến hành bao vây tiêu diệt. Thoạt đầu biện pháp này cũng khá hiệu quả. Nhưng cứ theo đà số lần thiệt hại của hải tặc càng lúc càng tăng, từ lên bờ cướp bóc đơn thuần, dần dần chuyển biến thành cướp bóc thuyền buôn trên biển, đồng thời tiêu tang thông qua một số đường lậu trên bờ.
Điều này cũng khiến cho việc tiêu diệt hải tặc khó khăn hơn nhiều.
Bình định, thì phần lớn đều nhằm vào những hải tặc chịu quy hàng.
Ví như Quản Thừa, gã vốn dĩ có chút bản lĩnh, sau này bất đắc dĩ mới làm hải tặc, thế là được Tào Tháo chiêu hàng. Trong lịch sử, lúc trước còn có hải tây tặc bị Tào Bằng tiêu diệt. Bọn họ vốn dĩ được Trần Đăng chiêu hàng, chỉ là ngày nay, lại chết trong tay của Tào Bằng. Chiêu hàng dù sao chỉ đóng vai trò là một thủ đoạn phụ trợ, lại không tài nào thay đổi cục diện một cách triệt để được. Mãi đến khi cơ cấu ở Hải Tây được hình thành, Chu Thương chịu sự nhờ vả của Tào Bằng, tăng cường tuần tra phòng vệ trên biển. Đồng thời cũng vì trợ cấp cho Lã Thị ở Hán Quốc, hải thị càng lúc càng thịnh vượng, mới dần dần có cách gọi hải phòng. Nhưng loại hải phòng này, đa phần chỉ là một hành vi vô ý thức, còn chưa thật sự trở thành ý thức.
Thủy quân đảo Đông Lăng được thành lập, tuy rằng đã cải thiện được cục diện một tí, nhưng đại bộ phận đều hạn chế từ sông lớn vào khu vực cửa biển Nam Bắc, đến vùng biển quận Đông Lai, cũng chính là khu vực hải vực Hoàng Hải mà đời sau nói đến.
Hải vực bán đảo Liêu Đông, thủy quân Tào Ngụy vẫn chưa tài nào trông coi toàn diện được.
Ô tặc Liêu Đông này, là một đám tội phạm ở hải vực bán đảo Liêu Đông.
Rốt cục thì từ đâu mà ra?
Điều này cũng không ai được rõ.
Nhưng đám tội phạm này, lại gϊếŧ người không chớp mát, cướp bóc hàng hóa, cướp đoạt con người, khắp nơi gà chó không tha.
Sau lưng họ, ắt có người chống lưng.
Nhưng lại không ai biết thân phận của người đó như thế nào.
Trương Liêu chấn giữ ở Liêu Đông, lúc làm Lang Tướng Liêu Trung, cũng từng có lòng muốn bày kế, càn quét sạch bọn tội phạm này. Nhưng nhiều lần bố trí, cũng chưa thể thành công. Sau này chiến sự Tịnh Châu diễn ra, cũng chỉ đành bỏ dở nữa chừng.
Chu Phúc cũng có nghe nói về ô tặc đảo Liêu Đông.
Những tên hải tặc này, yêu thích màu đen, ngay cả thuyền cũng tô vẽ thành màu đen.
Tất cả thủy thủ trên thuyền, cũng đều ăn mặc áo màu đen. Bởi thế nên mới có tên gọi là “Ô Tặc”.
-Ca ca, xảy ra chuyện gì vậy?
Tào Niệm chạy ra ngoài khoang thuyền, tò mò hỏi.
Lúc này thuyền của ô tặc đã áp sát thuyền buôn, ô tặc trên thuyền, phóng tên cảnh cáo, ra lệnh cho thuyền buôn dừng lại.
Một mũi tên lạnh lùng vèo cái bay đến, phóng thẳng vào Tào Niệm.
Chu Phúc lớn tiếng quát lên một tiếng
-Công tử cẩn thận.
Trong khi nói, người đã nhào qua đó, chớp mắt đã đẩy Tào Niệm ngã nhào lên boong tàu. Mũi tên sắc bén kia, vừa hay trúng vào lưng Chu Phúc, chỉ nghe gã rên lên một tiếng, lại gắng gượng chịu đau, bế Tào Niệm lên, nắp vào chỗ khuất.
-Thế tử, mau trốn đi.
-Ca ca người không sao chứ?
-Ta không sao!
Chu Phúc nói xong, rút bảo kiếm ra, trở tay chặt bảo kiếm làm hai đoạn, sau đó vươn người đứng dậy.
-Đem bỏ hết hàng hóa trên thuyền đi, thuyền buôn hai nhà Trần Thị và Lã Thị nhanh chóng áp sát qua đây, tập kết phá vòng vây, chuẩn bị tác chiến.
Đây là Điêu Linh tiễn, mũi tên quân biên hay dùng.
Sắc mặt Chu Phúc nghiêm trọng, lớn tiếng chỉ huy.
Gương mặt bé nhỏ của Tào Niệm trắng bệch, đi theo sát Chu Bất Nghi, không nói một tiếng nào.
-Thế tử, sao người còn ở đây?