Tần Nhượng Thư

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Điền Đông Giám có chức danh là hậu duệ của Điền Văn có gia thế tương tối trong chốn quan thương. Trước đó hắn là học trò nghèo tưởng chừng vô dụng. Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ! Đó chính là có mấy ch …
Xem Thêm

Phật Đăng Thượng Nhân từ trần hôm rằm tháng chạp năm ngoái!

Hai anh em đi về hướng Tây bắc, vượt qua Hoàng Hà, đến thành An Dương chiều ngày mười sáu tháng mười. Họ không vào khách điếm mà ghé nhà bà con của Quách Tàn Bôi.

Chủ nhà là Quách Hưng, biểu đệ của Dạ Quân Tử, lão ta hân hoan nói :

- Trời cao có mắt nên biểu huynh đã ghé vào đây! Tiểu đệ vừa nhận thư ở quê, nhắn rằng có gặp biểu huynh thì gọi về gấp vì bá mẫu đang lâm bệnh nặng!

Quách Tàn Bôi tái mặt, rầu rĩ nói với Nhương Thư :

- Tần hiền đệ! Gia mẫu tuổi đã tám ba, nay người lâm bệnh thì rất nguy. Lão phu phải về Tứ Xuyên ngay mới được!

Lão vì chữ hiếu mà đi nên dù lo lắng Nhương Thư cũng không thể ngăn cản.

Quách lão hiểu lòng chàng, trấn an ngay :

- Hiền đệ yên tâm! Ta còn rất nhiều bằng hữu chí cốt ở cố quận, và với tài hóa trang, ta sẽ qua mắt được Hồng Kỳ bang!

Nhương Thư gật đầu :

- Đại ca cứ lên đường, sang xuân tiểu đệ sẽ đi Tứ Xuyên ngay!

Quách lão liền nói rõ nơi cư trú và cách thức liên lạc sau này! Lão không lưu lại thêm, tức tốc khởi hành.

Nhương Thư ở lại nhà Quách Hưng một đêm, sáng sớm cũng tạ từ để đi Sơn Tây.
Chương 3: Hồng Nhan thiên lý tầm phu tướng - Hạt Nhãn ly hương ngộ sát tinh
Thời gian còn rất dư dật, Nhương Thư đủng đỉnh tìm nơi ăn sáng. Chàng luôn chọn chỗ đông người với niềm hy vọng mơ hồ sẽ tìm thấy kẻ thù, là lão sư phá giới họ Trác, vốn có pháp danh là Chân Từ.

Có những địa phương không bao giờ đổi tên, An Dương là một trong số ấy, mặc cho vật đổi sao dời. Ba ngàn năm trước, An Dương là kinh đô nhà Thương, và giữ mãi cái tên gắn liền với lịch sử khai quốc của Trung Hoa (tính đến nhà Minh).

Trên con đường lót đá phẳng phiu, rộng bốn mươi bước chân, người ngựa qua lại tấp nập, gồm thương lái và du khách. Nhương Thư dừng cương trước tòa Duyệt Tân lâu ba tầng, nơi bán cả điểm tâm lẫn món nhậu!

Người xưa gọi rượu là thánh thủy nhưng chỉ có những kẻ liều mạng hoặc chán sống mới uống rượu vào sáng sớm.

Khách giang hồ không chán sống song ỷ vào sức khỏe mà nhậu tì tì, bất kể thời gian! Giờ đây, trên tầng hai của Duyệt Tân lâu có đến năm sáu bàn đang rộn rã tiếng cười, tiếng cụng chén côm cốp!

Có lẽ do Nhương Thư mang kiếm mặc võ phục, nên gã tiểu nhị đã tự động mang ra một bình rượu nhỏ, kèm theo mấy món ăn sáng. Gã tưởng chàng cũng giống đám bợm kia.

Thực ra, Nhương Thư kỵ rượu, phần do mười bảy năm trai giới, phần vì rượu sẽ kích động nộ hỏa dễ bùng phát. Chàng chỉ uống khi lòng thật vui, thật thanh thản và chỉ vài chung.

Ăn xong, Nhương Thư gọi bình trà “Ngọc Dịch Trường Xuân”, một trong những loại trà nổi tiếng nhất, xuất hiện từ thời Tống. Ngang hàng với Ngọc Dịch Trường Xuân còn có : Long Đoàn Trà, Long Phụng Trà, Thạch Nhũ Trà, Bạch Nhũ Trà, Vạn Xuân Ngân Diệp..

Trung Hoa là quê hương của trà.

Thuật trồng trà, chế biến trà, uống trà đều bắt nguồn từ Trung Hoa. Trong thư tịch và truyền thuyết cổ, có nhiều nơi nhắc đến trà. Thuần Nông Thuật Kinh viết: “Uống trà lâu khiến người khỏe, trí tuệ minh mẫn”. Còn Hoa Đà, danh y thời Đông Hán viết trong thực luận: “Trà đắng uống lâu càng thấy sáng suốt!”

Thời Viễn Cổ, các cụ thường coi trà như một thứ dược liệu, gọi là Đồ. Họ hái lá non của những cây trà hoang dại nấu lên, chẳng sao tẩm, chế biến gì cả, nên nước trà có vị đắng chát như thuốc, bèn gọi là “Khố Đồ”

Thời Tần Hán thì khá hơn, lá chè tươi hái về được chế biến thành trà bánh, khi uống bóp vụn bỏ vào bình, chế nước sôi, rồi thêm các gia vị như hành, gừng, quất. Đến tận thời Minh, người ta mới tìm ra cách sao chè xanh, giữ được màu sắc, hương vị của trà nguyên chất, không cần bỏ hành, gừng, quất vào nữa!

Do vậy, bình trà của Nhương Thư tuy mang cái tên đời Tống mà hương vị lại thuần khiết và ngon ngọt hơn nhiều!

Cũng như hầu hết các nhà sư, Nhương Thư cũng nghiện trà! Trà là thứ thức uống gắn liền với lịch sử Phật giáo Trung Hoa! Trà chống buồn ngủ khi Thiền định, giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn, sáng suốt hơn.

Các chùa chiền đua nhau trồng trà, thúc đẩy sự phát triển của việc uống trà, có thời người ta còn nói rằng: Trà Phật là một (Trà Phật nhất vị)

Nhương Thư vừa thưởng thức trà ngon, vừa suy nghĩ về cuộc chém gϊếŧ ở chân núi Vương Ốc. Vì sao, lúc ở Điền gia trang, chàng có thể bình thản trước những lời khiêu chiến của bọn môn khách, mà sau này lại nổi lôi đình trước Cưu bang?

Chàng mường tượng rằng việc này có liên quan đến một kỷ niệm mơ hồ thời thơ ấu. Ngày ấy, cha chàng, Trần Tử Chính, trên đường đưa đứa con trai năm tuổi về quê nội, đã bị một toán người bịt mặt vây đánh. Ông đã đưa Nhương Thư thoát đi, rồi chết trong một cánh rừng vắng, gần Nam Dương, vì những vết thương quá nặng, bỏ chàng bơ vơ ở chốn cách nhà ngàn dặm.

Phải chăng, chính vì thế mà chàng đã phát điên lên khi bị bọn Cưu bang vây đánh?

Nhương Thư thở dài, tự nhủ sẽ luôn miệng niệm Phật khi rơi vào hoàn cảnh tương tự! Chàng hơi yên tâm, lắng nghe câu chuyện của hào khách. Thì ra họ đang trên đường đến Lã gia trang ở phía Tây nam thành An Dương, cách chừng sáu bảy dặm!

Lã gia trang chính là nhà của cố Minh chủ võ lâm Lã Xuân Tốn, người đã bị Tứ Phạn Thiên cung gϊếŧ hồi mười bốn năm trước. Hiện nay, bào đệ của Xuân Tốn là Lã Tập Hiền, năm mươi mốt tuổi, dường như đã luyện thành thần công tuyệt thế, nên quyết định đổi tên Lã gia trang thành Chính Khí trang. Ông ta hiệu triệu võ lâm để tiêu diệt tất cả những thế lực tàn ác mang lại thanh bình cho Trung Nguyên.

Hùng tâm vạn trượng kia đã được các phái Bạch đạo, cùng hiệp khác bốn phương, nhiệt liệt hoan nghênh, đến tham dự lễ khai đàn rất đông!

Tuy nhiên, sự tái xuất của Tứ Phạn Thiên cung ở Điền gia trang, đất Tế Nam, đã khiến tình hình đổi khác. Chính Khí trang sẽ phải đương đầu ngay với cường địch đáng sợ kia, trước vì việc công, sau vì thù riêng. Mọi người còn đồn đãi rằng không chừng Tứ Phạn Thiên cung sẽ chẳng để yên cho Lã Tập Hiền múa may trong ngày lễ khai trương.

Nhương Thư vô cùng mừng rỡ vì đây là cơ hội để chàng gặp gỡ nhiều người, hỏi thăm kẻ thù. Dù biết hành động của mình chỉ như “mò kim đáy biển” song chàng chẳng còn cách nào khác cả!

Chàng chỉ tận lực cho tròn đạo hiếu chứ không hy vọng tìm ra Trác Thiên Lộc trong lãnh thổ mênh mông và đông đến gần bảy trăm ức người.

Trung Hoa là nước có ngành thống kê nhân khẩu, ruộng đất tốt nhất thế giới, hoàn bị từ thời nhà Chu và được thực hiện liên tục trong mấy ngàn năm. Tài liệu để lại vô cùng phong phú, giúp hậu thế nắm được tình hình dân số từng thời kỳ. Ví dụ cuộc điều tra vào năn đầu Vịnh Lạc, đời nhà Minh, cho biết rằng thuở ấy nước Trung Hoa có độ hơn sáu mươi sáu triệu người! Nhưng hơn hai trăm sau, đến đầu triều nhà Thanh tổng nhân khẩu chỉ còn một nửa (ba chục triệu).

Vậy Nhương Thư sẽ làm cách nào để tìm cho ra họ Trác, khi chàng chỉ còn sống được vài năm nữa thôi?

Thù của mẹ đã thế, thù gϊếŧ cha còn khó báo hơn, vì chàng không hề biết bọn người bịt mặt năm xưa là ai cả.

Đôi lúc, Nhương Thư lâm vào tâm trạng tuyệt vọng trước hai mối thâm thù không có lối thoát này. Có lẽ đấy cũng là một trong những lý do của những cuộc chém gϊếŧ điên cuồng!

Thường dân đã sớm rời Duyệt Tân lâu để lo sinh kế, song khách giang hồ lại đông thêm, khiến khung cảnh càng náo nhiệt Nhương Thư muốn đi theo họ đến Chính Khí trang nên nán lại. Chẳng thể ngồi uống trà mãi, chàng đành gọi thêm món vịt quay để nhâm nhi với bình rượu đã mang ra từ lúc đầu!

Hai người khách mới lên khiến Nhương Thư giật mình kinh ngạc, họ chính là Hổ Hồng Nhan Điền Ngọc Trâm và Thiết Kình Ngư Tào Ưng.

Ngọc Trâm đứng yên ở đầu cầu thang, quan sát khắp lượt tửu khách như muốn tìm ai đó. Còn Tào Ưng xăm xăm bước đến bàn trống gần Nhương Thư để xí chỗ.

Gã quay lại cằn nhằn Ngọc Trâm :

- Đại tiểu thư cứ ngồi cái đã! Nếu Tần công tử không ở đây tức là đã về Ngũ Đài sơn, lo gì không tìm được?

Thêm Bình Luận