“Phụng thiên thừa vận. Hoàng Đế chiếu viết:
Từ xưa đến nay, thần dân mắc thói mê tín, dễ dàng trở thành nạn nhân của lũ đạo sĩ, sư tăng, pháp sư giả danh. Để ngăn chặn tình trạng tiền mất tật mang, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trẫm hạ lệnh nghiêm cấm nghề trừ tà làm phép, đạo sĩ muốn hành đạo có thể rời Cao Triều, đi nơi khác làm ăn. Tuyệt đối không được làm chui, lén lút hành nghề.
Nhằm an ủi tâm linh thần dân, trẫm sẽ ban ấn ột số đền chùa, ban giấy thông hành ột số pháp sư cao tăng có uy tín. Thần dân hướng thiện, xin bùa hay tụng niệm có thể tìm đến. Ngoài ra, những trường hợp khác đều là vi phạm Quốc pháp. Tùy theo mức độ mà bị xử phạt, nhẹ nhất là đánh năm mươi hèo, nặng nhất là tù chung thân. Tuyệt đối không khoan hồng.
Khâm thử!”
Lưu công công đọc xong thánh chỉ, cảm thấy chuyện này hình như hoàng thượng đã nghiêm trọng hóa vấn đề. Thần tử bên dưới ai nấy nhìn nhau, hoang mang có, khó hiểu có, đồng tình có… tóm lại là ai dám phản đối?
Hòa Nghi Cảnh híp mắt nhìn thật nguy hiểm, hắn chờ xem có ai cả gan đứng ra chấp vấn. Chuyện này lẽ ra nên làm từ lâu, sau vụ việc Liễu Giản, hắn cảm thấy mình phải gắt gao bảo vệ Thanh nhi. Đạo hạnh của nàng không cao, chỉ cần người có mắt đều nhìn ra. Hoàng cung rộng lớn như thế, ai biết được mấy ả tần phi gà mái ngoài kia có lấy danh ma quỷ mà rước thêm tên đạo sĩ nào đó vào. Những người hắn phong ấn và giấy thông hành đều là quen biết, họ sẽ không tùy tiện nhập cung mà chưa có sự cho phép. Cứ như vậy, sẽ không lo bại lộ, không lo kẻ thù, không lo nàng bị thương…
Hạ triều, Hòa Nghi Cảnh không đi thư phòng mà đến Tâm Sương cung ngay. Dạo gần đây vị Qúy cơ kia không chỉ độc sủng mà thánh sủng còn cao ngất, các phi tần khác không nói gì nhưng ai chả ghen l*иg lộn? Ngày xưa khi chưa có Tú cơ, hậu cung cũng đông vui lắm. Thái hậu nương nương là người thích trò chuyện, thích cái đẹp, thích thưởng thức tài nghệ. Có lẽ nàng ta khiếm khuyết ở tài sắc nên mới hy vọng nhìn thấy chúng trên người các cô gái trẻ. Khánh quan mà nói Thái hậu hiền từ, đối nhân xử thế không tệ, chỉ có nhược điểm cả tin, hay bị ảnh hưởng, hay bị lợi dụng, đầu óc không thông minh sắc sảo. Cứ ba năm một lần, Thái hậu tổ chức tuyển tú. Oanh yến nhét vào bên cạnh bệ hạ ngài đều không từ chối nhưng cũng chẳng coi trọng. Hoàng đế còn trẻ nhưng sống rất tiết chế, sáng cứ giờ Dần lên triều, tối từ giờ Hợi đi ngủ, hàng ngày lẩn quẩn ở Thái Kiến điện, hết đọc tấu chương tới làm thơ, vẽ tranh tự mua vui… Lưu công công theo dặn dò của thái hậu sắp xếp “lịch ngủ” cho bệ hạ.
Công việc này không hề đơn giản đâu nhé! Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự ra đời của các hoàng tử công chúa sau này, không làm đúng thì hỏng việc. Trong cung có ba đại Mama chuyên về nữ y, ghi chép và giám sát kinh nguyệt của các phi tần. Lưu công công dựa vào đó mà linh động sắp xếp…
Mùng một Hoàng quý phi không tiện, Lam phi ở thời kì an toàn… vậy chọn Dung chiêu nghi.
Mùng hai thì Khang tần rất phù hợp…
Mùng ba…
Lưu công công đang tính toán ghi chép thì bệ hạ đi ngang, giật lấy sổ của lão Lưu, trợn mắt nhìn một lượt.
-Cái quái gì đây???
-Bẩm… là thời khóa biểu của hậu cung ạ!
-Thời khóa biểu?
-Vâng, hoàng thượng xem, nô tài rất thông minh nhé, đều chọn lựa những vị xinh đẹp xuất thân tốt. Những ngày này đều là thời kì nữ nhân dễ mang thai, chỉ cần….
Lão Lưu chưa nói xong thì Hòa Nghi Cảnh đã chỉ vào từng cái tên bắt đầu bôi bác:
-Xinh đẹp chỗ nào? Cái Dung chiêu viện này mắt một mí, toàn tô vẽ y như con gấu trúc. Khang tần thì bàn tay quá béo, y như tay gấu. Diệp dung hoa này hễ thấy trẫm là mặt đỏ như con gà đá. Còn Hoa phi thì ồn ào như vịt, cứ quác quác làm trẫm đau đầu… Dương mỹ nhân này không có gì để chê nhưng nàng ta quá dốt, một chữ cắn đôi cũng chả biết… không hiểu Thái hậu làm sao lại chọn nàng? Con gái Tả tướng thì quá giống cha, trẫm ghét nhất lão tướng này, nhìn vào mặt nàng là hết muốn ăn cơm!
Lưu Đại Vệ tiu nghỉu tại chỗ, bệ hạ à, ngài nói có phóng đại quá không? Người đẹp như hoa sao vào miệng ngài lại kinh dị thế này, toàn là động vật… Hòa Nghi Cảnh lật lật thêm mấy trang, chê lên chê xuống, cuối cùng ném sổ xuống đất.
-Hậu cung cũng không phải chuồng heo, ngày nào cũng thị tẩm khác gì gây giống? Tiền trong quốc khố còn phải tu sửa đê Hà Hồng, có đâu đi nuôi cơm miễn phí ấy người này. Từ ngũ phẩm trở xuống cắt giảm đi, để trẫm tặng hiền tài hoặc đi ngoại giao. Người ta nuôi heo còn có ngày gϊếŧ thịt, trẫm nuôi đám đàn bà này có ăn được miếng nào đâu?
- Nhưng… nhưng bệ hạ…
-Cuối tháng tấu chương các nơi chuyển về, từ ngày mười lăm không được tuyên các nàng. Đầu tháng vừa duyệt xong tấu chương, cần phải nghỉ ngơi nên cũng không tuyên. Trẫm kị số lẻ nên ngày lẻ không tuyên. Còn ngày chẵn có thể nhưng nếu tâm trạng không tốt thì miễn bàn!
Lưu Đại Vệ khóc không ra nước mắt. Nói như kiểu bệ hạ thì có còn ngày nào nữa đâu? Ban đầu thì có năm sáu người may mắn được lên giường vua, về sau giảm còn ba bốn người, từ từ chỉ còn một hai người… Thái hậu tháng nào cũng bảo ngự y sắc thuốc, phi tần uống thuốc thay cơm, bệ hạ thì ăn cơm đổ thuốc. Lão Lưu cảm thấy người rất hiu quạnh, nam nhân không phải lấy sắc đẹp làm vui sao? Ở ngôi cao, người muốn gì chả được, cho dù làm hôn quân cũng không ai dám nói. Rồi hoàng thượng cũng bước qua tuổi ba mươi, thái tử trở thành vấn đề cấp bách, giống như lửa cháy sém lông mày. Thái hậu gấp, triều thần gấp, ngự y vô cùng gấp, Lưu công công càng gấp. Ngoài kinh thành đã đồn ầm lên rằng hoàng đế Cao Triều “không được”. Mười năm nay chẳng có một mụm con. Lão Lưu thì biết rõ bệ hạ “được”, chỉ là ngài lười quá, chê mệt không chịu làm. Lão Lưu góp ý thái hậu, tuyển tú năm nay sẽ chọn con nhà võ, sức lực gϊếŧ mười con trâu. Như vậy để mấy nữ tướng quân lâm trận, bệ hạ ngồi hưởng là được!
Cơ mà kế hoạch chưa kịp tiến hành thì một vị Tú cơ đã giáng thế. Nàng là vũ nữ trong số ba mươi người Bình Ngô tiến cống. Một khúc múa lụa, một ly rượu ngọt, rồi cứ vậy rơi thẳng xuống trái tim hoàng đế. Lão Lưu là người chứng kiến cái thời khắc nhân gian gọi là “tiếng sét ái tình”. Hoàng thượng ngồi trên ngai vàng, tay cứng đờ giữ cốc rượu bên môi. Tú cơ nâng khay cúi đầu, vì chờ quá lâu mà lo lắng nhìn lên. Hai mắt thấy nhau… tình này đã định!