Chương 32: C32: 32. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (4)

CHƯƠNG 4: BÀI TẬP TRÍ TUỆ

Năm 1924, Nathan Leopold và Richard Loeb nảy ra một ý tưởng, chúng muốn thực hiện "vụ gϊếŧ người hoàn hảo". Chúng trở nên nổi tiếng không chỉ vì tội ác mà còn vì lý do gϊếŧ người của chúng. Leopold là một độc giả của nhà triết học người Đức thế kỷ 19, Friedrich Nietzsche, và đặc biệt say mê với bài miêu tả của Nietzsche về người đàn ông tài giỏi hơn người, tự do không bị ràng buộc bởi các quy tắc đạo đức của bất kì ai. Leopold xem bản thân y là cao hơn người và y tìm ra một lí do cho sự ngạo mạn của y trong bài thảo luận về người đàn ông siêu nhân của Nietzsche (ubermensch). Y thuyết phục đồng phạm của y Loeb (cũng ngạo mạn và thông minh) rằng họ có thể chứng minh phẩm chất đặc biệt của họ bằng cách thực hiện tội ác hoàn hảo.

Chúng bắt đầu với việc đốt phá và ăn trộm. Khi sự phấn khích mất đi, chúng lên kế hoạch cho một tội ác ngoạn mục hơn: chúng sẽ bắt cóc và sát hại một bé trai, và chúng chọn Bobby Franks. Gϊếŧ bé xong, chúng dùng acid để che giấu những đặc điểm của bé trước khi vứt xác và viết một tờ giấy đòi tiền chuộc. Nhưng chúng bị tóm...

Năm 1948, Alfred Hitchcock được truyền cảm hứng bởi tội ác của chúng để sản xuất bộ phim Rope về hai người đàn ông trẻ tin rằng họ chứng minh được sự phi thường của họ bằng cách gϊếŧ một ai đó, và nhiều tên sát nhân hàng loạt trong những "thập kỷ hiện sinh" lựa chọn những khía cạnh của quan điểm của Nietzsche có vẻ ủng hộ sự ngạo mạn bằng cách tiêu diệt cuộc sống của những người khác. Điều quan trọng là nhận thấy khía cạnh của triết lý của Nietzsche có thể ủng hộ cho những hành động chống phá xã hội một cách cực đoan.

Đến giữa thế kỷ 19, khi Nietzsche ra đời, nhiều triết lý cấp tiến mới như chủ nghĩa nhân văn và học thuyết tiến hoá của Darwin có một ảnh hưởng lên những quan điểm về kinh nghiệm con người. Đến cuối thế kỷ, Nietzsche cho rằng con người nên học cách chân thực để sống cuộc sống từ sự cởi mở của người Hi Lạp, trước khoa học hoặc đạo cơ đốc đã làm đần độn những bản năng tự nhiên của con người. Nietzsche đã đọc về Dionysus nửa người nửa thần và bị ấn tượng bởi những nghi lễ tôn thờ điên cuồng Dionysus. Dionysus là thần nho, nên những người tìm kiếm một sự hợp nhất thần bí với thần nho đã làm việc này thông qua những cuộc chè chén hoan lạc. Do đó Nietzsche xem Dionysus như một liên minh tối cao của những sức mạnh văn hoá và bản năng, cho thấy làm thế nào con người có thể vừa trở nên nguyên thuỷ thô sơ và tinh tế tao nhã. Theo thần thoại, Dionysus đã hy sinh thân mình vì lạc thú của loài người và bị xé thành nhiều mảnh, nhưng hành động của người đã làm cho việc hồi phục từ cuộc suy tàn tâm linh diễn ra rõ ràng trong nền văn hoá cuối thế kỷ 19 trở nên khả dĩ"

Nietzsche cũng tuyên bố về cái chết của Chúa, kêu gọi mọi người tự nghĩ ra ý nghĩa cuộc sống cho bản thân họ. Tuy nhiên, theo ông thì dường như phần lớn mọi người không dũng cảm hoặc thông minh hơn con cừu, chỉ có thiểu số xuất sắc mới có thể phát minh ra bộ quy tắc đạo đức chân thật. Nietzsche tuyên bố rằng, một bậc kì tài đạo đức sẽ lật đổ những giá trị hiện đại tôn thờ đạo cơ đốc và tâm lý "bầy đàn" để mở đường cho việc tạo ra những giá trị mới dựa trên sự thống trị và sự phi thường.

Năm 1886, ông xuất bản cuốn Beyond good and evil, trong đó ông nói rằng quan điểm về một đạo đức tuyệt đối dựa vào tôn giáo là sự ảo tưởng. Ông cho rằng tội ác có thể được xem như một điều kiện tiếp thêm sinh lực, làm loài người mạnh mẽ hơn. Sự bóc lột xã hội là bình thường. Vì cuộc sống là dựa vào sự chế ngự kẻ yếu. Nói cách khác, cuộc sống là một Ý muốn Quyền lực (will to power), tựa đề của ông cho một cuốn sách đầy sức thuyết phục hơn mà trong đó ông mô tả hình mẫu con người lý tưởng như một sự khẳng định bản chất Dionysian mạnh mẽ của sự tồn tại của loài người như nó thực sự là, bao gồm cả bạo lực và sự phô diễn sức mạnh. Ông viết, có tồn tại một đạo đức của người chủ và một đạo đức nô ɭệ, và những người có thể đồng hoá với Ý muốn quyền lực sẽ tồn tại, sống trung thực với bản năng xung hấn, trở thành nhà lãnh đạo và quyết định điều gì là tốt và điều gì xấu cho toàn xã hội. Nietzsche nói, niềm vui lớn nhất là "sống nguy hiểm", tức là sống theo những quy tắc của riêng người đó.

Không ngạc nhiên khi quan điểm của Nietzsche về những phần thưởng của sự thống trị có thể truyền cảm hứng cho một số tên tội phạm thông minh, đặc biệt khi ông nhấn mạnh trí tuệ hơn người và tính cách của những cá nhân đủ khả năng đương đầu với thách thức, và họ nhìn chung ủng hộ tác phẩm của ông như một phần của sự giáo dục của họ. Những cuốn sách của Nietzsche trở thành một phần của chương trình học đại học, được xếp trong nhóm các nhà triết học hiện sinh. Trong những năm 1950, triết học hiện sinh trở thành một phương tiện để cho những người sống ở châu Âu và Mĩ làm bản thân họ tách biệt khỏi những người khác. Các nhạc sỹ, hoạ sỹ, nhà thơ và các fan hâm mộ của họ đã học thứ ngôn ngữ phức tạp của ngôi trường triết học này. Dù những quan điểm hiện sinh được bắt nguồn bởi nhà tư tưởng Đan Mạch Soren Kierkegaard...và những người quan tâm nhiều nhất đến tình trạng của linh hồn, nhiều nhà triết học châu Âu then chốt áp dụng chúng vào những nỗi lo lắng hậu chiến tranh đối với khả năng hạt nhân của một số quốc gia trong việc kết thúc sự tồn tại của loài người. Đối với họ, dường như khó khăn để quan tâm về ý nghĩa khi đối mặt với sự huỷ diệt, nhưng các nhà triết học Pháp đã nỗ lực để làm điều đó. Nhà triết học đáng chú ý nhất là Jean-Paul Sartre và Albert Camus, thường xuyên thảo luận về các quan điểm hiện sinh trong các quán cafe ở khu phố Latin ở Paris, tạo nên hình ảnh của những nghệ sỹ uống cafe, hút thuốc, có học thức. Các nhà tư tưởng hiện sinh thời đó khá quyến rũ đối với những người mong ước chống lại những chuẩn tắc và tạo ra một bản sắc tâm lý cho bản thân họ là người phi thường.

Sartre đặc biệt cấp tiến; ông cho rằng con người hoàn toàn tự do để lựa chọn việc họ sống như thế nào và những lựa chọn của họ định nghĩa về họ: Bạn là những gì bạn làm. Sự tự do nào cũng có những cái giá của nó, ông nói, và mỗi cá nhân về cơ bản chịu trách nhiệm về chính bản thân họ. Mọi người chỉ lợi dụng người khác như một thứ không thể hiểu thấu được và Sartree viết rằng mối gắn bó đích thực trong thực tế là bất khả thi.

Không bi quan nhưng lại lạnh lùng, Camus xuất bản cuốn The stranger và The Myth of sisyphus năm 1942. The stranger mô tả một nhân vật nam phản diện, Meursault vô cảm với mọi thứ, kể cả cái chết của mẹ anh, một vụ gϊếŧ người bừa bãi do anh làm và ngày tử hình đang gần kề. Cuốn sách thật đau buồn nhưng nó bộc lộ thái độ bị huỷ hoại bởi chiến tranh của một thế hệ người cảm thấy mất mát và lạc lõng.

Cả 4 triết gia trên có một ảnh hưởng quan trọng lên các tiểu văn hoá trí tuệ của những năm 1950 và 1960, và trong số chúng, những tên sát nhân có học tìm thấy nguồn cảm hứng kinh khủng.

Nhạc Jazz, tìиɧ ɖu͙© và cái chết

Ngày 11 tháng 1 năm 1959, Carroll và Mildred Jackson cũng với hai con gái của họ có một cuộc đi chơi ngày chủ nhật, và họ bị bắt cóc trong chiếc xe hơi của họ gần Apple Grove, Virginia. Người ta phát hiện chiếc xe hơi bị bỏ lại nhưng gia đình Jackson đã biến mất. Cảnh sát lùng sục trong khu vực nhưng không tìm thấy manh mối để điều tra thêm. Sau nhiều tuần, họ không tìm được gì cả. Gia đình Jackson là những người tử tế không có kẻ thù, vì vậy sự mất tích của họ là một bí ẩn gây lo lắng.

Sau đó một cặp vợ chồng tìm đến cảnh sát nói về một việc tình cờ xảy ra với họ rất khả nghi vào ngày đó. Suốt buổi chiều một chiếc xe Chevrolet kiểu cũ màu xanh bật đèn buộc họ phải tạt vào lề đường. Sau khi họ lái xe về phía bờ đường, người lái xe bước ra và tiến lại gần họ, nhưng vì cách cư xử của anh ta nên họ đã nhanh chóng lùi xe lại và chạy thoát. Họ mô tả rằng người đàn ông đó cao, gây đe doạ với một khuôn mặt mỏng, lông mày rậm, tóc đen, dáng đi kỳ cục và cánh tay dài khác thường.

2 tháng sau vụ bắt cóc, vào ngày 4 tháng 3, thi hài của Carroll Jackson được phát hiện trong một cái mương dưới bụi rậm. Anh bị bắn sau đầu. Khi cảnh sát di dời thi thể anh, họ phát hiện thi thể của con gái anh ở dưới anh. Một thám tử tiết lộ rằng cô bé đã bị bóp cổ tới chết. Các nhà điều tra phỏng đoán rằng kẻ bắt cóc gia đình Jackson buộc họ lái xe vào lề đường theo cách mà đôi vợ chồng đó đã mô tả, và sau đó buộc họ vào xe của y.

Hơn 2 tuần sau, thi thể của Mildred và bé Susan 5 tuổi được tìm thấy trong rừng sâu, được chôn trong một cái mồ nông, bé Susan nằm ở trên. Bọn họ đều bị cưỡиɠ ɧϊếp và Mildred đã bị tra tấn trước khi cô bị đánh bằng dùi cui tới chết. Một chiếc bít tất được cột lỏng quanh cổ của cô, như thể y buộc cô thực hiện những hành động tìиɧ ɖu͙© khác. Susan thì bị đánh tới chết với một dụng cụ cùn, có thể là một báng súng. Trong vài trăm thước Anh, cảnh sát vào một toà nhà khối than và phát hiện thấy một chiếc cúc áo màu đỏ bên trong giống với những chiếc cúc áo trên váy của Mildred bị thiếu mất một chiếc. Điều đó đem đến cho họ một số manh mối về nơi kẻ sát nhân gϊếŧ hai nữ nạn nhân. Có thể y đã bắt cóc gia đình Jackson chỉ để sở hữu người phụ nữ và bé gái vì lạc thú của y. Người cha và em bé sơ sinh thì bị gϊếŧ và vứt xác một cách nhanh chóng.

Cảnh sát sớm nhận được một lá thư vô danh từ một người đàn ông với những nghi ngờ về người quen của anh, Melvin David Rees, 26 tuổi, nhà triết học hiện sinh tự phong và nhạc sỹ nhạc jazz. Anh ta đã đi đến vùng đó rất nhiều để chơi saxophone hoặc piano ở nhiều câu lạc bộ. Những cuộc trò chuyện của họ đầy những bình luận về sự sống, cái chết và ý nghĩa sống, và vào một buổi tối, chủ đề nói chuyện chuyển sang việc gϊếŧ người. Rees khăng khăng cho rằng việc gϊếŧ người không hẳn là sai trái; chỉ có những chuẩn mực xã hội mới cho rằng gϊếŧ người là sai. Bị ảnh hưởng bởi Benzedrine, Rees tâm sự rằng anh ta khao khát có được những trải nghiệm mãnh liệt nhất có thể, từ tình yêu cho đến bạo lực rồi cái chết. Vào cái ngày sau buổi nói chuyện đó, gia đình Jackson bị bắt cóc.

Người viết thư vô danh nói rằng Rees từng bị bắt vào năm 1955 vì tấn công một phụ nữ 36 tuổi và y cũng đã cố buộc cô vào xe hơi của y. Tuy nhiên nạn nhân không buộc tội y nên vụ việc bị bỏ qua. Người viết thư nghi ngờ y có dính líu đến một vụ gϊếŧ một phụ nữ vào năm 1957, cho biết anh ấy từng đối chất với Rees sau khi hay tin gia đình Jackson bị gϊếŧ, và Rees có vẻ lảng tránh.

Được truyền cảm hứng bởi lá thư này, cảnh sát mở cuộc điều tra, biết được Rees từng hẹn hò với một nữ sinh trường đại học Maryland người từng bị nghi ngờ trong cuộc điều tra năm 1957, vì vậy họ kiểm tra lại vụ việc. Vào ngày 26 tháng 6 năm 1957, Margaret Harold đang ở trong xe hơi với bạn trai cô, một trung sỹ quân đội. Một người đàn ông bước ra từ một chiếc Chrysler màu xanh, và ra hiệu cho bọn họ hạ cửa kính xe hơi xuống. Trước sự ngạc nhiên của họ, y rút ra một khẩu súng và đòi tiền. Họ từ chối, do đó y bắn vào mặt Margaret. Người lính chạy đến giúp, và khi anh đến nơi thì Margaret đã bị tấn công về tìиɧ ɖu͙©. Mô tả của người trung sỹ về người đàn ông này giống với đôi vợ chồng đã gặp một người lái xe hơi vào ngày Chủ nhật mà gia đình Jackson bị bắt cóc: cao, tóc đen, cạo râu nhẵn nhụi, và khuôn mặt mỏng. Những điểm tương đồng ở các vụ việc đó dường như không chỉ là sự trùng hợp. Và còn nhiều hơn thế.

Để tìm kiếm bằng chứng trong vụ Harold, các nhà điều tra đã phát hiện một toà nhà khối than với một cửa sổ bị vỡ. Bên trong, taped to the walls là một bộ sưu tập hình khiêu da^ʍ bạo lực cùng với các bức ảnh tư liệu của những phụ nữ từng bị gϊếŧ. Cùng với nó là một bức ảnh kỷ yếu của đại học Maryland của Wanda Tipton. Nhưng khi được hỏi, Tipton khẳng định là không quen biết bất kì ai giống như bản mô tả mà cảnh sát đưa cho cô. Rõ ràng là cô biết Rees vì y từng hẹn hò với cô, nhưng cô không muốn thú nhận điều đó vào lúc đó. ...

Nhưng 1 năm sau, "bạn" người viết thư, là Glenn L. Moser ở Norfolk, Virginia, đến gặp cảnh sát. Anh nghe được tin tức từ Rees, y hiện đang sống ở Hyattsville, Arkansas và đang hành nghề bán đàn piano ở một cửa hàng âm nhạc ở West Memphis, Moser cung cấp một địa chỉ. ...FBI rất cảnh giác và nhiều nhân viên tham gia vào vụ án. Họ đến Arkansas, bắt Rees ở cửa hàng và dẫn theo người trung sỹ quân đội từ Annapolis ...Anh xác nhận Rees là người đàn ông đã tiếp cận họ vào cái đêm định mệnh năm 1957 và đã gϊếŧ Margaret Harold.

Các nhân viên điều tra sau đó lục soát nhà của Rees và họ nhanh chóng tìm thấy thứ họ đang muốn tìm: những bằng chứng liên quan đến những vụ gϊếŧ người. Bên trong một chiếc saxophone là một khẩu súng cầm tay a.38 – ở cả hai trường hợp hung thủ đã bắn các nạn nhân bằng một khẩu a.38 – cùng với những bài ghi chép mô tả một số hành động ác da^ʍ. Một bản ghi chép được đính kèm với một bài báo đăng một tấm ảnh của Mildred Jackson. Nó mô tả việc gϊếŧ một người đàn ông và một em bé trên một con đường vắng, và có một câu làm người đọc ớn lạnh: "bây giờ người mẹ và đứa con gái là của tôi." Y cho biết y đã tra tấn người phụ nữ, gây ra cái chết của cô. Y đã "trói và bịt miệng cô, kéo cô ta đến nơi xử quyết và treo cổ cô ấy."

Báo chí nhanh chóng gọi y là "ác thú tìиɧ ɖu͙©". Y đã từng thử làm việc đó ở Virginia và Maryland: Mary Shomette, 16, Ann Ryan, 14, Mary Fellers, 18, và Shelby Venable, 16. Vào tháng 2 năm 1961, ở Maryland, Rees bị kết tội gϊếŧ Margaret Harold và nhận án chung thân. Sau đó ở Virginia vào tháng 9, y gϊếŧ bốn người trong gia đình Jackson và bị kết án tử hình. Điều đó có thể đem lại cho y lý do để xem xét những suy nghĩ của nhân vật Meursault của Camus, khi anh ta suy nghĩ về bản án tử hình của anh sau khi phạm tội gϊếŧ người.

Nhưng khi toà án tối cao Mĩ hoãn việc thực hiện tất cả những án tử hình vào năm 1972 để đánh giá hiến pháp của hình phạt tử hình thì trường hợp của Rees nằm trong số chúng. Y sống thêm 2 thập kỷ nữa trước khi chết trong tù vì những nguyên nhân tự nhiên. Y đã thú nhận thêm nhiều vụ gϊếŧ người nữa, và chúng ta chỉ có thể tự hỏi sự ngạo mạn/sự giả vờ hiện có của hắn có thể kéo dài bao lâu khi hắn bị tống giam

Sự thèm khát

Rees muốn gϊếŧ người chỉ đơn thuần vì niềm vui sưu tập các trải nghiệm...Nhà phân tâm học Carl Goldberg, tác giả cuốn sách Speaking with the devil nói về những hành động tội ác vô nghĩa, chỉ ra sự phát triển của kiểu xung hấn này ban đầu được truyền cảm hứng bởi sự xấu hổ. Khi nó xây dựng, nó đi qua 6 giai đoạn mà ở đó một người cảm thấy khinh thường những người khác (như Rees đã làm), hợp lý hoá và biện minh cho những hành động của y (Rees sử dụng triết học hiện sinh để thực hiện việc này), không nghĩ đến những hậu quả hoặc những hành động của y (hoặc không quan tâm đủ để làm vậy), và phát triển một kiểu suy nghĩ mà y tự thuyết phục bản thân rằng y là hoàn hảo. Do đó y đã phát triển cái mà Goldberg gọi là "suy nghĩ mầu nhiệm độc ác" bao gồm quyền lực có được đối với nguồn sống bằng cách tạo ra "khoảng cách đạo đức và cảm xúc giữa thủ phạm và nạn nhân." Khoảng cách này là một hình thức của sự vĩ đại mà người đó tin rằng những người khác không nhận thấy những phẩm chất độc nhất vô nhị của y và do đó y buộc họ phải nhìn thấy. "Sự xem xét kỹ bản thân là bất khả thi", Goldberg nói, "vì nó được tin là không có lý do xác đáng".

Phân tích của ông chắc chắn phù hợp với những tên sát nhân xem chúng là cao hơn người khác và do đó có quyền gϊếŧ họ. Một quan điểm tương tự ủng hộ một loạt kẻ sát nhân tiếp theo, được thực hiện bởi một nhóm người đồng nhất với con người giỏi giang vượt trội về mặt đạo đức của Nietzsche.

Say mê

Ian Brady và Myra Hindley là những tên sát nhân nổi danh người Anh. Được gọi là "người đàn ông độc ác nhất còn sống", Brady viết một cuốn sách khi ở trong tù, The gates of Janus, cung cấp những hiểu biết của y về những tên sát nhân khác. Y diễn giải hành động gϊếŧ người như một sự thể hiện chủ nghĩa hư vô một cách sáng tạo, xem hành vi chống đối xã hội của y như một sự mở rộng của trí tuệ của y. Brady từng là một fan lâu dài của tác giả người Nga Fyodor Dostoevsky, người viết những tác phẩm như Crime and Punishment và The Possessed. Cả hai cuốn sách phác hoạ một nhân vật lên kế hoạch cho một vụ phạm tội ...Raskolnikov trong Crime and Punishment bị ám ảnh với việc chứng minh rằng anh ta nằm ngoài luật pháp xã hội vì anh ta "phi thường." Điều này với anh ta có nghĩa là anh ta có thể tuỳ hứng gϊếŧ một ai đó mà không chịu hậu quả. Anh ta chọn một phụ nữ có tuổi mà anh ta tin rằng không gây tổn thất cho xã hội và thực hiện kế hoạch của anh, và cũng sát hại một phụ nữ khác mà anh tình cờ gặp.

Trong khi Raskolnikov kết thúc bị...làm hao mòn sự ngạo mạn về trí tuệ của anh ta, thì Brady chấp nhận kế hoạch của Raskolnikov cùng với triết lý của nó như một điều khả thi đối với y. Y xác định rằng phạm tội là một phương pháp chấp nhận được để làm cuộc đời có ý nghĩa và y muốn trải nghiệm quyền lực đối với những người khác qua việc gϊếŧ người.

Lớn lên ở Glasgow, Scotland, Brady trở thành một kẻ cô đơn thích phạm những tội lặt vặt khiến y phải vào tù. Ở tuổi 17 y tiếp xúc với những tên tội phạm tàn nhẫn đã kí©h thí©ɧ trong y một cơn thịnh nộ đối với xã hội. Trong tù, y tưởng tượng việc tích luỹ được càng nhiều tiền càng nhanh càng tốt, và khi y ra tù, y tìm kiếm những cơ hội đó. Y cũng tiếp tục đọc và trở thành fan của Hitler và chủ nghĩa quốc xã. Sau đó y gặp kẻ đồng loã tương lai của y.

Myra Hindley lần đầu gặp Brady vào năm 1961 khi cô 18 tuổi. Họ làm cùng công ty ở Manchester, Anh và cô trở nên say mê y. Về sau Brady mô tả mối quan hệ của họ là gần như cảm từ xa. Y nhanh chóng thuyết phục cô đồng ý với những triết lý của y, bao gồm những quan điểm của Nietzsche rằng không có Chúa và đạo đức chỉ có tính tương đối. Brady cũng dạy cho Hindley về chủ nghĩa quốc xã và những triết lý chủ nghĩa khoái lạc bạo lực của Marquis de Sade. Cuối cùng y đã thay đổi cô từ một cô gái yêu thương trẻ em thành một phụ nữ trẻ hay hoài nghi, khinh bỉ con người nhiều như y. Y nói rằng họ sẽ làm bản thân có ý nghĩa bằng việc phạm tội, đến mức cô tán thành và giúp y cưỡиɠ ɧϊếp trẻ em và chôn chúng ở những cánh đồng hoang.

Nạn nhân đầu tiên của họ năm 1963 là một bé gáu 16 tuổi. Nạn nhân tiếp theo là một bé trai 12 tuổi. Brady hy vọng có được sự đồng loã từ anh rể của Mỷa, David Smith, nhưng khi y cố gắng làm cho Smith hỗ trợ y bí mật di chuyển một cái xác từ nhà của bà ngoại Myra thì Smith đã đi báo cảnh sát. Họ đã bắt hai kẻ gϊếŧ người và năm 1966, cả hai bị kết án tù chung thân. Brady đã giải tội cho Hindley nhưng ban bồi thẩm cho rằng họ chịu trách nhiệm ngang nhau. Họ tiếp tục viết thư cho nhau từ những xà lim riêng biệt, nhưng cuối cùng Hindley chuyển sang đạo Thiên chúa. Để chuộc lỗi, cô viết một tài liệu kể lại chi tiết Brady chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những vụ gϊếŧ người như thế nào. Khi nghe được điều này, Brady đã thay đổi câu chuyện của y, đưa cô vào mọi việc mà họ đã làm, nói rằng một số lần tra tấn là khởi xướng của cô.

Hindley nói rằng Brady được truyền cảm hứng để thực hiện vụ gϊếŧ người hoàn hảo, và dù cô thú nhận đã giúp y kiếm được nạn nhân thì cô phủ nhận việc có mặt tại nơi gây án. Tuy cô đã thú nhận tất cả, thì Brady mới là người tiết lộ những động cơ gϊếŧ người thật sự. Trong cuốn sách của y, y cho rằng phạm tội là một cuộc phiêu lưu thú vị cho các nhà thám hiểm đơn độc, thèm muốn một cách tự thức những trải nghiệm điều mà đa phần mọi người chưa từng làm hay không dám làm. Bản chất con người, hắn nói, khi không bị giới hạn theo quy ước xã hội, là có xu hướng nghiêng về phía "gian dối." Tuy nhiên, phạm tội không phải là cực điểm; trên thực tế, sự thiếu thoả mãn mà một người có được từ việc phạm tội có thể là một nỗi thất vọng thực sự. Tên tội phạm thường quá lo lắng về khả năng bị phát hiện nên không thể trải nghiệm được hết niềm vui của việc mà y làm.

Y nói, bản thân việc gϊếŧ người "được nhìn ở góc độ khoa học, thì cái chết của một con người không quan trọng hơn cái chết của bất kỳ con vật nào khác trên trái đất". Những kẻ gϊếŧ người hàng loạt là những người "không tránh khỏi việc gặp một thất bại trong nhiều bước đi bình thường của cuộc sống." Điều này sẽ miêu tả về bản thân y và Hindley. Y nói, một người như vậy là thiếu kiên nhẫn và tránh kiểu buồn chán mà đa số mọi người chấp nhận nó. "Kẻ gϊếŧ người hàng loạt thà sống một ngày như sư tử còn hơn sống hàng chục năm như một con cừu". Một khi anh ta phạm tội gϊếŧ người thì anh ta chấp nhận những hành động của anh như là bình thường, và phần còn lại của loài người bị xem là dưới bình thường, kém thông minh.

Myra Hindley từng nói rằng Brady sở hữu một sức quyến rũ nào đó làm cô tin vào bất kì điều gì và muốn làm bất kì việc gì cho y (một quan điểm mà chúng ta thường được nghe từ những người bạn đời của những kẻ thái nhân cách.

Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com